Bổ sung các khoản mục dòng chi kinh tế khi phân tích.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế tài chính dự án tại EVN (Trang 56 - 58)

I. HOÀN THIỆN CÔNG CỤ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ

2. Bổ sung các khoản mục dòng chi kinh tế khi phân tích.

Thứ nhất: Các thiệt hại của dự án đối với môi trường xung quanh như: ngập lụt nhà cửa và công trình xây dựng, ngập cây trồng và biến đổi khí hậu…

Hồ chứa nước của các nhà máy thủy điện sẽ làm ngập số lượng cây, cối, cỏ, thực vật, … rất nhiều. Số lượng thực vật này sau quá trình phân hủy sẽ tạo ra một lượng khí thải CO2, CH4, sự phân hủy này theo các chuyên gia của viện khoa học và kỹ thuật hạt nhân, kéo dài trong vòng 30 năm, tức gần sư suốt vòng đời của một dự án. Ngoài ra, trong quá trình vận hành, nước ngập ở hồ chứa cũng tạo ra khí CO2, CH4.

Như chúng ta biết khí CO2 và các khí nhà kính khác sẽ gây ra sư biến đổi khí hậu, tác động đến cây trồng, thực vật, mực nước biển và sinh thái. Theo nghiên cứu của tổ chức IPCC (intergovermental Panel on Climate Change), thiệt hại do khí CO2 gây ra có giá trị từ 1,1 USD/tấn – 27,1 USD/tấn, cũng theo IPPC, đối với các nhà máy thủy điện Việt Nam, giá trị thiệt hại do CO2 gây ra cho môi trường là 20 USD/tấn.

Lượng khí thải thoát ra từ các hồ chứa nước của nhà máy thủy điện tăng tỷ lệ với diện tích mặt hồ chứa. Theo tính toán Nhà máy Thủy điện Sơn La có diện tích mặt hồ chứa rộng nhất và lượng CO2 thoát ra hàng năm là 487.424 tấn/năm. Như vậy, chi phí thiệt hại của CO2 tương đương gây ra sự biến đổi khí hậu của Nhà máy Thủy điện Sơn La là 487.424 tấn/năm x 20 USD/tấn = 9.748.480 USD/năm tương đương 156 tỷ đồng/năm.

Mặt dầu, chúng ta thấy chi phí ảnh hưởng đến môi trường của các Nhà máy Thủy điện Sơn La nếu tính trên 1 kWh là không lớn, nếu so sánh với chi phí để sản xuất ra 1 kWh điện , nhưng tổng chi phí hàng năm là con số không nhỏ. Vì vậy, nó rất cần quan tâm đến chi phí thiệt hại trên khi phân tích hiệu quả kinh tế của dự án. Bên cạnh đó, khi dự án triển khai thì sẽ có hàng trăm ngôi làng bị phá hủy và bị ngập lụt, cây cối hoa màu của người dân bị tàn phá, các trang trại chăn nuôi bị phá bỏ, ước tính tổng giá trị thiệt hại hàng năm lên đến 1435 tỷ đồng.

Thứ hai: Thiệt hại do di dân, tái định cư cũng đưa vào dòng chi để phân tích.

Theo thống kê, Thủy điện Sơn La nằm trong tốp 10 dự án thủy điện có quy mô di dời dân lớn nhất thế giới. Để đảm bảo ổn định đời sống cho đồng bào thuộc diện phải di dời, Chính phủ đã tách việc di dân tái định cư thành một dự án riêng với

tổng kinh phí khoản 9.600 tỷ đồng. Toàn Tỉnh Sơn La có 12.479 hộ dân phải di dời đến các điểm tái định cư mới, trong đó có khoảng 50% số hộ gia đình di dời thuộc diện đặc biệt đói nghèo; 53% số hộ di dời sống ở các ngôi nhà tạm; 90% là đồng bào các dân tộc ít người (Thái, Dao, La Ho, Khơ Mú) trình độ dân trí rất thấp, đời sống khó khăn, chủ yếu bằng nông nghiệp tự cung, tự cấp. Các chi phí này bao gồm đền bù, giải phóng mặt bằng, bố trí vị trí đất, nhà ở mới, …

Ngoài ra, chi phí thiệt hại khác do di dân có thể là chi phí ổn định đời sống, ổn định sản xuất khu định cư mới, các chi phí chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo lại nghề do phải chuyển đổi nghề nghiệp vì di chuyển, … các khoản chi phí này có thể không nhìn thấy ngay, chủ đầu tư không phải chi trả, nhưng đó là chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi triển khai dự án, như thế thì cần phải đưa vào dòng chi phí kinh tế của dự án.

Theo tính toán, chi phí thiệt hại khác do di dân tính trên/hộ là khoản 6 triệu đồng/hộ/năm kéo dài trong 5 năm. Với 12.479 hộ phải di dân thì tổng thiệt hại hàng năm trong vòng 5 năm là khoản 75 tỷ đồng/năm (12.478 x 6 triệu).

Ngoài ra, để xây dựng Thủy điện Sơn La, chúng ta đã phải huy động lực lượng lao động gồm chuyên gia, kỹ sư và công nhân gần 14.000 người, họ phải ngày đêm miệt mài làm việc, chịu nắng mưa trong suốt 5 năm xây dựng, cuộc sống của họ sẽ thiếu thốn về vật chất lẫn tinh thần, các bệnh tật sẽ làm suy giảm sức khỏe người lao động, ước tính mỗi năm thiệt hại gần 300 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống công cụ phân tích hiệu quả kinh tế tài chính dự án tại EVN (Trang 56 - 58)