thành lập công ty tài chính trực thuộc
Như đã phân tích ở Chương II, việc điều hòa vốn của PETROSETCO do Phòng Tài chính Kế toán công ty thực hiện, tuy nhiên, do chưa có cơ chế rõ ràng trong việc điều hòa vốn nên việc điều hòa vốn vẫn mang tính chủ quan, chưa nêu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong việc điều hòa vốn nên chưa tạo ra động lực khuyến khích các công ty thành viên.
Để giải quyết tồn tại trên, tăng cường hiệu quả công tác điều hòa vốn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp, việc điều hòa vốn phải được cụ thể hóa trong cơ chế tài chính và cần xác định rõ: việc điều hòa vốn được thực hiện bằng phương thức nào, khi nào thì điều hòa vốn thông qua các trung gian tài chính, khi nào thì bằng hình thức khác. Điều hòa vốn phải dựa vào quan hệ vay trả trên cơ sở thỏa thuận, đảm bảo lợi ích cho cả công ty mẹ và các công ty con, thực hiện theo nguyên tắc hợp lý giữa lợi ích chung của tổ hợp với lợi ích riêng của mỗi đơn vị thành viên.
Hiện nay, PETROSETCO được phép sử dụng hạn mức thấu chi là 85.000 triệu đồng, hạn mức này được sử dụng chung cho công ty và các đơn vị thành viên, nhưng việc phân bổ nguồn vốn này chưa thực sự bình đẳng giữa các đơn vị và cũng chưa có cơ chế rõ ràng. Chuyển sang mô hình công ty mẹ – công ty con, cơ chế tài chính cần xác định rõ hạn mức thấu chi mà các công ty con có thể được sử dụng, và phải quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các công ty con khi điều hòa vốn thông qua tài khoản thấu chi, nghĩa là đơn vị cho vay vốn phải có lợi tức qua việc cho vay và đơn vị đi vay phải có nghĩa vụ chi trả lợi tức vay vốn, và phải đảm bảo tính công bằng giữa các công ty con về hạn mức
thấu chi, lãi suất vay vốn nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả và an toàn nhất nguồn vốn vay ưu đãi này. Để các công ty con không sử dụng lãng phí nguồn vốn này, công ty mẹ có thể đưa ra mức lãi suất cao hơn lãi suất thấu chi hiện tại nhưng thấp hơn lãi suất trên thị trường.
Điều hoà vốn thông qua công ty tài chính: hiện nay việc điều hoà vốn vẫn do phòng tài chính kế toán thực hiện, tuy nhiên, về lâu dài khi công ty mở rộng quy hoạt động và quy mô về vốn tăng lên thì việc thành lập công ty tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình phát triển. Việc thành lập công ty tài chính sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động và sử dụng vốn, giúp cho tổ hợp công ty khơi thông các nguồn vốn trong nước, quốc tế, nâng cao tính chuyên nghiệp trong huy động vốn, đáp ứng được nguồn vốn đầu tư với chi phí thấp nhất, thay đổi phương thức quản lý thông qua đầu tư. Việc hình thành công ty tài chính sẽ tạo ra những thay đổi trong cơ cấu quản lý của mô hình. Tuy nhiên, để thành lập được công ty tài chính thì cần nghiên cứu một số vấn đề:
- Nghiên cứu các điều kiện cơ bản để thành lập công ty tài chính, cần tính toán các yếu tố về vốn, thị trường, năng lực quản lý,… để tham gia hiệu quả vào thị trường vốn, công ty tài chính và công ty mẹ phải có những khả năng và điều kiện cần thiết.
- Cơ chế hoạt động và phương thức phối hợp giữa công ty tài chính với các phòng ban chức năng của công ty mẹ và với các công ty thành viên cần được xác định rõ ràng, hợp lý. Việc thành lập công ty tài chính không đơn thuần là việc thành lập thêm một công ty, mà nó là sự thay đổi về chất các nghiệp vụ tài chính bên trong mô hình. Công ty tài chính sẽ thực hiện chức năng huy động vốn, lập kế hoạch tài chính, đầu tư thay công ty mẹ, cho các công ty thành viên trong mô hình vay vốn,…
- Cơ chế điều hoà vốn nội bộ thông qua công ty tài chính phải kết hợp đồng bộ với cơ chế quản lý và sử dụng các quỹ của công ty mẹ và
không được làm tổn hại quyền độc lập và tư cách pháp nhân của các công ty thành viên. Đối với các công ty thành viên của tập đoàn, khi thực hiện cho vay vốn hoặc đi vay vốn trong nội bộ phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện. Lãi suất và cơ chế vay nội bộ cần khuyến khích các bên tự nguyện tham gia và có nhiều lợi ích hơn so với việc cho các đơn vị bên ngoài vay vốn. Cơ chế lãi suất hợp lý và những lợi ích chiến lược lâu dài sẽ có tác dụng duy trì sự liên kết nội bộ của mô hình, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hiệu quả hoạt động của công ty mẹ và các công ty thành viên.