II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SMEs DỆT MAY VIỆT NAM THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI GIA NHẬP
3. Phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN
3.5 Về thị trường:
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO có thể nói rằng có nhiều cơ hội để cho doanh nghiệp VN có điều kiện mở rộng thị trường và sản phẩm của họ cũng có cơ hội được đến với nhiều đối tượng khác. Tuy nhiên, có thể nói rằng SMEs sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối mặt với việc phải cạnh tranh với sản phẩm của các SMEs khác trong khu vực ngay trên chính san chơi của mình. Năng lực cạnh tranh của SMEs DM bị đe dọa ngay chính ở thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu sang các nước khác.
Thị trường trong nước: năng lực cạnh tranh của SMEs về thị phần của SMEs sau khi gia nhập WTO có thể được đánh giá thông qua việc đánh giá mức tiêu thị sản phẩm Dệt may. Có thể nói rằng thị phần các sản phẩm của SMEs DM đã tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2006-2008. Một nguyên nhân có thể giả thích đó là sự đa dạng hóa sản phẩm để có thể phục vụ cho mọi đối tượng khách hàng. Đây là điều mà chỉ có SMEs DM có thể là được mà các doanh nghiệp lớn không thể có được do đặc tính có thể linh hoạt trong việc sản xuất sản phẩm. Sự đa dạng sản phẩm sự nắm bắt nhạy bén nhu cẩu của mọi đối tượng khách hàng của SMEs đã góp phần tăng thị phần của SMEs làm tăng năng lực cạnh tranh cho SMEs DM.
Với xu hướng hiện nay, của người dân đó là tính “sính ngoại” thì các sản phẩm trong nước khó có cơ hội được người dân chú tâm. Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay các sản phẩm của SMEs DM dễ có thể thu hút được khách hàng trong nước. Với tình trạng nền kinh tế có những biều hiện suy thoái nên nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ hạn chế những sản phẩm xa xỉ hay sản phẩm ngoại mà lưu tâm hơn các
sản phẩm trong nước. Đây là một cơ hội rất quan trọng với SMEs DM trong việc mở rộng thị trường trong nước. Với đặc điểm các sản phẩm của mình đa dạng trong chủng loại, chất lượng khá, mẫu mã đã được cải thiện nhiều và phù hợp với phong cách người Việt thì SMEs có khả năng mở rộng thị phần để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh ngay chính thị trường trong nước đầy tiềm năng.
Thị trường xuất khẩu:
Nếu như khi gia nhập WTO các rào cản thương mại được hạ bỏ thì ngay lập tức các rào cản về kỹ thuật được dựng lên. Đối với các SMEs mà nói đây sẽ là thử thách vô cùng khó khăn và ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì các rào cản thương mại đó bao gồm các yếu cầu về chất lượng kỹ thuật của sản phẩm, tuy nhiên đối với các SMEs DM khi năng lực về công nghệ còn hạn chế thì đó là một đòi hòi cao. Do vậy, nếu so với sản phẩm của các nước khác trong khu vực sản phẩm của họ sẽ vượt trội dẫn đến thị phần của họ sẽ chiếm một tỷ lệ cao làm cho năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may bị giảm sút.
Một tác động nữa là ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các SME DMVN sau khi gia nhập WTO đó là nguy cơ bị tự khởi kiện chống bán phá giá và cơ chế giám sát hàng Dệt may nhập khẩu của Hoa Kỳ. Đây không đơn thuần là nỗi lo của riêng SMEs DM mà còn là nỗi lo chung của toàn bộ ngành DM. Bài học về bán phá giá của cá Basa, cá Da trơn của Da giầy VN vẫn còn rất có giá trị đối với các doanh nghiệp DM đặc biệt đối với SMEs. Năng lực cạnh tranh của SMEs DM sẽ ảnh hưởng nhiều bới vì nếu như bị kiện chông bán phá giá thì sản phẩm Dệt may của nước đó sẽ bị tẩy chay tại nước nhập khẩu đó. Như vậy, ngành đã đánh mất thị phần tại đó và sản phẩm của các Quốc gia khác sẽ thế chỗ, điều đó đồng nghĩa với năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may bị giảm sút. Không những vậy việc bị kiện chống bán phá giá sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng lực cạnh tranh đối với SMEs vì với năng lực tài chính hạn chế, các SMEs không đủ tài chính để có thể theo đuổi các vụ kiện này được. Do không đủ khả năng trả chi phí cho việc thuê vận động hành lang, thuê các công ty luật để đối phó với cớ chế bán phá giá của Hoa Kỳ- thị trường xuất khẩu lớn nhất và quan trọng nhất của SMEs Dệt may. Để có thể phát huy lợi thế khi gia nhập
để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình SMEs nhất thiết phải hiểu thật rõ những điều cam kết khi gia nhập cũng như hiểu luật pháp của Mỹ.
Bên cạnh những yếu tố và điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho SMEs DM thì vẫn có những yếu tố khác đã làm giảm năng lực của SMEs DM. Hiện nay, khả năng tiếp cận thị trường của các SME ngành DMVN hạn chế, do các SME xuất khẩu chủ yếu xuất khẩu gián tiếp qua các hợp đồng gia công, hầu hết các doanh nghiệp chưa thiết lập được mạng lưới trao đổi thông tin, hệ thống phân phối và đại diện thương mại tại các nước. Ngoài ra, năng lực thiết kế mẫu mã của các SME còn thấp, dẫn đến khó cạnh tranh với các hàng hoá trong khu vực đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá cả phù hợp với nhiều tầng lớp tiêu dùng. Tất cả những yếu tố trên làm cho việc tiếp cận với các sản phẩm của SMEs DM trở nên khó khăn hơn đối với các khách hàng nước do vậy không có điểu kiện để phát triển sản phẩm trên thị trường quốc tế. Như vậy, đã làm giảm năng lực cạnh tranh của SMEs DM trên trường quốc tế
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC SME DỆT MAY VIỆT NAM.
I.Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
Quyết định số 36/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành về Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2015.
1.Quan điểm phát triển
1.1 Phát triển ngành dệt may theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa nhằm tạo ra bước nhảy vọt về chất và lượng sản phẩm. Tạo điều kiện cho ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định, bền vững và hiệu quả. Khắc phục những điểm yếu của ngành Dệt may là thương hiệu của các doanh nghiệp còn yếu, mẫu mã thời trang chưa được quan tâm, công nghiệp phụ trợ chưa được phát triển, cung cấp nguyên vật liệu vừa thiếu, vừa không kịp thời.
1.2 Lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa.Tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, giảm nhập siêu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành.
1.3 Phát triển ngành Dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế chuyển dịch lao động nông nghiệp nông thôn. Di chuyển các cơ sở gây ô nhiễm mối trường vào các Khu, Cụm công nghiệp tập trung tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các doanh nghiệp Dệt May sử dụng nhiều lao động về vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang Dệt May Việt Nam tại các đô thị và các thành phố lớn.
1.4 Đa dạng hóa các loại hình sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong ngành Dệt may, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước để đầu tư phát triển Dệt May Việt Nam. Trong đó chú trọng kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào những lĩnh vực mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm
1.5 Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành Dệt may Việt Nam; Trong đó chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm đào tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu.
2. Mục tiêu.
2.1 Mục tiêu tổng quát
Phát triển ngành công nghiệp Dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.