Về nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 56 - 61)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA SMEs DỆT MAY VIỆT NAM THỜI ĐIỂM TRƯỚC KHI GIA NHẬP

3. Phân tích về thực trạng năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN

3.2 Về nguyên vật liệu:

Có thể nói rằng sau hai năm gia nhập WTO tuy nhiên thực trạng về việc nhập khẩu nguyên vật liệu của SMEs DMVN vẫn còn cao. Năng lực về khả năng cung ứng nguồn nguyên vật liệu ngay trong quốc gia vẫn còn bị hạn chế rất nhiều. Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của các SMEs DMVN về việc cung cấp nguyên phụ liệu nội sau hai năm gia nhập WTO vẫn không được cải thiện nhiều vẫn còn đánh giá là “yếu và thiếu” về nguồn cung nguyên liệu.

Bảng số liệu sau đây cho một cách nhìn tổng quát nhất thực trạng về việc nhập khẩu nguyên phụ liệu của các SMEs DM trong thời gian từ năm 2002-2007.

Bảng20: Giá trị nhập khẩu nguyên phụ liệu của các SMEs DMVN

Nguồn: WWW.vietnamtextile.org.vn

Nhận xét chung : từ bảng số liệu thấy rằng, sự gia tăng về số lượng của SMEs DM trong giai đoạn 2006-2008 làm cho số lượng nguyên phụ liệu nhập cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận. Như vậy, giá thành các sản phẩm của SMEs DMVN bị đội lên do chịu chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu. Giá thành cao đồng nghĩa với khách hàng sẽ phải cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp điều này đã làm giảm năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN ngay chính trên sân nhà của mình. Khi Việt

Mặt hàng 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Bông 96.7 105.7 190.2 167 219 268 468

Sợi các loại 313.7 298.3 339 340 544 744 788

Vải 997 1364 1927 2398 2980 3980 4454

Nam là thành viên của WTO đồng nghĩa với việc thị trường được mở rộng, sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài tràn vào rất nhiều, giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp tạo ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng do đó các doanh nghiệp phải đối mặt với sức ép cạnh tranh lớn hơn. Những phân tích trên cho thấy năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN về khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu sau khi hội nhập vẫn còn thấp.

Tuy vậy, chúng ta vẫn cần phải có cái nhìn lạc quan về năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN xét về khả năng nội địa hóa nguyên vật liệu. Nếu năm 2003, tỷ lệ nội địa hóa trung bình nguồn nguyên liệu trong SMEs DMVN chỉ là 30% thì đến năm 2008 tỷ lệ này đã đạt được là 36% là một cố gắng đáng kể và đang hướng tới mực tiêu trên mức 50% vào năm 2010.

Bảng 21: Lộ trình tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm Dệt may.

Đơn vị: %

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Nhận xét chung: từ bảng về lộ trình nội địa hóa sản phẩm Dệt may có thể thấy rằng trong năm 2008 tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa dùng để sản xuất các sản phẩm đã tăng. Tỷ lệ sử dụng các nguyên phụ liệu để sản xuất đối với các mặt hàng vải, khăn, may,may dệt kim trong năm 2008 tăng lên so với năm 2005 khoảng 6,2- 8,2%, như vậy đây là những sản phẩm hoàn thiện nhưng mức tăng này vẫn còn thấp chưa đáng kể so với nhu cầu sản xuất. Tỷ lệ sử dụng các nguyên phụ liêu nội địa để sản xuất sợi năm 2008 tăng so với năm 2006 là 33,33% và tỷ lệ này đối với các sản phẩm may dệt thoi là xấp xỉ 82%. Đây là một con số khả quan đối với sản xuất sợi,

Giá trị nguyên phụ liệu nội địa/tổng giá trị nguyên phụ liệu của sản phẩm 2005 2008 2010 2015 1. Sợi 2. Vải 3. Khăn 4. May dệt kim 5. May dệt thoi 15 60 80 70 11 20 65 85 75 20 25 70 90 80 30 45 75 95 90 50 Tỷ lệ chung 30 36 55 75

một tín hiệu cho thấy rằng khả năng cung cấp tới 80% nguyên liệu sợi cho quá trình sản xuất vào năm 2015 là điều có thể thực hiện.

Mặc dầu, sau hai năm gia nhập WTO, SMEs DMVN vẫn chưa được cải thiện nhiều về năng lực cạnh tranh về tỷ lệ nội địa hóa nguồn nguyên phụ liệu tuy nhiên một điều thuận lợi hơn đó là SMEs có nhiều lựa chọn các nhà cung cấp nguyên phụ liệu hơn với giá cả “mềm” hơn. Tuy nhiên, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì SMEs DMVN cần có những chiến lược dài hạn hơn về nguồn cung ứng nguyên phụ liệu để chủ động trong việc sản xuất của mình.

3.3 Về thiết bị công nghệ:

Sau 2 năm gia nhập WTO, đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, để có thể tồn tại và phát triển buộc SMEs DMVN phải tự hoàn thiện mình. Cải tiến công nghệ là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thiết yếu đối với SMEs DMVN để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu và thời kỳ phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ.

Trong những năm trở lại đây với việc nhận ra được tầm quan trọng của khoa học công nghệ đối năng suất sản xuất để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm đã có nhiều dự án đầu tư cho thiết bị công nghệ. Do vậy tình trạng công nghệ của SMEs DMVN đã được cải thiện phần nào. Sự cải tiến về công nghệ là một trong những nhân tố góp phần trực tiếp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN trong thời kỳ hội nhập kinh tế.

Nếu như trước đây, SMEs DM hầu như chỉ dành từ 0-0,1% dành cho việc đầu tư đổi mới công nghệ thì nay tỷ lệ đó đã được cảu thiện đáng kể. Theo tính toán, trong giai đoạn 2006-2008 SMEs DMVN dành khoảng 0,2-0,3%/ doanh thu cho việc đổi mới công nghệ. Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn là nhỏ so với mức đổi mới công nghệ ở SMEs DM ở các nước trong khu vực có quy mô tương đương như mức 5% ở Ấn Độ, 3% ở Indonexia, 10% ở Hàn Quốc. Theo đánh giá của Bộ KH&CN thì mặc dù đã có nhiều tiến bộ song việc đổi mới công nghệ trong các SMEs DMVN thuộc loại năng lực yếu nhất và chậm nhất so với các SMEs trong các ngành công nghiệp khác.

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo điều kiện cho SMEs DMVN có điều kiện học hỏi các kiến thức về công nghệ sản xuất các sản phẩm cao cấp khác. So với giai đoạn trước SMEs DM đã ứng dụng một sô công nghệ cao vào quá trình sản xuất do vậy đã sản xuất thêm được một số mặt hàng mà trước đây chưa đủ khả năng để sản xuất.

Mặt hàng sợi bông100%: bao gồm các mặt hàng sợi đơn chải kỹ được dùng cho việc may các loại áo sơ mi, các loại vải bông dày như kaki, gabadin, vải chéo có tăng cường thêm quá trình làm bóng và phòng co cơ học để có thể nâng cao chất lượng sản phẩm. Đối với việc sản xuất khăn bông đã sản xuất với số lượng lớn, đủ chủng lọai,màu sắc, kích cớ đáp ứng mọi nhu cầu của các đối tượng khách hàng.

Mặt hàng sợi pha: sản xuất chủ yếu là sợi pha Polieste hiện nay đã sản xuất được nhiều mặt hàng với các tỷ lệ sợi pha khác nhau, các loại sợi từ mỏng đến dày, đủ các loại màu sắc. các chủng loại vải tốt được khách hàng ưa chuộng như là vải Gabadin, Kaki, Simili,…

Các loại hàng tổng hợp: nhờ việc đổi mới công nghệ sử dụng các loại máy dệt thổi nước, các công nghệ xe sợi có độ săn cao à các thiết bị của quá trình hoàn tất nên hiện nay SMEs DM có thể sản xuất các sản phẩm với nhiều chủng loại. Các mặt hàng như các loại sản phẩm giả len, giả tơ phục cho cho mọi độ tuổi và các mặt hàng quần áo dùng trong các gia đình.

Các loại sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu: nếu như trước đây công nghiệp may chỉ may để xuất khẩu các mặt hàng cơ bản để xuất khẩu như quần áo ngủ, quần áo lao động các loại vỏ chăn vỏ gối thì nay các SME DM có thể sản xuất được nhiều mặt hàng cao cấp được khách nước ngoài chấp nhận.

Bảng sau đây tổng hợp về thực trạng năng lực sản xuất của SMEs DMVN trong giai đoạn 2006-2008

Bảng22 Hiện trạng năng lực sản xuất SMEs DMVN giai đoạn 2006-2008 Sản phẩm Số doanh nghiệp Năng lực sản xuất

Các loại sợi 102 260 000 tấn

Dệt 135 680 triệu m2

Vải 1050 2000 triệu đơn vị sản phẩm

Nguồn: Hiệp hội Dệt may Việt Nam

Nhận xét: Như vậy, có thể nhận thấy rằng sản lượng của toàn bộ SMEs DM tăng xấp xỉ 2,34 lần so với giai đoạn 2001-2005. Điều này cho thấy rằng việc cải tiến công nghệ đã góp phần trực tiếp đến tăng năng lực sản xuất. Như vậy, có thể thấy rằng sau khi gia nhập WTO vị thế của SMEs DMVN được cải thiện do vậy năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN đã được nâng lên tầm mới nhờ việc nâng cao số lượng cũng như chất lượng của sản phẩm.

Tuy vậy, năng lực cạnh tranh của SMEs DMVN hiện chưa thể phát huy hết khả năng của mình do các yếu tố của quá trình đổi mới công nghệ (ĐMCN) còn có nhiều cản trở: thiếu vốn, phức tạp về thủ tục chính sách, thiếu thông tin… Điều tra của Cục phát triển DN Bộ Kế hoạch và Đầu tư về các yếu tố cản trở đến đổi mới công nghệ trong các SMEs DMVN thě với thang điểm 5 về ý nghĩa quyết định, ta có điểm cho những yếu tố cản trở đổi mới công nghệ trong các SMEs DMVN.

Bảng23: Những yếu tố chính cản trở đến ĐMCN trong SMEs DMVN

STT Cản trở chính Điểm(thang điểm 5)

1 Thiếu vốn 3,7

2 Thiếu thông tin công nghệ 3,3

3 Thiếu thông tin môi trường 3,3

4 Sự rủi ro đầu tư 2,7

Nguồn: Bộ KH&ĐT

Bước vào thế kỷ XXI, thế kỷ mà khoa học công nghệ được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong việc sản xuất sản phẩm. Việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu là cơ hội tốt cho SMEs DMVN trong việc cải thiện năng lực cạnh tranh của mình bằng cách tiếp thu học hỏi những kiến thức khoa học, các công nghệ sản xuất mới nhất và tiếp cận với các thiết bị hiện đại nhất. Tuy nhiên, các SMEs DMVN cần phải có cách tiếp cận như thế nào cho đúng và đạt được hiệu quả là vấn đề khó và cần thiết trong thời kỳ hội nhập sâu này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của SMEs Dệt may Việt Nam sau khi gia nhập WTO (Trang 56 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w