Đào Văn Mô (190 4 1973)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nhà có gia phả như Nước có quốc sử pptx (Trang 43 - 45)

Ông Đào Văn Mô thường gọi là ông Tuần Mô (tuần là chức tuần phiên coi bãi) là con thứ hai của cụ Thư và cụ Điều, sinh năm 1904 (Giáp Thìn) và mất ngày 19 tháng 2 năm Quý Sửu (1973) thọ 70 tuổi - phần mộ tại nghĩa địa gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang xã Vân Nam.

Vợ: Doãn Thị Cún, hiệu diệu Cửu, năm sinh không rõ, mất ngày mồng hai tháng giêng năm Quý Dậu (1993) thọ hơn 80 tuổi. Phần mộ tại cùng gò thứ 10. Bà là người cùng làng, con cụ Quản Tình và cụ Năng, hiện còn cháu trưởng là Doãn Văn Chí và anh em họ hàng ở quê.

Ông Mô lúc sinh thời cũng được học hành chu đáo ở trường làng, học đến lớp 3 thì tự thôi học vì khả năng trình độ bị hạn chế đồng thời cũng do ham chơi, lười, ngại học (nhận xét của cụ Thư). Hai ông bà đều sinh sống ở quê làm nghề nông (vườn ao ở nhà và đất ngoài bãi). Riêng ông có tham gia thêm việc đi buôn bán trâu bò cùng với bố vợ và em vợ ngoài việc đồng bãi ra. Hình thức buôn nhỏ lẻ: hàng ngày đi tìm trong làng hoặc các làng khác ở hai ven sông mua được 1 con bò, rồi đến phiên chợ Nghệ Sơn Tây (ngày 3 và 8 âm lịch, tháng 6 phiên) đưa lên bán, hôm sau về lại đi mua tiếp cho phiên chợ sau.

Hồi tuổi thanh niên ông được cử làm tuần phiên (lực lượng trông coi tuần tra hoa màu ngoài bãi) sau làm đoàn xã của làng Vĩnh Khang (1 chức coi tuần phiên làm nhiệm vụ trị an trong xã dưới quyền điều hành của phó lý và lý trưởng).

Về mặt kinh tế và đời sống: Hai ông bà được cụ Thư mua vườn và làm nhà ở liền kề như hiện nay, cho ở riêng từ khi 20 tuổi. Ngoài phần đất của bản thân theo tiêu chuẩn 4 sào, cụ Thư còn giao thêm xuất đất của người đi vắng (ông Nhã ra Hà Nội làm việc) cho ông Mô sử dụng canh tác, đóng thuế, để thêm thu nhập. Như vậy với nghề

nông và thêm nghề phụ buôn bò nữa, tình hình đời sống đáng lẽ được ổn định song cũng vì đông con và đẻ mau (2 trai và 8 gái) nên đồng thời thiếu năng động nền kinh tế thường gặp khó khăn.

Về mặt chính trị, ông giữ chức Đoàn xã 1 khóa nhưng cụ Thư và cụ Điều cũng tổ chức khao cỗ mời làng một bữa để có một địa vị nhất định trong làng (trung bình, không phải là chân bạch đinh). Ông bà là người công dân sống chất phác với bạn bè, với dân làng xóm mạc, chân tình hiếu thảo trong gia đình, đoàn kết trong họ hàng, sống giản dị, đạm bạc. Năm 1955 do sai lầm cải cách ruộng đất, ông bị quy oan thành phú nông, ông rất ức với đội cải cách. Nhưng rồi sửa sai ông được trả lại thành phần trung nông.

Hai ông bà sinh được 10 người con:

1. Đào Thị Mão sinh năm 1927 (Đinh Mão) 2. Đào văn Mẫn sinh năm 1929 (Kỷ Tỵ) 3. Đào Thị Mai sinh năm 1931

4. Đào Văn Mạc sinh năm 1934 5. Đào Thị Ngọ sinh năm 1942 6. Đào Thị Bính sinh năm 1946 7.Đào Thị Tý sinh năm 1948 8. Đào Thị Dần sinh năm 1950

Ngoài ra còn 2 con gái chết khi nhỏ tuổi (3 - 4 tuổi) là Đào Thị Sửu và Đào Thị Mỵ vào khoảng từ năm 1937 đến 1940.

Người con trưởng Đào Văn Mẫn là sĩ quan quân đội nhân dân, chiến đấu ở vùng giới tuyến vĩ tuyến 17 bị hy sinh năm 1968.

Người con trai thứ hai là Đào Văn Mạc năm 1966 đi định cư ở vùng kinh tế mới thuộc xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (thường gọi là vùng Chí Cao) do bị bệnh phổi không chữa được nên đã mất năm 1971.

Với tình hình gia cảnh như vậy đồng thời tuổi cao, sức khỏe giảm sút, ngày 19 tháng 2 năm Quý Sửu (1973) ông Mô bị xuất huyết não và đã tạ thế tại nhà, thọ 70 tuổi.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nhà có gia phả như Nước có quốc sử pptx (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)