Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TPHCM GIAI ĐOẠN 2007-2015 (Trang 31 - 33)

Bảng 2.1: Huy động vốn và thị phần huy động vốn của

Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM giai đọan 2003-2005

Đơn vị tính: tỷ Đồng

Chỉ tiêu 2003 2004 2005

Huy động vốn của CN NH ĐT&PT TPHCM 4,741 5,721 6,743

Tăng trưởng 20.67% 17.86%

Huy động vốn của địa bàn TPHCM 114,572 150,337 184,600

Thị phần huy động vốn 4.14% 3.81% 3.65%

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước TPHCM - Báo cáo tổng kết năm 2003, 2004,

2005

Mặc dù số dư huy động vốn của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM vẫn đạt được sự tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng nếu xét trong mối tương quan với các ngân hàng trên địa bàn thì Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển TPHCM đang có sự sụt giảm nghiêm trọng. Phân tích bảng số liệu ta dễ dàng nhận thấy mặc dù huy động vốn có tăng về số tuyệt đối (từ 4.741 tỷ Đồng vào năm 2003 đến 6.743 tỷ Đồng vào năm 2005) nhưng xét về thị phần huy động lại giảm từ 4,14% vào năm 2003 xuống còn 3,65% vào năm 2005.

– Các nguyên nhân chính của thực trạng này bao gồm:

9 Bàn giao các đơn vị trực thuộc cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm giảm số dư huy động, dẫn đến sự sụt giảm về thị phần.

9 Cuộc chiến lãi suất giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn.

9 Sản phẩm huy động vốn còn nghèo nàn, chưa có chính sách nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới một cách nghiêm túc, sản phẩm không đáp ứng được nhu cầu thị trường.

– Cơ cấu huy động

9 Thời hạn của nguồn vốn huy động đã có những cải thiện rõ rệt thể hiện qua tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn đã tăng trưởng từ 33% (trong giai đọan 2003- 2004) lên 47% vào năm 2005. Trong điều kiện tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn của toàn địa bàn TPHCM chỉ đạt trên dưới 20%, thì việc duy trì được tỷ trọng nguồn vốn trung dài hạn như trên là một thành công lớn.

9 Về đối tượng huy động vốn, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM luôn duy trì được mức độ cân bằng ổn định giữa nguồn vốn huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế trong suốt giai đoạn 2003-2005. Tuy vậy, nguồn huy động của Chi nhánh lệ thuộc quá nhiều vào một số khách hàng lớn. Theo số liệu tại thời điểm 30/11/2005, 10 khách hàng là tổ chức kinh tế có số dư tiền gửi lớn nhất tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM chiếm đến trên 35% tổng số dư huy động và tập trung tất cả vào nguồn vốn ngắn hạn. Việc nguồn vốn huy động bị lệ thuộc quá lớn vào một số khách hàng là yếu tố chứa đựng rủi ro cao.

9 Xét về hình thái giá trị của nguồn huy động, tỷ trọng huy động vốn bằng VND chiếm tỷ trọng áp đảo so với ngoại tệ (chủ yếu là USD). Tính đến cuối năm 2005, tỷ trọng huy động vốn bằng VND chiếm 75% tổng huy động (số liệu huy động vốn bằng VND trên địa bàn TPHCM là 67%).

Hình 2.1: Cơ cấu huy động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM giai đoạn 2003-2005 (%) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2003 2004 2005 Huy đ?ng ng?n h?n Huy đ?ng t? TCKT Huy đ?ng n?i t?

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM Báo cáo tổng kết năm 2003,2004, 2005

– Đánh giá chung về hoạt động huy động vốn:

9 Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, việc duy trì và tăng trưởng được nguồn vốn huy động liên tục qua các năm chứng tỏ được sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ-nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM. Tuy vậy, những kết quả này chưa tương xứng với tiềm năng về tài chính và nhân lực của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM.

9 Vấn đề nổi bật nhất khi nghiên cứu đánh giá nguồn vốn huy động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM là vấn đề chiến lược. Mặc dù đã có những chuyển biến tích cực trong cơ cấu huy động nhưng những chuyển biến này hoàn toàn không có cơ sở vững chắc và gần như Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TPHCM chưa có động thái tích cực nào để duy trì ổn định cơ cấu này.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TPHCM GIAI ĐOẠN 2007-2015 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)