1 ĐHTN Sơn danh
3.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA 1 Khái niệm văn hoá
3.1.1. Khái niệm văn hoá
Văn hoá ra đời, phát triển cùng với sự xuất hiện của loài người, nguồn gốc của từ văn hoá đã xuất hiện từ thời La Mã cổ đại:
Văn hoá được biểu thị bằng các ngôn ngữ Châu Âu như tiếng Anh, tiếng Pháp là culture, tiếng Đức là Kultur các chữ này tuy mới được sử dụng phổ biến từ thời cổ đại La Mã có nghĩa gốc là “trồng trọt”, cultus agri là “trồng trọt ngoài đồng” [29, tr. 28]. Văn hoá ra đời gắn liền với lao động của con người, ý nghĩa ban đầu là chỉ hoạt động sản xuất nông nghiệp sau đó được chuyển nghĩa để chỉ sự giáo dục, bồi đắp, hình thành những phẩm chất tốt đẹp ở con người. Văn hoá gắn với những giá trị do con người tạo ra và là một khái niệm được hiểu theo nhiều phạm vi rộng hẹp khác nhau. Thông thường các nhà nghiên cứu định nghĩa văn hoá hướng tới hai vấn đề: những thành tố tạo nên văn hoá và chức năng của văn hoá. Vấn đề chấp nhận cách định nghĩa nào về văn hoá phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu cụ thể, trong luận văn này chúng tôi sử dụng định nghĩa văn hoá của Trần Ngọc Thêm:
Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội [27, tr. 35].
Theo đó, văn hoá gồm hai bộ phận hợp thành là văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần: “văn hoá vật chất là toàn bộ những kết quả vật chất nhìn thấy được do con người tạo ra, còn văn hoá tinh thần là sự sản xuất, phân
phối và tiêu dùng các giá trị tinh thần” [Dẫn theo 15, tr. 35]. Để cụ thể các biểu hiện của văn hoá UNESCO chia văn hoá làm hai bộ phận di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể
… những di sản văn hoá vật thể (tangibele) gồm các di sản được tồn tại ở dạng vật chất như đình, miếu, đền, chùa, lăng, mộ loại thứ hai là những di sản văn hoá phi vật thể (INTangible) gồm các biểu hiện tượng trưng của văn hoá tinh thần, được lưu truyền và biến đổi theo thời gian với một số quá trình tái tạo kế tiếp nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác của cộng đồng. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm truyêng thống, âm nhạc, nghi thức, phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội, dấu ấn ngôn ngữ [Dẫn theo 15, tr. 136]. Văn hoá, gồm hai bộ phận di sản văn hoá vật thể và di sản văn hoá phi vật thể, cùng với những biểu hiện cụ thể của nó đã được một cộng đồng tạo ra trong quá trình sống. Đó là quá trình lâu dài, phức tạp mà con người tác động (và chịu tác động) đối với tự nhiên và xã hội. Quá trình đó luôn phải gắn với những địa bàn, địa vực cụ thể, với những cộng đồng người xác định. Nhờ đó dấu ấn văn hoá phần nào được lưu lại trong những “hoá thạch” - những địa danh của địa bàn, địa vực đó. Từ hệ thống địa danh ta có thể tìm thấy những biểu hiện của văn hoá vật thể cũng như di sản văn hoá phi vật thể được phản ánh trong nó.