* Mục tiêu: Trong thời gian tới, chính quyền tỉnh Preah Vihear và sở du lịch tỉnh phối hợp với bộ du lịch Campuchia cùng với bộ giao thông và hội đồng phát triển Campuchia, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng cho du lịch như: điện nước, giao thông, cơ sở kinh doanh lưu trú,… cho đến năm 2010 hoàn thành về mặt cơ bản.
* Các biện pháp thực hiện:
a/. Điện:
Như đã trình bày ở trên, tỉnh đang sử dụng điện từ hệ thống máy phát điện công suất 250 KVA và hoạt động 24/24 giờ. Như vậy, tỉnh Preah Vihear cần phải quy hoạch, xây dựng và triển khai hệ thống mạng lưới điện quốc tỉnh để tăng cường nguồn điện phục vụ hoạt động du lịch trong tỉnh.
b/. Giao thông:
Hiện nay hệ thống giao thông tỉnh hoàn toàn là đường đất đỏ. Vì vậy, chưa thể đáp ứng phát triển du lịch. Trong thời giai tới chính quyền tỉnh phối hợp với sở giao thông và sơ du lịch cùng người dân lên đề án xây dựng và trải nhựa những tuyến đường chính trong tỉnh và từ tháp Angkor Wat đến tháp Preah Vihear và từ tỉnh Kampung Thom đến tháp Preah Khan. Đặc biệt là các tuyến đường liên kết giữa các địa điểm du lịch trong tỉnh.
c/. Cơ sở kinh doanh lưu trú và địa điểm vui chơi giải trí:
Trong thời gian tới cần quy hoạch tổng thể và xây dựng đề án, kêu gọi đầu tư nước ngoài đầu tư vào xây dựng và nâng cấp 13 nhà khách hiện nay lên khách sạn 2 sao. Đồng thời xây dựng đề án về bể bơi, hồ tắm, phòng thể dục thể thao, công viên,… cũng như tăng cường hệ thống phương tiện giao thông đưa đón khách như xe 4 chỗ, Honda,…
d/. Giải pháp huy động vốn nhằm thực hiện các dự án:
Nhu cầu vốn đầu tư vào ngành du lịch Preah Vihear đến năm 2015 ước tính khoảng trên 10 triệu USD (trích theo dự báo nhu cầu vốn đầu tư của Bộ du lịch). Tuy nhiên, khả năng đáp ứng của ngân sách tỉnh chỉ khoảng 40% tương đương 4 triệu USD. Vì vậy, cần phải huy động 60% còn lại từ nguồn vốn bên ngoài.
Để huy động được nguồn vốn này, chính quyền tỉnh và sở du lịch cần phải thực hiện các công việc sau:
+ Tạo chính sách đầu tư thông thoáng và ưu đãi để kêu gọi các nhà đầu tư quốc tế đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật du lịch trong tỉnh.
+ Kêu gọi hỗ trợ vốn nước ngoài thông qua nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước dành cho.
+ Huy động từ các tầng lớp nhân dân và các nhà đầu tư trong nước.
+ Huy động qua thị trường vốn trong nước như ngân hàng, các tổ chức tín dụng.
+ Huy động qua các tổ chức tài trợ, tổ chức phi chính phủ, tổ chức về hợp tác quốc tế.
Để huy động được các nguồn vốn này thật tốt thì chính quyền tỉnh và sở du lịch cần thực hiện các cuộc xúc tiến đầu từ ra nước ngoài, để quảng bá về tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng của tỉnh Preah Vihear.
e/. Kêu gọi đầu tư quốc tế:
Thông qua hội đồng phát triển Campuchia (CDC), tỉnh Preah Vihear cần triển khai các chính sách ưu đãi đầu tư và thuế quan để kêu gọi các nhà đầu từ nước ngoài đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng cơ sở vật chất du lịch tỉnh Preah Vihear. Để thực hiện được điều này tỉnh Preah Vihear cần thực hiện các biện pháp sau:
+ Thực hiện một cơ chế cấp phép đầu tư nhanh gọn, không mất nhiều thời gian và công sức cho nhà đầu tư.
+ Có chính sách ưu đãi về đất đai, đặc biệt là sau khi cấp phép đầu tư, cần phải thực hiện ngay việc giao đất, và hỗ trợ trong việc di dời cũng như sang lấp mặt bằng…
+ Thực hiện chính sách ưu đãi thuế quan như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho những nhà đầu tư trong 10 đến 15 năm đầu. Cho phép các nhà đầu tư chuyển lợi nhuận về nước trong quyền hạn và phạm vi cho phép.