Thực hiện tốt các bảo đảm tín dụng

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 60 - 61)

T H CÙ RạNG HOạ đ ẫNG íN DễNG ạI

3.2.3.1.Thực hiện tốt các bảo đảm tín dụng

Trong nghiệp vụ cho vay, hình thức đảm bảo tín dụng rất đợc quan tâm, là cơ sở để xử lý nợ vay của khách hàng mà Ngân hàng không thu hồi đợc hoặc không thu hết cả gốc lẫn lãi khi đến hạn, nhằm đảm bảo an toàn vốn của Ngân hàng. Có 2 hình thức đảm bảo tín dụng phổ biến là:

- Đảm bảo bằng thế chấp, cầm cố tài sản:

Khách hàng dùng tài sản là bất động sản, động sản thuộc sở hữu của mình đem thế chấp với bất động sản, cầm cố với động sản tại ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng.

Tài sản thế chấp, cầm cố không phải là mục tiêu hoạt động của ngân hàng. Mặt khác do ngân hàng không trực tiếp quản lý tài sản thế chấp mà chỉ thông qua giấy tờ sở hữu nên trớc tiên ngân hàng cần xác định xem tài sản đó có thật sự thuộc quyền sở hữu của ngời vay hay không?

Ngân hàng trực tiếp định giá tài sản thế chấp của khách hàng, đối với những loại tài sản có tính phức tạp nằm ngoài khả năng thẩm định của cán bộ ngân hàng thì cần nhờ các cơ quan chức năng định giá hộ. Sau khi hoàn thành

các thủ tục trên ngân hàng và khách hàng nhất thiết phải lập bản hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản.

Những tài sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu nhất định phải có công chứng của Nhà nớc hoặc chứng thực của Uỷ ban Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Đối với những tài sản mà pháp luật không quy định đăng ký quyền sở hữu nhng tổng giá trị của tài sản ghi trên hợp đòng từ 50 triệu đồng trở lên thì phải công chứng.

- Đảm bảo bằng bảo lãnh.

Bảo lãnh vốn vay ngân hàng là việc ngời thứ ba là pháp nhân hoặc thể nhân gọi là bên bảo lãnh, cam kết với bên cho vay (ngân hàng) sẽ thực hiện trả nợ thay cho bên vay vốn (khách hàng) nếu khi đến thời hạn mà khách hàng không trả đợc toàn bộ hay một phần nợ vay cho ngân hàng thì bên bảo lãnh phải thực hiện bằng tài sản của mình. Đề phòng bên bảo lãnh cố tình trốn tránh trách nhiệm không nuốn thanh toán nh đã cam kết hoặc do thua lỗ gặp rủi ro... không đủ khả năng tài chính để trả nợ, ngân hàng nân yêu cầu bên bảo lãnh cần thế chấp, cầm cố tài sản, khi bảo lãnh vay vốn ngân hàng cần có hợp đồng bảo lãnh. Đối với hợp đồng bảo lãnh thì mọi giá trị tài sản ghi trên hợp đồng nhất thiết cần phải có công chứng.

Sau khi ngân hàng và khách hàng đã hoàn tất công việc định giá tài sản, thế chấp cầm cố, bảo lãnh và lập xong bản hợp đồng thì mới quyết định cho khách hàng vay vốn. Mức tiền vay đợc quy định trên cơ sở giá trị tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng của Sở giao dịch I- Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 60 - 61)