Chính sách về tài chính, tín dụng

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 70)

- Thành lập vốn mạo hiểm do chính phủ tài trợ. Nguồn vốn này sẽ cung cấp cho các DNVVN mới thành lập vay dựa trên những đánh giá khả thi về các sáng kiến mới có tính mạo hiểm của các sáng lập doanh nghiệp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp trẻ, năng động, có nhiều sáng kiến nhưng không đủ vốn đưa ý tưởng của mình vào thực. Việc thành lập vốn mạo hiểm sẽ thúc đẩy quá trình hình thành những doanh nghiệp mới trong một số ngành công nghiệp như tin học, công nghệ sinh học, hóa học, cải tiến cơ học…những ngành nghề phù hợp với xu thế phát triển nhanh của thế giới và đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm và cuộc sống.

- Hình thành hệ thống bổ trợ tín dụng cho khu vực DNVVN. Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, hệ thống bổ trợ tín dụng gồm hệ thống bảo lãnh tín dụng và hệ thống bảo hiểm tín dụng. Hệ thống bảo lãnh tín dụng gồm các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNVVN vay từ các tổ chức. Để chia sẻ bớt những rủi ro của quỹ bảo lãnh tín dụng khi bảo lãnh cho các DNVVN, việc hình thành hệ thống bảo hiểm tín dụng rất cần thiết. Bảo hiểm tín dụng nhận rủi ro liên quan đến bảo lãnh tín dụng của quỹ bảo lãnh tín dụng. Với rủi ro giảm xuống, quỹ bảo lãnh tín dụng có thể tăng thêm hoạt động bảo lãnh của mình rộng hơn.

Theo mô hình của Nhật Bản thì cơ chế vận hành của hệ thống bổ trợ tín dụng có thể được mô tả theo sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 3.7 Cơ chế vận hành của hệ thống hỗ trợ tín dụng.

2- Phí bảo lãnh

6- Số tiền thu hồi lại Hợp đồng ký gửi bảo lãnh Công ty kinh doanh nhỏ Nhật Bản (JASMEC) 3- Phí bảo hiểm 5- Chi trả tiền bảo hiểm 7- Chi trả tiền thu lại Hợp đồng bảohiểm Công ty bảo lãnh tín dụng (CGCs) do chuyển 4- Chi trả nợ Hợp đồng bảo lãnh Các tổ chức tài chính 1 Khoản vay Hợp đồng vay Các DNVVN

Ghi chú 1-7 chỉ ra thứ tự của quá trình vận hành.

Việc bảo lãnh tín dụng cho khu vực DNVVN phải đẩy nhanh tốc độ lưu thông tiền tệ, tận dụng quy luật số lớn, tức là tăng cường cho vay có bảo lãnh để giảm rủi ro và có biên pháp dự phòng rủi ro. Hệ thống Bảo hiểm tín dụng sẽ ký một hợp đồng bảo hiểm toàn diện đối với các khoản bảo lãnh. Công ty bảo hiểm này do nhà nước thành lập. Nguồn vốn công ty này trước mắt là do ngân sách, vốn của các quỹ bảo lãnh tín dụng là vốn của các tổ chức quốc tế tài trợ. Các khoản bảo lãnh được công ty bảo hiểm phải có sự đồng ý của công ty với một tỷ lệ nhất định có thể là (80-20). Khi phát sinh các khoản tiền bảo lãnh khó thu hồi thì công ty phải trả cho quỹ bảo lãnh theo tỷ lệ bảo hiểm. Khi các quỹ bảo lãnh thu hồi được khoản tiền đó phải hoàn trả lại cho công ty bảo hiểm.

Hệ thống bổ trợ tín dụng cần xem xét những nội dung như:

+ Các ưu đãi cho các khu vực chiến lược như những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao, doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu, nghiên cứu

nông nghiệp…Việc bảo lãnh cho các tổ chức tài chính, đặc biệt khi các ngân hàng ngoài quốc doanh và nhiều loại hình tổ chức tài chính khác trở nên phổ biến thì việc bảo lãnh để khuyến khích họ cho vay là rất cần thiết.

+ Tỷ lệ lượng bảo lãnh tối đa. Để quyết định tỷ lệ bảo lãnh tối đa là điều quan trọng nhất và nó phản ánh sự tin cậy đối với một quỹ bảo lãnh tín dụng.

+ Tỷ lệ phí bảo lãnh tín dụng. Sự hình thành hệ thống bảo lãnh tín dụng ở Việt Nam sẽ tạo ra một lĩnh vực kinh doanh mới, lĩnh vực kinh doanh cung cấp bảo lãnh tín dụng. Do đó, lệ phí bảo lãnh tín dụng, nguồn lợi nhuận của quỹ bảo lãnh tín dụng cũng là điều cần xem xét.

- Chính phủ cần chỉ đạo ngân hàng nhà nước và các tổ chức nhanh chóng thành lập một ngân hàng riêng để hỗ trợ tài chính cần thiết cho các DNVVN Việt Nam. 3.3.3 Chính sách thị trường.

Chính phủ nên mở rộng thị trường trong nước bằng cách tạo cho các DNVVN có các đơn đặt hàng cung cấp cho Chính Phủ các hàng hóa, dịch vụ mà khu vực này có thể cung cấp. Minh bạch và công bằng trong công tác đấu thầu để mọi doanh nghiệp đều có cơ hội tham gia vào chi tiêu của Chính Phủ.

Các cơ quan như Bộ Thương Mại, các văn phòng như Đại sứ Quán, Lãnh sứ quán và các tổ chức khác của Việt Nam ở hải ngoại cần trợ giúp thông tin cho khu vực doanh nghiệp này, hỗ trợ tổ chức các cuộc hội thảo, hội chợ để các doanh nghiệp tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, nên có những ưu tiên các doanh nghiệp nước ngoài liên doanh, liên kết với các DNVVN và các doanh nghiệp mới thành lập.

Nên nới lỏng quy định gia nhập thị trường chứng khoán để các DNVVN có nhiều phương án tiếp cận nguồn vốn từ bên ngoài, nỗ lực trong kinh doanh và phát triển. Ngoài ra, một số chính sách cần quan tâm giúp đỡ các DNVVN là chính sách hỗ trợ đào tạo về thành lập doanh nghiệp, hỗ trợ đào tạo trình độ quản lý, các chính sách khuyến khích xuất khẩu…

Tóm tắt chương III

Chương III là chương trọng tâm của đề tài này. Từ cơ sở lý luận ở chương I và thực trạng ở chương II. Trong chương III này có đề xuất những bước để nâng cao khả năng thành công cho người khởi dựng doanh nghiệp. Trong đó nêu lên quy trình khởi nghiệp mà trọng tâm là bản kế hoạch kinh doanh gồm 6 phần chủ yếu là: Phân tích thị trường; xây dựng sản phẩm; phân tích tài chính; kế hoạch nhân sự và tổ chức doanh nghiệp; các chiến lược thực hiện và cuối cùng là tóm tắt khởi dự doanh nghiệp. Trong đó trọng tâm của quy trình khởi nghiệp là phân tích thị trường là điều mà người khởi nghiệp nên chú ý.

Từ phần phân tích chính sách pháp luật và sự hỗ trợ của Nhà nước ở chương II cũng được hệ thống lại thành những kiến nghị trong chương này. Những kiến nghị đó là chính sách pháp luật nhằm tạo thuận lợi cho việc đăng ký và phát triển kinh tế tư nhân, chính sách hỗ trợ về vốn, công nghệ, đào tạo… để cho doanh nghiệp thành lập rồi phải tồn tại và phát triển được.

KẾT LUẬN

° Đánh giá kết quả đã đạt được của luận văn.

Thực trạng của các DNVVN Việt Nam thời gian vừa qua đã có chuyển biến vượt bậc về số lượng, khẳng định được vị thế và vai trò của mình đối với nền kinh tế. Những đóng góp tích cực được nghi nhận là: Đóng góp lớn vào GDP của cả nước, góp phần giải phóng sức sản xuất và huy động vốn rộng lớn trong xã hội, tạo vai trò lưu thông hàng hóa. Nhưng có lẽ đóng góp lớn nhất là làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng xuất khẩu hàng hóa, nhất là hàng nông sản, thủy hải sản, thủ công mỹ nghệ giúp phát triển nông nghiệp và giải quyết việc làm. Về việc khởi sự doanh nghiệp cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp mạnh ra đời, tỷ lệ sống của doanh nghiệp sau một năm khoảng 87%.

Tuy nhiên, trong quá trình thành lập và hoạt động, các DNVVN còn có nhiều hạn chế chủ quan lẫn khách quan. Về mặt chủ quan có thể kể đến là tiềm lực hạn chế cả về vốn, kỹ thuật và quản lý.

- Thành lập doanh nghiệp quá nhanh dẫn đến vội vàng, không chuẩn bị thấu đáo các bước cần phải thực hiện như nghiên cứu thị trường, làm marketing, kế hoạch sản xuất, nhân sự. Kế hoạch kinh doanh chưa được lập một cách chi tiết nên làm chắp vá, luôn thụ động trước diễn biến của thị trường.

- Kiến thức chuyên môn của chủ DNVVN chưa cao và không đồng đều. Nhiều chủ doanh nghiệp không có kiến thức về tài chính, về triển khai chiến lược, chủ yếu là từ kinh nghiệm ở các công việc trước đây.

- Một điểm cố hữu nữa là các DNVVN Việt Nam chưa vượt qua được “quy mô nhỏ trong suy nghĩ”, các doanh nghiệp không chú trọng phát triển ngành hàng mũi nhọn của công ty để trở thành những doanh nghiệp lớn dẫn đầu thị trường mà kinh doanh dàn trải.

Về phía khách quan có thể kể đến là sự hỗ trợ của nhà nước chưa được mạnh và chưa hiệu quả, cụ thể sự hỗ trợ đến với các DNVVN làm ăn yếu kém, nếu nhận được trợ giúp cũng chỉ tránh nguy cơ phá sản.

Chính sách pháp luật còn hạn chế, gây trở ngại cho việc đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực bất động sản bị các doanh nghiệp kêu ca nhiều nhất. Về thủ tục đăng ký kinh doanh chưa thông thoáng, ngược lại công tác hậu kiểm còn lỏng lẻo nên các doanh nghiệp có chút khó khăn trong khi thành lập nhưng sau đó thì ít được chăm sóc, hỗ trợ và kiểm tra nên còn nhiều doanh nghiệp hoạt động sai chức năng.

Từ thực trạng được nhận định trên, đề tài đi vào xây dựng một quy trình khởi nghiệp giúp cho người khởi nghiệp có được một cơ sở khoa học hơn trong công tác

khởi nghiệp. Mà trọng tâm là cách thức và các yếu tố cần thiết để có một bản kinh doanh. Qua đó, các vấn đề về marketing, kế hoạch tài chính được chú trọng để xác định rõ mục tiêu hình thành doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần đạt đến, cho việc khởi sự doanh nghiệp được thành công.

°Những luận chứng khoa học của luận văn

Thực trạng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ được đánh giá tổng thể trên bình diện cả nước và theo ngành nghề với số liệu từ Tổng cục thống kê, một số tổ chức quốc tế và Việt Nam qua một số chương trình nghiên cứu và hội thảo chuyên đề. Bên cạnh đó, cuộc điều tra nhỏ từ 100 doanh nghiệp cho ta một cái nhìn chính xác hơn về thực trạng khởi sự các DNVVN. Cùng với hệ thống lý thuyết được trình bày trong chương I, đề tài nêu lên được những mặt tích cực và hạn chế của quá trình lập nghiệp một cách xác đáng. Từ đó có những hướng giải quyết và giải pháp để phát triển khu vực DNVVN đúng với tiềm năng và vị trí trong nền kinh tế thị trường, nhất là khâu khởi sự doanh nghiệp.

Từ cơ chế chính sách, cụ thể là thủ tục thành lập doanh nghiệp và các chính sách hỗ trợ về tài chính, quản lý, thông tin thị trường, so sánh với kinh nghiệm của một số nước có thể áp dụng được cho Việt Nam hiện nay.

Đề tài này luôn cần thiết trong mọi thời kỳ của nền kinh tế. Mặc dù những nguyên tắc cơ bản của việc lập nghiệp là không thay đổi, nhưng mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp khác thì có những bước tiếp cận khác, nhất là đối với chính sách của nhà nước. Vì thế vấn đề khởi sự doanh nghiệp cần được tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp với từng thời kỳ, luôn đưa ra những đề xuất đối với các chính sách cho phù hợp với tình hình luôn đổi mới như hiện nay. Cụ thể, hướng phát triển của đề tài cần được tập trung vào những vấn đề sau:

- Cần nghiên cứu một quy trình khảo sát thành lập doanh nghiệp cho từng ngành nghề, từng vùng, trong đó chi tiết cách tiếp cận và nghiên cứu thị trường phục vụ cho công tác khởi nghiệp.

- Phát triển đề tài nghiên cứu mô hình áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp trong các ngành nghề kinh doanh để người khởi nghiệp có những cơ sở khoa học tổ chức cho doanh nghiệp được tốt hơn.

Cùng với những đề tài trước và phát triển sau này, đề tài này đóng góp một phần nhỏ trong giai đoạn phát triển lý thuyết về khởi nghiệp nhằm phát triển hơn nữa khu vực kinh tế tư nhân, giúp nhiều người hơn nữa lập nghiệp thành công, làm giàu cho bản thân và cho đất nước./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

01. Bộ tài chính (2007) Luật Doanh Nghiệp 2006, NXB Tài chính, Hà Nội 02. Bộ Tài Chính(2007) Thông tư số 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA. 03. Bùi Dũng, Học Làm Giàu Thời WTO, NXB Trẻ 2007

04. Cơ Cấu Kinh Tế Việt Nam, Thời báo kinh tế Việt Nam tháng 12-2006 05. Clifford M. Baumback, Cách thức tổ chức và vận hành doanh nghiệp nhỏ, 06. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, thế và lực mới, Tạp chí cộng sản số 13, năm 2008 07. Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, cơ hội và thách thức, Tạp chí lý luận chính trị số 5/2007

08. GS.TS. Hồ Đức Hùng,Quản trị marketing, Giáo trình lưu hành nội bộ 2004 09. John Milton Fogg, Làm Giàu Không Vội Vàng, NXB Tổng hợp Hà Nội 2004 10. McGraw- Hills, Fundamentals of Marketing, NXB Khoa học kỹ thuật 2002 chính trị tháng 10-2004

11. Ming-Jer Chen, Khám phá bí mật kinh doanh của người Trung Quốc, NXB Trẻ, tháng 7-2004

12. Nguyễn Trung Toàn, Những bước đi đầu tiên chinh phục thành công, NXB Lao động 2006

13. Niên giám thống kê 2007, Tổng Cục Thống Kê, NXB Thống Kê 2007

14. Ngô Thanh Loan, Khởi nghiệp từ kinh doanh theo mạng, NXB Lao Động 2004

15. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống kê 2007

16. Quý Trinh, Để trở thành nhà kinh doanh giỏi, NXB Thống kê, Cát Tường dịch

17. Robert Kiyosak-Sharon L.Lecter, Dạy con làm giàu, NXB Trẻ, Thiên Kim dịch

18. Robert C. Higgings, Phân Tích Quản Trị Tài Chính, NXB Thống kê tháng 7- 2005, Nguyễn Tấn Bình chủ biên.

19. Steven K. Scott, Người giàu nhất thế gian, Cty Alpha book, 2007

20. Sanjyot P. Dunung, Khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2005

21. TS Phạm Thị Hà, Quản Trị Dự Án, ĐHKT TP Hồ Chí Minh 2005

22. TS. Vương Hoàng Quân, Văn Minh Làm Giàu Và Nguồn Gốc Của Cải, NXB Chính trị quốc gia 7/2007

23. VCCI (2007) Văn bản hội thảo lãnh đạo, tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy các DNVVN, HN 2007

24. Vincent D. O’Cennell, Stephen E.Koln, Thói Quen Của Một Nhà Quản Lý Thành Công, NXB Trẻ tháng 11-2007 25. www.businessedge.com.vn 26. www.vcci.com.vn/ phobien_kienthuc. 27. www.Bplans.com/business-articles 28. www.bizplanit.com 29. www.EntreWorld.org 30. www.Smallbiztechnology.com 31. www.Chungta.net 32. www.vntrades.com 33. www.vami.com.vn

PL 1.1 Tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ.

NƯỚC LỌAI DOANH NGHIỆP SỐ LĐ ( NGƯỜI) TỔNG VỐN DOANH SỐ 1 NĂM CHLB ĐỨC - DNVVN - DN nhỏ < 500 = 9 < 100 triệu DM < 1 triệu DM ÚC,

Canada DNVVN < 500 Riêng Canada <20 triệu CA Nhật Bản - DNVVN công nghiệp - DNVVN bán buôn - DNVVN bán lẻ < 300 < 100 < 50 < 100 triệu yên < 30 triệu yên < 10 triệu yên Hàn Quốc - DNVVN công nghiệp

- DNVVN dịch vụ

< 100 < 20 Hồng Kông - DNVVN công nghiệp

- DNVVN dịch vụ < 100 < 50

Đài Loan - DNVVN < 120 triệu TW$

Singapore - DNVVN < 500 triệu SGP$ Thái Lan - DNVVN - DN Gia đình - DN nhỏ < 200 < 10 10 - 49 < 50 triệu bath < 1 triệu bath < 10 triệu bath Indonesia - DNVVN - DN nhỏ - DN siêu nhỏ < 200 < 20 < 600 triệu rupi < 2 triệu rupi < 2 tỷ rupi < 1 tỷ rupi < 50 triệu rupi Philippines - DNVVN - DN siêu nhỏ - Hộ thủ công - DN nhỏ < 200 < 9 < 9 10 - 99 < 60 tr peso < 0.15 tr peso 1.5 – 15 tr peso Malaysia - DNVVN - DN nhỏ < 200 < 50 < 2,5 tr Mal $ < 0,5 tr Mal $ Cambodia - DNVVN - DN nhỏ < 100 < 10 < 1 triệu USD < 0.2 triệu USD Việt Nam - DNVVN < 300 < 10 tỷ VND

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)