Thực trạng trong việc lập kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 38)

Trong thời kỳ phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay, số lượng người khởi nghiệp và có nhu cầu, ý định khởi nghiệp là rất lớn. Hầu hết trong số ấy khởi nghiệp với khát vọng thể hiện mình, làm chủ chính mình mà chưa nghĩ chín chắn về ngành nghề kinh doanh, định hướng phát triển của ngành nghề trong tương lai dẫn đến các doanh nghiệp thành lập và phát triển chưa có chiến lược, phương hướng rõ ràng, hoạt động tự phát. Hơn nữa, các doanh nghiệp không được hướng dẫn khởi nghiệp và sau khởi nghiệp chưa có được sự hỗ trợ chăm sóc từ phía các cơ quan hữu quan nên sau khi đăng ký thành lập, các doanh nghiệp chỉ còn lại 75% và sau 5 năm là 60%. 17

Qua kết quả điều tra cho ta thấy những yếu kém của các DNVVN chủ yếu là không chuẩn bị kỹ trong quá trình thành lập và có một bản kế hoạch kinh doanh chi tiết. Người khởi nghiệp luôn kỳ vọng và được cổ vũ bởi viễn cảnh thành công và những thách thức khi họ đứng ra lập nghiệp. Đó là thời gian lý thú và có rất nhiều niềm vui, cảm giác hứng thú, chính vì thế thời gian này người lập nghiệp hay mắc sai lầm nhất. Để tránh được những sai lầm trong thời kỳ khởi sự là tìm hiểu từ các chủ doanh nghiệp khác về kinh nghiệm mà họ rút ra được khi khởi dựng doanh nghiệp, nghiên cứu kỹ thị trường. Qua điều tra có thể thấy một số sai lầm hay mắc phải trong quá trình khởi nghiệp như:

a. Thành lập công ty quá nhanh. Hầu hết mọi người bắt đầu việc khởi sự một doanh nghiệp bằng cách chọn loại sản phẩm, dịch vụ để kinh doanh và nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng. Đây là việc làm cần thiết nhưng sẽ tốt hơn nếu ta biết chờ đến khi ý tưởng kinh doanh của mình được định hình rõ nét rồi mới hành động vì trước khi hoạt động, nghiên cứu thị trường, khái niệm kinh doanh có thể chưa chín muồi, thậm chí tên doanh nghiệp có thể thay đổi sau vài tháng hoạt động đầu tiên. Mặc dù nhận thấy cơ hội nhưng người khởi nghiệp chưa đánh giá đúng tiềm lực của mình, nhận dạng không đầy đủ những đe dọa tiềm ẩn thì không thể có phản ứng kịp thời nên thường hay thất bại hoặc gặp nhiều khó khăn khi doanh nghiệp hoạt động. Người khởi nghiệp chỉ mới nhận ra cơ hội chứ chưa đánh giá môi trường bên trong và môi trường bên ngoài mà DN sẽ hoạt động.

b. Không nghiên cứu thị trường. Việc xác định thị trường mục tiêu và tìm hiểu xem ai sẽ là người mua hàng hoá hay dịch vụ. Cách tốt nhất để trả lời câu hỏi này là hỏi chính khách hàng tiềm năng của mình. Hãy tìm cách nói chuyện với nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt.

Việc không nghiên cứu thị trường dẫn đến thất bại trong định vị sản phẩm, không thiết lập được kênh phân phối.

Mặc dù có tới 53% số người trả lời trong bảng điều tra rằng nghiên cứu thị trường là bước quan trọng nhất nhưng hầu hết đều chọn hàng hoá, dịch vụ để kinh doanh trước khi nghiên cứu thị trường (85%), điều này một phần được giải thích với những người chọn mặt hàng kinh doanh trước do trước đó họ đã làm cho các công ty kinh doanh mặt hàng này và họ đã có kinh nghiệm về hàng hóa đóù (44%). (Chỉ có 12% người được điều tra trả lời là thực hiện nghiên cứu thị trường trước tiên), như vậy 41% số người chưa có kinh nghiệm về sản phẩm mà xác định kinh doanh mặt hàng đó trước khi nghiên cứu thị trường. Điều này đi ngược lại lý thuyết về Marketing hiện đại là “Bán những gì thị trường cần chứ không phải bán những gì mình có”, không thực hiện đúng các bước trong quá trình phát triển sản phẩm.

Từ thực tế trên dẫn đến việc nhiều các DNVVN kinh doanh những sản phẩm khác phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp và trở thành mặt hàng kinh doanh chính của doanh nghiệp, có 47% số doanh nghiệp thuộc dạng này.

Có lẽ cũng vì ý chí chủ quan của mình và chọn hàng hoá trước khi nghiên cứu thị trường nên dẫn đến một vấn nạn người khởi nghiệp hay gặp phải là: Một số doanh nghiệp gặp khó khăn khi sản phẩm không thành công trong thị trường họ dự tính nhưng lại có thể thành công trong một thị trường khác nhưng họ lại không nhận ra và để mất cơ hội dẫn đến thất bại. Hầu hết người khởi nghiệp tin rằng họ kiểm soát được mọi việc, đến khi có những cơ hội đến bất ngờ họ lại từ chối vì nó không nằm

trong dự tính, do họ quá đặt niềm tin vào một ý tưởng và họ luôn hướng mọi thứ vào ý tưởng ban đầu. Điều này thể hiện khi phỏng vấn một số chủ doanh nghiệp, cũng thông qua phiếu thăm dò một phần cho thấy rất ít doanh nghiệp chuyển đổi mặt hàng kinh doanh, một số ít doanh nghiệp kinh doanh thêm sản phẩm mới trong quá trình hoạt động.

c. Chi quá nhiều cho mặt bằng và trang trí văn phòng. Một tâm lý với một văn phòng hoành tráng để cảm thấy hãnh diện khi khởi nghiệp, nhưng đó có thể khiến nhà khởi nghiệp phá sản trước khi kịp phát triển vì chi phí quá cao khi doanh thu không như dự kiến. Trong điều tra, 35% được điều tra trả lời chi phí văn phòng chiếm tỷ lệ lớn, 42% ở mức trung bình. Điều này dẫn đến những khó khăn về tài chính trong giai đoạn đầu doanh nghiệp hoạt động.

Việc định vị doanh nghiệp cũng không được nhiều doanh nghiệp chú ý, không tính toán đầy đủ các khía cạnh của vị trí doanh nghiệp tác động đến sản xuất kinh doanh nên các doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong vận chuyển hàng hoá, thuê nhân công, xử lý môi trường...

d. Không đủ khả năng cung ứng những đơn hàng.

Với 60% doanh nghiệp từng không đáp ứng đủ đơn hàng mặc dù hầu hết đều lập kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp từ 1-5 năm. Đây cũng là vấn đề của việc lập kế hoạch kinh doanh không chu đáo, không dự trù được nhu cầu thị trường cũng như mối liên hệ với các nhà cung cấp và cả sự liên kết trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp cùng ngành.

Tóm lại, hầu hết các doanh nghiệp không có bản kế hoạch kinh doanh chi tiết, chưa thực hiện đúng các trình tự thành lập một doanh nghiệp có cơ sở khoa học. Người khởi nghiệp bắt đầu chọn mặt hàng kinh doanh theo sở thích và ý chí chủ quan của mình, đặt cho doanh nghiệp một cái tên và nộp hồ sơ để đăng ký kinh doanh, một số ít nghiên cứu thị trường trước khi chọn sản phẩm. Hơn nữa, rất ít người khởi nghiệp khảo sát kênh phân phối và cách thức đưa được hàng hoá đến tay người tiêu dùng dẫn đến tình trạng nhu cầu thị trường vẫn có mà hàng hoá không bán được. 2.2.2.2 Thực trạng quản lý, hoạt động của các doanh nghiệp sau khi đi vào hoạt động.

Một số vấn đề còn tồn tại trong các DNVVN

a. Thực trạng quản lý trong các DNVVN

Vấn đề thứ nhất là nhiều người cho rằng rằng lợi nhuận là điều quan trọng nhất đối với công ty, nhưng lợi nhuận chỉ là thứ yếu với một doanh nghiệp mới đi vào hoạt động. Thị phần và dòng lưu chuyển tiền mới là điều quan trọng nhất nhưng ít người khởi nghiệp nhận ra điều này. Như cơ thể đang lớn cần nhiều dinh dưỡng, một công

ty phát triển nhanh cần rất nhiều tiền mặt để cho các lần đầu tư mới. Không có nhiều người khởi nghiệp có kiến thức về tài chính nên họ chỉ tính toán lợi nhuận và khái niệm dòng tiền là tương đối khó khăn với họ. Bằng chứng là hầu hết DN chọn lợi nhuận là quan trọng nhất, không ai đánh giá cao vai trò của khả năng thanh toán. Có tới 53% người trả lời lợi nhuận là quan trọng nhất, nhưng chỉ có 42% trả lời thị phần là quan trọng và chỉ 1% người chọn khả năng thanh toán của doanh nghiệp là quan trọng nhất.

Vấn đề thứ hai là khả năng quản lý không theo kịp tốc độ phát triển của công ty. Họ nhìn vào doanh số, nhìn vào dự báo lợi nhuận. Những thứ đó khiến họ nghĩ rằng họ sẽ phát tài vào năm tới, họ sẽ kiếm được nhiều tiền nhưng họ không biết rằng họ không còn khả năng quản lý công ty nữa. Lúc đầu, người sáng lập tự mình làm tất cả, rồi bỗng mọi việc trở nên tồi tệ, chất lượng thoái hoá, khách hàng thanh toán không đúng hạn, DN không giao được hàng đúng hạn nữa, có tới 60% trả lời từng không đáp ứng được đơn hàng.

b. Thực trạng tài chính của các DNVVN

Vốn là khó khăn lớn nhất cho những người khởi nghiệp, hầu hết các DNVVN có lượng vốn rất nhỏ. Thủ tục vay vốn chưa thông thoáng, chi phí sử dụng vốn lớn, sức ép nợ nần cao. Với bản điều tra thì không khó để nhận ra vốn là điều khó khăn nhất khi khởi nghiệp với 60% DN cho biết khó khăn lớn nhất của họ khi khởi nghiệp là vốn.

Hệ thống tài chính yếu kém, tài chính không rõ ràng, minh bạch, mức độ am hiểu về tài chính của chủ doanh nghiệp ở mức thấp. Khả năng huy động vốn kém. Số liệu sổ sách của công ty phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính của mình. Việc tuân thủ các nguyên tắc tài chính, kế toán không chỉ giúp doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động mà còn thuận lợi hơn trong việc vay vốn, tìm kiếm tài trợ...

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính cũng một phần do không đánh giá đầy đủ các tác động trong quá trình thực hiện dự án, không tính toán thời gian thu hồi vốn, không tính toán được dòng tiền, đặc biệt là không phân tích đúng mức độ rủi ro.

Đại diện cả phía chủ DNVVN và ngân hàng đều đồng thuận rằng, việc thiếu vốn có nguyên nhân ngay từ phía các doanh nghiệp. Không ít doanh nghiệp “mất tích” khỏi địa chỉ đăng ký thành lập, một số doanh nghiệp hoạt động trái chức năng được phép, cố ý làm trái pháp luật, buôn lậu, trốn thuế, sử dụng giấy tờ giả mạo, lừa đảo cơ quan chức năng để thành lập doanh nghiệp, góp vốn liên doanh, lừa đảo vay vốn ngân hàng, hoàn thuế VAT...

Điều này đã làm cho các DNVVN khó tiếp cận vốn vay của các tổ chức tài chính. Hiện nay, các khoản vay của các DNVVN Việt Nam chiếm tới 80% là của các tổ chức phi tài chính và người thân, chỉ có khoảng 20% từ các ngân hàng. Theo cục phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư thì chỉ có 32,38% doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn của các ngân hàng nhà nước, 35,24 khó tiếp cận và 32,38% không thể tiếp cận được nguồn vốn này.

Trong khi đó, việc tiếp cận nguồn vốn khác cũng gặp khó khăn. Chỉ có 48,65% số doanh nghiệp có khả năng tiếp cận; 30,43% số doanh nghiệp khó tiếp cận và

20,92% không tiếp cận được. 18

Mặc dù các ngân hàng đang nỗ lực cho các doanh nghiệp vay vốn song với tài sản thế chấp không có hoặc thấp của các DNVVN thì cũng rất khó, nhất là thời gian qua khủng hoảng tài chính cũng có nguyên nhân từ những khoản vay dưới chuẩn. Đồ thị 2.2 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2007

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 80.00% 1st Qtr Ngun t cĩ(72,05%) Ngun t ngân sách(0,083%) Ngun vn vay(22,32%) Ngun khác(5,54%) Nguồn : Tổng cục thống kê c.Thực trạng công nghệ của các DNVVN

Bên cạnh tài chính thì yếu tố công nghệ cũng là mặt rất hạn chế của các DNVVN Việt Nam. Với 68% các doanh nghiệp dùng thiết bị sản xuất cũ kỹ sản xuất trước năm 80, máy móc, thiết bị, công nghệ lạc hậu, khoảng 15-20 năm so với thế giới trong ngành điện tử, 20 năm trong nghành cơ khí, 70% công nghệ trong ngành dệt may sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm của DN Việt Nam là 5-7% so với 20% của thế giới. Thực trạng này dẫn đến chi phí cao hơn khoảng 30% so với các nước ASEAN.

Bên cạnh đó, chỉ tiêu về sử dụng công nghệ thông tin cũng cho thấy, tuy số lượng có sử dụng máy tính cao nhưng chỉ có 11,55% số doanh nghiệp có mạng nội bộ (LAN), số doanh nghiệp có webside chỉ chiếm 2,16%. Đây là kết quả rất đáng lo

18

Hoàng Văn Dũng, chương trình VCCI trong hội nghị lãnh đạo tháo gỡ vướng mắc, thúc đẩy mạnh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, HN 13.10.2007.

ngại vì việc triển khai hoạt động thương mại điện tử còn rất hạn chế, hiện chỉ có

33,1% DNVVN tiếp cận thương mại điện tử. 19

Theo kinh nghiệm của một số nước đã xét thì công nghệ được chú trọng hàng đầu để doanh nghiệp cạnh tranh và phát triển.

d.Thực trạng nhân sự của các DNVVN

Các doanh nghiệp yếu kém trong việc tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, một phần là do chất lượng nguồn nhân lực thấp, hạn chế về trình độ chuyên môn, một phần là đầu tư cho hệ thống thông tin thấp, chưa có người chuyên theo dõi diễn biến thị trường nên chưa theo kịp thị trường.

Thị trường lao động Việt Nam khá dồi dào, nhất là lực lượng lao động trẻ, song thực tế, các doanh nghiệp luôn thiếu lao động có tay nghề chuyên môn giỏi, tính chuyên nghiệp không cao. Hơn nữa, trong các DNVVN có nhiều hạn chế về môi trường làm việc chuyên môn, chế độ đãi ngộ, chế độ chính sách… rất nhiều các DN nhỏ không làm hợp đồng với người lao động và họ không được đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Các doanh nghiệp nhỏ ở Việt Nam chủ yếu là tận dụng lao động nhàn rỗi, giá rẻ mà không đặt ra cho công việc một tiêu chí về chất lượng lao động, không chú trọng đào tạo để phát triển cho tương lai. Vì những lý do trên, kết hợp với phong cách quản lý nên khó thu hút được lực lượng làm việc lâu dài từ đó dẫn đến biến động nhân sự thường xuyên, ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp nhỏ chỉ như là nơi thực tập của người lao động, khi có kinh nghiệm họ sẽ tìm đến các DN lớn hơn.

Ở cấp quản lý, số chủ doanh nghiệp có trình độ tiến sỹ chỉ chiếm 0.66% ; thạc sỹ là 2.33% ; tốt nghiệp đại học 37.82% ; cao đẳng chiếm 3.56% ; trung cấp chiếm

12.33% còn lại có trình độ thấp hơn. 20

Với bản điều tra thì tỷ lệ chủ doanh nghiệp có trình độ đại học là cao nhất (54%), nhưng do các doanh nghiệp được khảo sát đều là doanh nghiệp mới thành lập gần đây nên tỷ lệ này được cải thiện.

Mặc dù trình độ về quản lý, pháp lý của hầu hết các chủ doanh nghiệp còn hạn chế nhưng rất ít người sử dụng các dịch vụ tư vấn khi thành lập doanh nghiệp (32%) trong khi hiện nay có rất nhiều những công ty tư vấn, những trung tâm và tổ chức tư vấn ưu đãi hoặc miễn phí. Điều này nói lên sự chuẩn bị không chu đáo của các doanh nghiệp trong quá trình thành lập hoặc chủ quan, xem nhẹ những kinh nghiệm từ những chuyên gia.

19

Trên đây là những điều chưa hợp lý trong quá trình thành lập doanh nghiệp và những yếu kém trong các DNVVN, trong đó có nhiều vấn đề hoàn toàn có thể khắc phục được.

2.2.2.3 Đăng ký kinh doanh, thủ tục và các chính sách hỗ trợ.

a. Thực trạng của thủ tục hành chính ở Việt Nam

Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế như hiện nay, Việt Nam đã có tiến bộ vượt bậc trong việc cải cách luật lệ kinh doanh và hành chính. Từ khi có những cải cách mạnh mẽ về thành lập doanh nghiệp của luật doanh nghiệp năm 1999, số lượng doanh nghiệp đăng ký ở nước ta tăng rất nhanh, nhưng cũng còn nhiều hộ kinh doanh cá thể (ước tính khoảng 2,7 triệu) chưa gia nhập khu vực chính thức.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch khởi sự cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)