3. Một số kiến nghị nhằm bổ sung cơ chế hiện hành liên quan đến
3.3. Đối với Ngân hàng Công thơng Việt Nam:
NHCT Đống Đa là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Công thơng Việt Nam, để đẩy mạnh nghiệp vụ bảo lãnh trong thời gian tới thì Chi nhánh có những kiến nghị với Ngân hàng Công thơng Việt Nam nh sau:
Ngân hàng Công thơng Việt Nam cần hỗ trợ cho các chi nhánh khi có nhu cầu ngoại tệ lớn mà bản thân ngân hàng không thể đáp ứng đợc thông qua việc điều chuyển vốn ngoại tệ giữa các chi nhánh.
Ngân hàng Công thơng Việt Nam có quy định rõ tài khoản hạch toán số tiền bảo lãnh, tài khoản hạch toán tài sản thế chấp bảo lãnh, tài khoản hạch toán số tiền ký quỹ nhng lại cha có quy định hạch toán số tiền mà ngân hàng bảo lãnh trả thay cho bên đợc bảo lãnh vào tài khoản nào. Kiến nghị nên hạch toán vào một tài khoản bậc 2 riêng để thuận tiện trong việc đánh giá và theo dõi hoạt động bảo lãnh.
Theo công văn số 1851/CV-NHCT 5 ngày 01/07/1998 thì Tổng giám đốc Ngân hàng Công thơng Việt Nam không uỷ quyền cho giám đốc chi nhánh quyết định bảo lãnh về vay vốn nớc ngoài. Đây là biện pháp nhằm hạn chế việc vay nợ nớc ngoài tràn lan trong thời gian trớc đây. Nhng xét trong điều kiện hiện nay, việc quy định nh vậy làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận đối với nguồn vốn nớc ngoài, tốn thời gian và chi phí vay vốn nớc ngoài tăng cao do phải thông qua NHCT Việt Nam, gây khó khăn cho Chi nhánh do một hình thức bảo lãnh khá quan trọng bị hạn chế. Trong khi đó với khả năng của mình NHCT Đống Đa có thể tự mình quyết định bảo lãnh cho những hợp đồng bảo lãnh mà giá trị bảo lãnh ở mức thấp. Vậy nên chăng Ngân hàng Công thơng Việt Nam nên uỷ quyền cho chi nhánh có thể quyết định bảo lãnh vay vốn nớc ngoài với một mức tối đa (chẳng hạn 500.000 USD), trờng hợp lớn hơn phải trình Ngân hàng Công thơng Việt Nam xem xét.
Ngân hàng Công thơng Việt Nam nên tổ chức những buổi tập huấn, cuộc thi nghiệp vụ giữa chi nhánh trong hệ thống, thông qua đó giúp cán bộ nhân viên có thể trao đổi, rút kinh nghiệm và nâng cao trình độ nghiệp vụ.