Về nội dung thẩm định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 77 - 79)

VIII. Nguồn vốn khác bù đắp thiếu hụt và trả nợ vay.

2. Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án tại VCB Bắc Ninh 1 Hoàn thiện phương pháp và nội dung thẩm định dự án một cách hợp

2.1.2. Về nội dung thẩm định

Nội dung thẩm định cần hoàn thiện ở những mặt sau:

- Thẩm định tổng vốn đầu tư và nguồn tài trợ:

Trong tính toán tổng vốn đầu tư của dự án, cán bộ thẩm định của ngân hàng thường chỉ để ý đến đơn giá do chủ đầu tư đưa ra mà ít có sự so sánh với giá thị trường. Do đó, nên xem xét kỹ về các số liệu giá cả thiết bị, đơn giá nguyên vật liệu tính cho tài sản lưu động ròng…có sát với thị trường không. Chi nhánh nên xây dựng thành một khung giá với những dự án có tài sản cố định và tài sản lưu động tương đối giống nhau để rút ngắn được thời gian tính toán cho cán bộ thẩm định. Bên cạnh đó phải thường xuyên cập nhật thông tin thị trường để khung giá đặt ra luôn sát với thị trường. Các biến động về lạm phát hay tỷ giá hối đoái cũng cần được tình đến để ước lượng khoảng dự phòng phù hợp. VCB Bắc Ninh cũng cần có sự so sánh đối chiếu giữa những dự án thuộc cũng lĩnh vực, loại hình được thực hiện bởi các công ty khác để tăng tính khách quan trong tính vốn đầu tư.

Về phía nguồn tài trợ, Ngân hàng cần xác định được các nguồn tài trợ và vị trí của từng nguồn tài trợ đối với dự án. VCB Bắc Ninh cần phải thận trọng trong khi ra quyết định cho vay nếu xét trong trường hợp dự án không thành công mà ngân hàng chỉ được trả nợ sau khi các nguồn khác được thanh toán. Vốn chủ đầu tư đóng góp trong dự án cần đặc biệt quan tâm độ trách nhiệm của chủ đầu tư có không chỉ là tấm đệm an toàn cho dự án mà còn có ảnh hưởng đến thái độ trách nhiệm của chủ đầu tư trong thực hiện dự án. Vốn của chủ đầu tư nên quy định phải trên một tỷ lệ nhất định trong tổng vốn đầu tư. Qua đó, chi nhánh có thể giảm thiểu rủi ro với khoản cho vay, tránh được những tổn thất.

Với các nguồn khác, ngân hàng phải xem xét tính khả thi và chắc chắn của từng nguồn, đảm bảo là quá trình thực hiện dự án không bị đình trệ vì thiếu vốn.

- Thẩm định dòng tiền của dự án:

Một trong những yếu tố quyết đinh tới tính chính xác của NPV cũng như các chỉ tiêu tài chính khác là việc tính toán dòng tiền chênh lệch chính xác. Muốn vậy cần phải tính chính xác các yếu tố doanh thu chi phí từng năm của dự án cũng như thời điểm xuất hiện các dòng doanh thu, chi phí đó.

án khi tính toán doanh thu của dự án, bao gồm: doanh thu từ sản phẩm chính, doanh thù từ sản phẩm phụ…chác tính toán một cách khái quát. Phải xem xét cẩn thận đến đơn giá của sản phẩm do chủ đầu tư đưa ra: có hợp lý không, có tính cạnh tranh trên thị trương không băng việc so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, đặc biệt các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài.

Bên cạnh đó, chi nhánh cần chú ý tới chi phí khấu hao và chi phí trả lãi khi tính chi phí của dự án. Cán bộ thẩm định cần xem xét phương pháp khấu hao được áp dụng có hợp lý và hợp pháp không; tổng mức khấu hao của các năm có bằng nguyên giá hay không và tính cả các khấu hao của các thiết bị của doanh nghiệp. Chính sách khấu hao của doanh nghiệp có phù hợp với quy định của luật pháp hay không. Chi nhánh cần xây dựng một danh mục những tài sản cố định và tỷ lệ khấu hao hợp lý tương ứng với mỗi tài sản đó tạo điều kiện cho các cán bộ thẩm định đối chiếu khi tiến hành thẩm định. Đối với chi phí trả lãi cần xem xét thận trọng trong trường hợp dự án đi vay theo lãi suất biến đổi.

Một vấn đề nữa cần chú ý khi tính toán dòng tiền của dự án là phải tính tới chi phí cơ hội vì hiện nay chi phí này vẫn chưa được Chi nhánh đưa vào khi tính toán thẩm định dòng tiền.

- Thẩm định lãi suất chiết khấu:

Ngân hàng hiện nay đang lấy lãi suất cho vay trung và dài hạn cộng với một phần bù rủi ro nhất định làm lãi suất chiết khấu. Đây là cách tính tương đối đơn giản so với việc phải tính chi phí vốn trung bình của dự án. Tuy nhiên cần tính xem phần bù rủi ro được cộng thêm bao nhiêu là hợp lý và với mỗi dự án khác nhau thuộc các lĩnh vực khác nhau thì phần bù rủi ro cũng phải khác nhau. Do đó, cần xây dựng một phương pháp xác định lãi suất chiết khấu một cách hợp lý.

Trong điều kiện thị trường tài chính Việt Nam còn chưa hoàn hảo thì việc tính toán chi phí vốn trung bình là rất khó khăn nên trước mắt chi nhánh vẫn có thể sử dụng cách cũ để xác định lãi suất chiết khấu nhưng cần tính toán phần bù rủi ro hợp lý cho từng loại hình dự án cụ thể. Tuy nhiên trong tương lai, khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển thì cần xây dựng một cách tính chính xác hơn nhằm đảm bảo sự hợp lý giữa lợi nhuận thu được và rủi ro phải chấp nhận.

Bên cạnh việc sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy, Chi nhánh cần áp dụng các phương pháp phân tích tình huống và phân tích mô phỏng để xác định rủi ro của dự án. Việc sử dụng các phương pháp này đòi hỏi khối lượng tính toán rất lớn nên nhất định phải có phần mềm chuyên dụng để xử lý. Các tình huống được đặt ra để phân tích cần hợp lý, tránh tình trạng đưa ra nhiều tình huống nhưng vẫn không đánh giá được rủi ro của dự án.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w