Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương – Chi nhánh Bắc Ninh:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 29 - 33)

thương – Chi nhánh Bắc Ninh:

Thẩm định Tài chính dự án đầu tư là một nội dung thẩm định quan trọng đối với các dự án đưa đến Ngân hàng ngoại thương xin vay vốn. Nó là công tác quan trọng nhất trong quy trình thẩm định của ngân hàng. Thẩm định tài chính là căn cứ quan trọng để quyết định tài trợ vốn. Dự án chỉ có khả năng trả nợ khi dự án được đánh giá là khả thi về mặt tài chính, có nghĩa là dự án phải đạt được hiệu quả và có độ an toàn cao về mặt tài chính.

Công tác thẩm định tài chính có mối quan hệ mật thiết với thẩm định các khía cạnh khác trong dự án. Thẩm định khía cạnh thị trường tạo cơ sở cho các số liệu kỹ thuật và thông qua các số liệu này, thì sẽ có thể tính toán được tổng vốn đầu tư, chi phí và doanh thu của dự án từ đó mà đánh giá được tính hiệu quả và tính khả thi của dự án.

Khi thẩm định tài chính thì cán bộ thẩm định sẽ đi sâu xây dựng bảng dòng tiền, khả năng trả nợ và phân tích độ nhạy của dự án.

Trong văn bản hướng dẫn thẩm định dự án chung của NHNT Việt Nam thì nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư được thông qua các nội dung cơ bản sau:

- Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án. - Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án

- Thẩm định khả năng triển khai vốn của dự án. - Thẩm định các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án. - Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

- Thẩm định an toàn về tài chính (dùng phương pháp phân tích độ nhạy).

2.2.5.1. Thu thập và xử lý thông tin về khách hàng và dự án.

Khi có một dự án khách hàng mang đến Ngân hàng để xin vay vốn, Chi nhánh thẩm định lại tính chính xác của các nguồn thông tin do khách hàng cung cấp. Để làm được điều này, CBTĐ Chi nhánh đến trực tiếp doanh nghiệp để tìm hiểu tình hình SXKD của doanh nghiệp; tìm hiểu về thực trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị của doanh nghiệp; xác minh được địa điểm cơ sở nơi đầu tư dự án… Ngoài ra, CBTĐ thu thập thêm từ các nguồn thông tin bổ sung, các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau để phục vụ cho quá trình thẩm định như: giá cả, tình hình cung cầu của thị trường đối với sản phẩm dự kiến của dự án; tìm hiểu từ các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào, các nhà

tiêu thụ sản phẩm tương tự, tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, từ các cơ quan quản lý Nhà nước… Trên cơ sở đó, CBTĐ xem xét dự án trên các phương diện về mục tiêu của dự án, về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án; khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, nhận xét các phương diện kỹ thuật, phương diện tổ chức quản lý thực hiện dự án…

Trên thực tế, việc xác định chính xác các thông tin về dự án không phải dễ, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng có thể làm méo mó thông tin, kể cả nguyên nhân khách quan và chủ quan, yêu cầu cán bộ thẩm định cần xem xét kỹ lưỡng vì giai đoạn này rất quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thẩm định tất cả các giai đoạn sau.

2.2.5.2. Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án:

 Tổng mức đầu tư

Tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư. Để tránh tình trạng khi dự án đi vào thực hiện vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫn đến không cân đối được nguồn vốn, Chi nhánh tiến hành thẩm định tổng vốn đầu tư, mà mục đích cuối cùng là xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án.

Căn cứ vào hồ sơ dự án/ khoản vay để xác định chỉ tiêu này. Tùy theo tiến độ triển khai thực hiện mà hồ sơ gồm có:

- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi - Quyết định phê duyệt dự án

- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán - Quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư.

- Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu thầu, hợp đồng thi công xây lắp và cung cấp thiết bị.

Sau khi đã xác minh lại nguồn thông tin mà khách hàng mang đến, Ngân hàng sẽ căn cứ vào hồ sơ xin vay của khách hàng để xem xét tổng mức vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp.

 Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án

Vốn đầu tư ban đầu có thể có nhiều hình thái khác nhau như: vốn xây dựng, vốn mua sắm thiết bị, chi phí quản lý, chi phí trả lãi vay…nên khi thẩm định tổng vốn đầu tư,

trước hết cán bộ thẩm định xem đã đầy đủ các khoản mục cần thiết hay chưa,suất đầu tư của dự án cao hay thấp, mức độ hợp lý như thế nào, ngoài ra nhìn vào dự án cán bộ thẩm định có thể dự đoán các nguyên nhân làm tăng giảm tổng vốn sử dụng như lạm phát, trượt giá, các khoản phát sinh thêm, dự phòng thay đổi tỷ giá ngoại tệ…. Để làm được điều này, ngân hàng có thể sử dụng những dự án tương tự làm căn cứ, cơ sở so sánh.

Tại VCB Bắc Ninh, việc xác định tổng mức đầu tư được xác định theo phương pháp cộng chi phí. Tức là, căn cứ vào các khoản chi phí tính theo từng bộ phận cấu thành tổng mức đầu tư rồi tổng hợp thành tổng mức đầu tư. Phương pháp này chủ yêu dựa vào các chi phí được dự tính cho từng công việc theo thiết kế cơ sở cho dự án trong phần phân tích kỹ thuật. Cán bộ thẩm định thường xác định tổng mức vốn đầu tư dựa vào: vốn đầu tư cố định, vốn lưu động và vốn dự phòng.

Bảng 2.1: Xác định Tổng mức vốn đầu tư theo các yêu tố cấu thành tại VCB Bắc Ninh

Năm thực hiện

Thành phần vốn đầu tư 1 2 … n

I.Vốn cố định

1.Chi phí trước vận hành 2.Chi phí xây lắp và thiết bị

-Chi phí xây lắp -Chi phí thiết bị II.Vốn lưu động 1. Vốn sản xuất 2. Vốn lưu thông III.Vốn dự phòng Tổng mức đầu tư

(Nguồn: Mẫu báo cáo thẩm định VCB Bắc Ninh)

Trong đó:

- Vốn xây lắp bao gồm cả chi phí khảo sát, thiết kế, tiền thuê đất…

- Vốn thiết bị bao gồm: thiết bị nhập khẩu bằng ngoại tệ, thiết bị mua trong nước, tận dụng thiết bị hiện có… Trường hợp thiết bị nhập khẩu theo phuơng thức trả chậm thì cán bộ thẩm định phải ghi rõ trị giá và lãi suất, hoa hồng… trả chậm. Qua đó so sánh với lãi suất vay trong nước để quyết định cho vay hay bảo lãnh.

- Vốn lưu động sản xuất: là vốn cần thiết cho một chu kỳ sản xuất, kể cả các khoản chi phí dự trù bảo hiểm cần thiết.

- Vốn lưu động lưu thông: là khoản khó xác định chính xác. Để xác định khoản này thì cán bộ thẩm định tham khảo các dự án tương tự và dựa vào đặc điểm của từng dự án để xác định.

- Vốn dự phòng: không vượt quá 15% tổng mức đầu tư, phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm của từng loại công trình.

- Xác định được tổng vốn đầu tư là quan trọng, xong để cho dự án được tiến hành trôi chảy thì cần xác định được kế hoạch triển khai vốn phù hợp với tiến độ của dự án và khả năng đáp ứng vốn theo đúng tiến độ. Để đảm bảo điều đó, thì cán bộ thẩm định kỹ càng khả năng triển khai vốn cho dự án bao gồm các yếu tố: nguồn tài trợ, khả năng đảm bảo vốn từ mỗi nguồn cả về mặt số lượng và chất lượng.

2.2.5.3. Thẩm định nguồn vốn và khả năng triển khai vốn cho dự án:

Xem xét khả năng tham gia, chi phí, điều kiện vay đi kèm của từng lại nguồn vốn. Đối với từng loại nguồn vốn, VCB Bắc Ninh xem xét ở các khía cạnh cơ bản sau:

- Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp: tiến hành kiểm tra, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ đó xác định nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và xem xét khả năng huy động nguồn vốn này của doanh nghiệp… Thông thường căn cứ vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để cán bộ tín dụng thẩm định nguồn vốn này.

- Nguồn vốn vay: xem xét độ tin cậy về khả năng cho vay của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng cam kết cho vay. Đặc biệt đối với các dự án có tổng mức đầu tư lớn, có nhu cầu vay lớn thì việc xem xét khả năng cho vay của các ngân hàng hết sức quan trọng nó đảm bảo khả năng cung cấp vốn cho dự án không làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án do có thể làm chậm tiến độ đưa dự án vào vận hành kinh doanh.

Việc xác định nguồn tài trợ cho dự án cũng là xác định một cơ cấu vốn tối ưu cho dự án nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư. Do có sự ảnh hưởng của yếu tố đòn bẩy tài chính nên tuỳ theo tình hình tài chính của doanh nghiệp mà chủ đầu tư sẽ đưa ra một cơ cấu vốn tài trợ cho dự án phù hợp.

CBTĐ tiến hành phân tích so sánh các nội dung trên, nếu thấy có sự khác biệt ở bất kỳ nội dung nào thì CBTĐ phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và từ đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của

dự án. VCB Bắc Ninh tiến hành đánh giá tiến độ thực hiện dự án, từ đó xác định nhu cầu vốn cho từng giai đoạn. Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, CBTĐ kiểm tra lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, và từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu, chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn.

2.2.5.4. Thẩm định tỷ suất lợi nhuận và tính dòng tiền của dự án a. Thẩm định doanh thu:

Trước khi lập bảng tính doanh thu của dự án thì cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định các nội dung như: Giá thành từng loại sản phẩm, so sánh giá thành này với các các loại sản phẩm tương tự trên thị trường. Kiểm tra về giá bán sản phẩm của dự án trên thị trường, kiểm tra công suất của dự án, việc tính toán doanh thu có đúng với công suất thực tế dự tính hay không và công suất dự tính đã hợp lý hay chưa.

 Thẩm định công suất dự kiến của dự án:

- Công suất thiết kế: Là công suất mà dự án đạt được khi dự án hoạt động trong điều kiện bình thường, tức là máy móc hoạt động theo đúng yêu cầu dây chuyền công nghệ và không bị gián đoạn vì những lý do không dự tính trước như: hỏng hóc đột xuất, cúp điện,... (thông thường là 300 ngày/năm, 1-1,5 ca/ngày, 8h/1ca).

Công thức tính công suất thiết kế:

Công Suất Công suất thiết kế Số giờ Số ca làm Số ngày

Thiết kế = trong 1 giờ của máy X làm trong X trong X làm việc

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư vay vốn ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Ninh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w