Ảnh hưởng của “Tam tòng”, “Tứ đức” đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay Một số giải pháp cơ bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Học thuyết “Tam tũng”, “Tứ đức”và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 66 - 78)

ngày nay. Một số giải pháp cơ bản

* Phát huy bình đẳng giới.

Thay đổi cục diện bình đẳng nam nữ trong gia đình sẽ góp phần không nhỏ cho sự bình đẳng chung, góp phần làm thay đổi sản xuất kinh tế gia đình, từ đó sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực chung cho toàn xã hội. Như vậy, vấn đề bình đẳng giới không chỉ cần thiết cho phụ nữ hiện đại mà là một vấn đề mang ý nghĩa chiến lược của Việt Nam.

Ngày nay, phụ nữ trong gia đình, nhất là ở nông thôn, vùng sâu miền núi, hải đảo... vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi từ sự bất bình đẳng. Trong tư duy, nếp nghĩ, thói quen

của nhiều người đàn ông quan niệm bất bình đẳng vẫn tồn tại và được truyền nối một cách có ý thức hoặc vô thức. Đấu tranh để xoá bỏ tư tưởng này là một cuộc đấu tranh lâu dài, cần lực lượng đông đảo của toàn xã hội trong đó đóng vai trò đặc biệt là đàn ông. Trước hết, phái nam phải thay đổi cách nhìn nhận, đánh giá về phụ nữ và có những hành động tôn trọng họ. Về phía bản thân người phụ nữ: Bằng sự nỗ lực của bản thân, luôn khẳng định được vị ví, vai trò của mình; có ý thức cao về việc tự chăm sóc, tự vươn lên những chuẩn mực của thời đại mới, hoàn thành tốt, chức năng gia đình, xã hội; gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc.

Về phía xã hội: Nhà nước, các hoạt động của đoàn thể đã đưa bình đẳng giới vào các chương trình hoạt động trợ giúp phụ nữ tạo nên dư luận xã hội. Phụ nữ được bình đẳng trong học tập nâng cao trình độ; bình đẳng trong lao động; trong nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ và tâm hồn; bình đẳng trong mọi quyết sách của Nhà nước. Có như vậy, trí lực, sức lực của người phụ nữ mới có điều kiện phát triển để cống hiến cao nhất cho gia đình và xã hội. Cần phải nhắc lại chức năng của phụ nữ và không ai thay thế được họ là sinh ra thế hệ nối tiếp, là người tạo nền tảng tâm hồn, tư duy, nhân cách cho trẻ, là người thầy đầu tiên và suốt cả cuộc đời của con người. Đứa trẻ ngay những ngày đầu tiên trong phôi thai đã tiếp nhận được dấu ấn ban đầu của người mẹ cho sự phát triển bộ não và sự rung động của trái tim. Cái ban đầu ấy vô cùng quan trọng. Vậy sự bình đẳng giới với phụ nữ để họ được phát triển cao chẳng phải là "đầu tư cho tương lai", "đầu tư cơ bản", "đầu tư chiều sâu" đó sao?

Thực trạng trong xã hội Việt Nam còn nhiều hiện tượng bất bình đẳng. Điều đó không chỉ có trong gia đình mà còn ngoài xã hội, ở các tổ chức, đoàn thể, ở các chế độ chính sách… Ví như: cho đến nay, việc đi chợ, nấu cơm, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa… chiếm phần lớn thời gian, sức lực của phụ nữ nhưng chưa được xếp vào danh mục lao động. Vì vậy, lao động trong gia đình chưa được tính công mặc dù họ rất vất vả. Dẫn đến kết quả là: số giờ lao động cho gia đình + xã hội của vợ lớn hơn chồng nhiều nhưng định giá mức thu nhập lại rất thấp. Tất nhiên, trong giai đoạn hiện nay chúng ta không đòi hỏi gia đình phải trả lương cho phụ nữ về lao động gia đình; nhưng điều chúng ta cần ở đây là mọi người phải cùng có ý thức chia sẽ, đỡ đần, giúp đỡ và phải trân trọng giá trị vô hình ấy của phụ nữ hiện đại. Về phía Nhà nước phải có kế hoạch đưa chương trình bù

đắp cho phụ nữ bởi lao động gia đình là loại lao động tái sản xuất sức lao động của con người. Nếu không hình thức lao động này, người lao động sẽ kiệt quệ dần cả về tinh thần lẫn thể chất. Xã hội vì thế cũng không thể phát triển.

Trong điều tra "Tranh chấp hôn nhân gia đình và thủ tục giải quyết vấn đề này ở Việt Nam" của Phạm Thanh Vân (Viện Gia đình và giới - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), tháng 9-2005 cho rằng: Điều nổi bật nhất liên quan đến vấn đề giới qua điều tra này là "đa số phụ nữ đứng đơn trong các vụ tranh chấp hôn nhân và gia đình" (chiếm 90%). Điều đó cho thấy việc họ bị ngược đãi, dồn ép trong gia đình tới mức không còn sự lựa chọn nào khác. Theo số liệu của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, trong 23.788 vụ ly hôn thì có tới 30% vụ là do người phụ nữ bị đánh đập ngược đãi không chịu nổi phải đứng đơn xin ly hôn [19, tr.127]. Hơn nữa, nó còn cho thấy địa vị của người phụ nữ trong gia đình đã được cải thiện, đặc biệt về kinh tế nên họ đã nhìn nhận bảo vệ hạnh phúc của mình một cách tự tin và chủ động hơn, không cam chịu. Bên cạnh đó lại có một thực tế: khi có sự kiện tụng về vấn đề hôn nhân và gia đình thì cần phải Tòa án nhân dân can thiệp. Nhưng hiện nay cả nước đã có gần 200 nghìn tổ hòa giải cơ sở và những người có uy tín ở cộng đồng tham gia giải quyết bằng phong tục, luật tục. Điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến bình đẳng giới vì khi xảy ra bạo lực giữa vợ và chồng, sự giải quyết của tổ hòa giải một cách kịp thời sẽ ngăn chặn được bạo lực, tránh hậu quả nặng nề cho phụ nữ; nhà của tổ viên tổ hòa giải đôi khi trở thành nơi chị em là nạn nhân của bạo lực đến lánh nạn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tổ hòa giải ở cơ sở cũng mang lại lợi ích cho người phụ nữ mà phần nhiều là động viên họ phải kiềm chế, nhẫn nại, chịu đựng, phải hy sinh bản thân... Có tình trạng này vì những người làm công tác hòa giải ở địa phương hầu như chưa được đào tạo nâng cao nhận thức về giới, khi giải quyết tranh chấp không trên cơ chế chính thức mà bằng những quan niệm, những phong tục, tập quán mang tính chất lạc hậu, phân biệt đối xử nam - nữ; trái với luật hôn nhân và gia đình. Nếu chỉ dựa trên luật tục mà xét xử các vụ kiện tụng trong hôn nhân thì đối với xã hội nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng, người phụ nữ phải gánh chịu nhiều bất công nhất.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp đem áp dụng máy móc sự bình đẳng, hậu quả dẫn đến sự đổ vỡ: có người vợ ngoại tình, có người phụ nữ kiêu căng, khinh thường bạn đời.

Nhà kia lỗi phép con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng

(Tú Xương)

Đặc biệt là ở những gia đình mới nổi, gia đình hãnh tiến đã quá thần bí sức mạnh vật chất. Vợ chồng, cha con, anh em lấy đồng tiền ra làm thước đo giá trị khi xử sự với nhau; xuống cấp về đạo đức, đánh mất chính mình và những tình cảm thiêng liêng, phá hoại nền tảng gia đình. Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, có một chương về quan hệ giữa các thành viên trong gia đình (chương V). Điều này chứng tỏ Nhà nước ta cũng rất quan tâm đến vấn đề này, vì trong thực tế cuộc sống hiện đại đã có nhiều hiện tượng tiêu cực phát sinh cần phải được điều chỉnh bằng luật pháp.

Vì vậy, bình đẳng giới theo xu hướng phát triển của thời đại nhưng cũng luôn phải đảm bảo yếu tố truyền thống, và yếu tố văn hoá truyền thống có nhiều nét đẹp nhất là “Tứ đức” xưa.

* Đổi mới chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình

Đặc biệt quan tâm đến chính sách xã hội đối với phụ nữ và gia đình trong thời điểm này là một bước đi đúng hướng; bởi việc hỗ trợ cho phụ nữ phát triển đã không còn chỉ là việc để cho giới nữ hoặc của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam mà là việc của Đảng và Nhà nước.

Việc hỗ trợ phụ nữ phát triển phải được thực hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hoá, trong đó kinh tế đóng vai trò quyết định gắn liền với vấn đề kinh tế là giải quyết việc làm cho phụ nữ.

Con người hôm nay phải chạy đua trong nền kinh tế thị trường, luôn phải đối mặt với đồng tiền, rất cần có nền móng nhân bản vững chắc. Sự nhạy cảm của tâm hồn, sự sắc sảo của tư duy, sự trong sáng của đạo đức và phong cách, đó là những giá trị chỉ con người mới cần có và bắt buộc phải có. Những giá trị đó con người được thừa hưởng trước tiên từ nguồn gốc của gia đình mình và trong gia đình, người mẹ là người truyền thụ đầu tiên, tạo ảnh hưởng sâu lắng nhất đối với thế hệ tương lai. Vì thế đổi mới chính

sách xã hội đối với gia đình và phụ nữ, thực chất là nhằm thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng. Chính sách Nhà nước trước hết quan tâm đến số đông là lao động nữ; chính sách quan tâm số ít lao động trí óc và lao động tài năng; chính sách quan tâm đến những người lao động nghệ thuật là nữ…

Ví dụ đối với phụ nữ trí thức, phụ nữ lao động tài năng, chính sách cần lưu tâm đến độ tuổi lao động, sự xuất hiện độ chín tài năng của họ không đồng đều. Phụ nữ khi ở độ tuổi không còn bận con nhỏ - đây là độ tuổi có một tốc độ phát triển kỳ diệu.

Tuy nhiên, độ tuổi và tài năng của người phụ nữ ở mỗi ngành nghề có những nét đặc thù. Trong lao động nghệ thuật, có những loại hình nghệ thuật tuổi nghề không vượt quá 35 - 40 tuổi khi cơ thể và vẻ đẹp đã bước vào giai đoạn lão hoá. Nhưng về trí tuệ của họ thì lại bước vào độ chín. Hoặc ở những ngành nghiên cứu, nữ trí thức đầu ngành phải có chính sách phù hợp về độ tuổi lao động, nếu không xã hội sẽ đánh rơi nhiều vốn quý mà phải trải qua hơn 55 năm trở nên mới tạo dựng được. Trí tuệ là sản phẩm rất đặc thù, mang dấu ấn cá nhân, không ai có thể thay thế ai được.

Có một thực tế về hàng loạt những chính sách phụ nữ đã được thi hành như: "Giảm biên chế", "nghỉ 41", "về một cục", "mất sức lao động"… tại các cơ quan, xí nghiệp, công ty đã đẩy hàng loạt phụ nữ ra khỏi guồng máy sản xuất với lý do: năng suất lao động thấp hiệu quả làm việc kém hoặc khi duyệt đơn xin việc làm, tâm lý của người có thẩm quyền không muốn nhận lao động nữ vì một số lý do cơ bản: sức khoẻ yếu, không năng động, hay vi phạm thời gian lao động, mất thời gian cho việc mang thai, đẻ, nuôi con nhỏ… Chính vì sự tự nguyện gánh vác phần lớn việc gia đình cho phái nam nên họ thường không có nhiều thời gian cho bản thân để tái tạo sức khoẻ, sắc đẹp, học vấn… Số phụ nữ phấn đấu cho học tập ở đâu cũng thấp hơn đàn ông, hưởng thụ văn hoá nghệ thuật đàn ông cũng luôn chiếm phần lớn; ở vùng dân tộc thiểu số thì điều này lại càng trầm trọng. Ví như ở dân tộc Hà Nhì: Trong khi đàn bà phải bổ củi, đàn ông uống rượu, vui chơi, người phụ nữ nào bổ được nhiều củi, chất xung quanh nhà cao bao nhiêu thì được nhiều người con trai đến hỏi bấy nhiêu vì họ lấy đó là thước đo sự đảm đang, khoẻ mạnh của phụ nữ. Khi hoạch định chính sách chúng ta cần xem xét kỹ thực tế này. Nhưng có lẽ, trước hết là trong các cơ quan Nhà nước, ở những cương vị có thẩm quyền, cần phải có nhiều phụ nữ tham gia. Bởi chính họ là những người hiểu nhất, nhạy cảm

nhất với những hiện tượng bất bình đẳng giới. Vì vậy, trước khi đề xuất những chính sách cụ thể trên nhiều lĩnh vực trong xã hội đối với phụ nữ, phải có ngay chính sách sử dụng cán bộ nữ đầu ngành, xác định vai trò của họ một cách công bằng, đặt vào những cơ quan quyền lực ngang với nam giới. Đây không phải là xã hội "ưu tiên" hay "cho" phụ nữ mà xã hội đang rất cần họ.

* Đấu tranh nhằm xoá bỏ những quan niệm, phong tục, tập quán, lạc hậu.

Tâm lý con trai

Bảng 3.1: Nguyện vọng phải có con trai - theo trình độ học vấn

Đơn vị tính: %

Học vấn

Nguyện vọng Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III Đại học Nhất thiết phải có 61,5 61,0 51,5 37,2 33,3 Không nhất thiết phải có 38,5 39 48,5 62,8 66,7

Nguồn: Kết quả của dự án điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (của Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu).

Qua bảng điều tra cho thấy tâm lý mong muốn có con trai hơn con gái còn phổ biến ở Việt Nam. Việc chưa có con trai vẫn là gánh nặng tâm lý đối với các cặp vợ chồng. Vai trò của người con trai vẫn được đánh giá cao, chủ yếu, trong việc thờ cúng tổ tiên, nối dõi tông đường, chăm sóc phụng dưỡng mẹ già. Đối với các gia đình trẻ hiện nay, quan niệm phải có con trai không quá nặng nề. Nhưng đối với thế hệ từ 50 đến 60 tuổi trở lên vẫn coi việc có con trai là hệ trọng.

Con gái là con người ta

Con dâu mới thực mẹ cha đem về.

(ca dao)

Tâm lý ngại sinh con ở một số phụ nữ.

Tỷ lệ sinh ở Việt Nam đang ngày càng được hạ thấp do chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia, của các tỉnh, của thành phố và do sự tự ý thức xuất phát từ phía gia đình. Quan niệm "trời sinh voi, trời sinh cỏ", "nhiều con, nhiều của", "con đàn cháu

đống" đã trở thành lạc hậu dẫn đến một xu hướng khác: Ngại sinh con, ngại trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con bằng dòng sữa của mình, hoặc không muốn có gia đình… là hiện tượng đã và đang xuất hiệu ở nhiều thành phố lớn. Từ đó nảy sinh ra những hiện tượng đẻ thuê, nuôi thuê, mua bán trẻ sơ sinh. Hiện tượng bán con đã diễn ra khá nhiều ở Thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ phải yêu cầu UBND thành phố kiểm tra, ngăn chặn kịp thời vấn nạn này (Văn bản số 4076/VPCP - TTBC ngày 5/9/2001). Phóng sự trên báo Lao động số 86/2001 ngày 25/4/2001 đã đánh giá việc đẻ thuê của phụ nữ là một nghề. Những người phụ nữ này đã mặc nhiên biến mình thành "cỗ máy đẻ" để lấy khoản tiền lớn sau mỗi lần vượt cạn… Tình trạng này nếu để lan rộng sẽ làm thoái hoá đạo đức, mất tính nhân văn, nhân bản của xã hội. Thực tế nhức nhối này đã ảnh hưởng rất lớn đến thiên chức của người mẹ, người vợ trong gia đình, huỷ hoại nét đẹp truyền thống trong “Tứ đức” xưa. Có những gia đình đã được thiết lập, họ có khả năng sinh con nhưng lại chủ động lối sống không có con. Họ muốn có cuộc sống "không vướng bận", tập trung thời gian và vật chất cho sự thành công của công việc hoặc thỏa mãn nhu cầu "tự do" của mình.

Sự biến động về loại hình gia đình trong thời kỳ hiện đại

Cùng với sự biến động về kinh tế, chính trị, xã hội là sự biến động về loại hình gia đình. Bên cạnh những loại hình trong xã hội truyền thống như: gia đình hạt nhân, gia đình mở rộng, gia đình khiếm khuyết, hiện nay xuất hiện nhiều loại hình mới: gia đình không con; gia đình độc thân; gia đình kết bạn; đặc biệt là gia đình thể nghiệm. Gia đình thể nghiệm là gia đình của những người yêu nhau, hợp nhau, sống chung với nhau trước khi kết hôn hoặc không kết hôn. Đây là loại "mốt" ở phương Tây nhằm khắc phục tình trạng ly hôn của những người yêu vội, cưới vội chưa có sự hiểu biết kỹ về nhau. Song nó cũng bị lợi dụng để thỏa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Học thuyết “Tam tũng”, “Tứ đức”và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 66 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)