Phương hướng xây dựng người phụ nữ việt nam hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Học thuyết “Tam tũng”, “Tứ đức”và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 62 - 66)

Những chuẩn mực cơ bản để xây dựng người phụ nữ Việt Nam hiện đại:

Đạo của Khổng Tử không phải đạo thủ cựu, nó luôn biến đổi. Sự học của Khổng Tử cũng chú trọng ở đạo biến thông của trời đất. Khổng Tử nói rằng: "Dịch: cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu". Dịch là: "cùng thì biến, biến thì thông, thông từ lâu" [10, tr.178]. Nghĩa là cứ theo đạo Dịch, "tức là theo đạo trời", việc gì đến chỗ bế tắc thì phải biến, mà không biến thì thành ra cùng, cho nên phải biến để cho thông, có thông mới được lâu. Ví như nước lên nhiều, thì phải cho chảy, nếu không chảy được thì phải ứ mà đã ứ là vỡ. Vậy nên phải cho chảy, mà có chảy mới thông. Bởi lẽ nó, Khổng Tử dạy người ta phải biết theo thời mà biến đổi luôn. Song phải biến đổi từ từ theo lẽ tự nhiên làm cho người ta biến mà không biết, hóa mà không hay, thì sự biến hóa mới thật là thần diệu và mới được êm ái, vững bền. Vậy muốn tiến hóa cho phải đạo là phải biết theo thời: đến thưòi nào phải theo thời ấy. Như vậy, đạo của Khổng Tử là đạo tùy thời, theo thiên lý mà lưu hành, tất phải biến đổi luôn để cho ngày càng mới [10, tr.179].

Con người tạo nên sự phát triển của xã hội đồng thời xã hội đòi hỏi con người luôn luôn phải đổi mới. Xã hội phong kiến đã lấy "Tam tòng", "Tứ đức " làm chuẩn mực để xây dựng mẫu người phụ nữ phong kiến. Ngày nay, chuẩn mực đó chỉ còn là dư âm sâu lắng. Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, thực hiện kinh tế thị trường và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vậy người phụ nữ phải vươn tới các mục tiêu gì để vừa theo kịp thời đại, vừa phát huy những nét đẹp truyền thống của phụ nữ Việt Nam đã được tạo dựng trong suốt quá trình phát triển của lịch sử?

Thời đại đã đặt ra những chuẩn mực mới đối với người phụ nữ. Vươn tới những chuẩn mực này chính là quá trình khai thác những mặt tích cực của "Tam tòng - Tứ đức” kết hợp yếu tố thời đại cho sự phát triển của bản thân, của giới; đẩy lùi những tiêu cực của xã hội. Vì vậy, chuẩn mực về người phụ nữ hiện đại được xây dựng trên nền tảng của

truyền thống và hiện đại. Bởi, dù ở thời đại nào thì người phụ nữ Việt Nam vẫn mang những nét đặc thù của dân tộc Việt.

Trung hậu, đảm đang vẫn là nền tảng của nhân cách phụ nữ Việt Nam hôm nay.

Trung hậu, đảm đang là đạo lý làm người bao gồm cả ý nghĩa tâm linh. Chính từ yếu tố này mà phụ nữ Việt Nam đã lao động sáng tạo, phát triển; tham gia tích cực vào các hoạt động từ thiện, hoạt động cứu trợ nạn nhân xã hội, chống các tệ nạn xã hội. Trong giáo dục, giá trị đạo đức được quan tâm hàng đầu. Sau đó là trình độ văn hóa và nghề nghiệp chuyên môn, giá trị đạo đức qua điều tra hai phường Thịnh Liệt, Kim Liên, Hà Nội, có tới 93,9% số ý kiến đã trả lời mong muốn con cái hiếu thảo; con cái nghề nghiệp 73,6%; con cái có trình độ văn hóa 72,8%. Đặc biệt có tới 95% cho rằng, giáo dục đạo đức là quan trọng nhất [19, tr.125]. Các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường đang làm nhân cách không ít phụ nữ bị tha hoá dẫn đến hành vi trái pháp luật, trái đạo lý. Khác với thời kỳ bao cấp, lao động trong thời đại công nghiệp, mỗi sản phẩm làm ra đều đạt đều đạt tiêu chuẩn cạnh tranh với thị trường. Có nhiều người bằng sự ranh mãnh, gian lận đã luồn lách thu lợi nhuận lớn. Nhưng điều đó không thể bền lâu. Vấn đề phải đảm bảo chữ tín trên cơ sở trí tuệ, tài năng, đạo đức, mà đạo đức trung hậu là cơ bản.

Chuẩn mực học vấn, kiến thức: Thể hiện ở học vấn, trình độ ngoại ngữ, tin học,

kiến thức văn hóa chung. Người phụ nữ hiện đại cần phấn đấu có một trình độ học vấn nhất định để có khả năng nắm bắt thông tin mới cho công việc. Người phụ nữ phải tự mình nâng cao nghiệp vụ hoặc tham gia vào công tác đào tạo lại… Việc học tập là suốt cuộc đời. Phụ nữ ngày nay rất coi trọng học tập, sự nghiệp:

Người phụ nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần có trình độ học vấn như thế nào? Qua kết quả khảo sát cho thấy, tỷ lệ coi trình độ học vấn phổ thông trung học là chuẩn mực chỉ còn là thiểu số (chiếm 23,3%). Phần đông phụ nữ đã coi trình độ từ đại học trở lên là chuẩn mực học vấn của người phụ nữ (70,4%); thậm chí trong đó có 25,8% còn khẳng định chuẩn mực học vấn phải trên đại học [18, tr.122]. Điều đó thể hiện mức độ tự yêu cầu cao về chuẩn mực học vấn cũng như niềm khao khát được đào tạo, học tập của người phụ nữ. Nếu đặt chuẩn mực này trong bối cảnh của nền giáo dục Việt Nam đang xúc tiến công tác xóa mù chữ và phổ cập bậc giáo dục tiểu học, thì rõ

ràng đây là một đòi hỏi rất cao của người phụ nữ để đáp ứng những yêu cầu nhiệm vụ của thời đại.

Chuẩn mực về ý thức pháp luật: Lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa đòi hỏi

cao về kỷ luật, thói quen, cách tư duy. Thời gian được sử dụng một cách khoa học, chất lượng, giờ nào việc đó. Một giờ, một phút trong kinh doanh của kinh tế thị trường đều đáng giá bằng vàng. Rèn luyện ý thức pháp luật trong cuộc sống cũng như công việc đối với phụ nữ hiện đại là điều cần thiết.

Chuẩn mực về nghề nghiệp: Để khẳng định vị trí của mình trong gia đình, ngoài

xã hội, phụ nữ hiện đại cần phải phấn đấu có việc làm ổn định, tức có nghề và tinh thông trong nghề.

Để đáp ứng được yêu cầu xã hội, người phụ nữ phải được đào tạo cơ bản về nghề, tích cực tham gia các khoá đào tạo lại định kỳ, nâng cao tay nghề, có sáng tạo không ngừng trong công việc… Trước đây người vợ thường lo việc nhà là chính, nên những tiêu chuẩn như: nết na, thùy mị, biết lo toan nội chợ là chuẩn mực hàng đầu. Những tiêu chuẩn này ngày nay vẫn rất cần nhưng yêu cầu đã khác xa nhau. Ví dụ: "dung" được xếp sau những tiêu chí khác: chỉ có 37,5% nam giới trả lời cần chọn vợ có nhan sắc, xinh đẹp, trong khi số đông cần chọn vợ có nghề nghiệp ổn định (tức là có khả năng đóng góp tài chính cho gia đình) tới 95%; khoẻ mạnh, thủy chung chiếm 91%. Tương ứng như thế nữ chọn chồng đẹp trai chỉ có 21%; nghề nghiệp ổn định 70% [19, tr.124]. Như vậy, tiêu chuẩn nghề nghiệp có khả năng kinh tế được đánh giá rất quan trọng trong hôn nhân - là điều kiện cơ bản để xây dựng một gia đình hạnh phúc.

Xuất phát từ quan niệm này, mà trong xã hội hiện đại đang có xu hướng muốn cho con cái tìm những ngành nghề có thu nhập cao, dù phải học tập, lao động với cường độ căng thẳng. Thực tế là những ngành nghề đó vừa đảm bảo cho cá nhân có cuộc sống độc lập, tự chủ, vừa giúp đỡ được gia đình và người thân. Một cuộc điều tra xã hội học được công bố trên Internet cho thấy, một số ngành nghề rất vất vả, lại đòi hỏi sự cố gắng không ngừng của người lao động; lại rất dễ gặp rủi ro nhưng nhanh làm giàu là: 1) Doanh nhân; 2) Lập trình viên phần mềm; 3) Công nghệ sinh học; 4) Phóng viên báo chí đang được giới trẻ yêu thích và chấp nhận thử thách [19, tr.124].

Chuẩn mực tác phong, thói quen, lối sống thanh lịch thuộc phạm trù tâm hồn,

phong cách hiện đại. Phụ nữ ngày nay phấn đấu trở thành người năng động, linh hoạt, sắc sảo nhưng vẫn đảm bảo yếu tố duyên dáng, lịch lãm, tế nhị và luôn tôn trọng mọi người. Chuẩn mực này hướng tới sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại cho người phụ nữ Việt Nam hôm nay.

Một trong những chuẩn mực không thể thiếu đối với người phụ nữ ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào đó là: ý thức xây dựng gia đình tiên tiến, hạnh phúc. Để thực hiện

được điều này người phụ nữ cần tự hoàn thiện rất nhiều đức tính quý như chung thuỷ, thật thà, nhường nhịn, tôn trọng cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, quan tâm đáp ứng những nhu cầu chính đáng của nhau …

Chuẩn mực trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình: Nâng cao ý

thức nuôi dưỡng tình cảm giữa mọi người, cùng nhau bàn bạc, quyết định việc lớn, biết sử dụng kinh tế có hiệu quả để nâng cao chất lượng sống cho gia đình, biết sắp đặt không gian gia đình sạch sẽ, gọn gàng, thẩm mỹ… Cá nhân được quan tâm, cộng đồng gia đình được coi trọng. Từ không khí bình đẳng, thấu hiểu, cảm thông với nhau dẫn đến sự phân công, sắp xếp công việc trong nhà được hợp lý, khoa học. Mọi người cùng có trách nhiệm san sẻ mọi công việc gia đình. Mọi người cùng tham gia đóng góp kinh tế gia đình và cùng nhau hưởng thụ thành quả lao động một cách có ý thức, có văn hóa.

Chuẩn mực gắn với mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng: Người phụ nữ

được đánh giá là có nếp sống văn hoá khi họ chủ động đoàn kết, hoà thuận với cộng đồng, cụ thể là với hàng xóm, làng xã, phố phường. Tích cực tham gia những hoạt động của địa phương.Tham gia phòng chống những hiện tượng tiêu cực trong xã hội để bảo vệ hạnh phúc gia đình và mọi người.

Để thực hiện được tất cả những chuẩn mực cơ bản nêu trên phải có một chuẩn mực, điều kiện đối với phụ nữ là: rèn luyện để có một thể lực tốt. Đây là chuẩn mực

thường ít được quan tâm đúng mức, ngoại trừ một số phụ nữ ở nội thành có điều kiện thường xuyên luyện tập thể hình, chơi thể thao... còn phần đông phụ nữ, nhất là công nhân, nông dân chưa có những điều kiện cần thiết để phát triển thể lực, thậm chí còn phải chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi từ nghề nghiệp, từ cuộc sống hàng ngày đến thể lực. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người phụ nữ không những phải có thể lực tốt,

thể hình đẹp vì lý do thẩm mỹ, vì hạnh phúc gia đình mà còn vì đó là nguồn nhân lực đảm bảo trực tiếp cho vấn đề: năng suất, chất lượng, hiệu quả. Kết quả khảo sát cho thấy, 61,5% phụ nữ được phỏng vấn, cho rằng vấn đề sức khỏe đang là một trong những mục tiêu quan trọng phải phấn đấu. Ngoài ra, ý kiến yêu cầu người phụ nữ hiện đại phải biết ít nhất một môn thể thao (42,8%), yêu cầu phải có thời gian thư giãn, phục hồi sức khỏe phát triển thể lực, hàng ngày, hàng tuần (55%) [18, tr.126].

Lao động trong thời đại công nghiệp luôn căng thẳng, tập trung cao độ, hơn nữa người phụ nữ phải thực hiện cùng lúc 2 chức năng gia đình và xã hội … đòi hỏi họ phải có một sức lực bền bỉ. Có sức khoẻ mới làm được kinh tế, có kinh tế mới xác định được vị trí, vai trò trong xã hội. Người phụ nữ phải khoẻ thì mới đẹp, đẹp về hình thức, về trí tuệ, tâm hồn, một tâm hồn lớn phải được nuôi dưỡng trong một cơ thể khoẻ mạnh thì mới đơm hoa kết trái được.

Từ xưa đến nay, lịch sử dân tộc đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng có một điều mà cả gia đình và xã hội đều cho là đương nhiên: đó là sự chấp nhận hy sinh quên mình của phụ nữ với con, với chồng, với gia đình, với Tổ quốc… Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế, chính trị xã hội, Đảng và Nhà nước Việt nam XHCN đặc biệt quan tâm đến vấn đề này và xác định rõ: Chăm sóc sự tiến bộ của phụ nữ phải được coi là quốc sách, là trách nhiệm của toàn xã hội, của mọi gia đình, mọi người. Tuy nhiên bản thân phụ nữ phải cố gắng hết mình vì sự nghiệp giải phóng mình, vì sự phát triển của bản thân, của xã hội là điều không thể thiếu. Để xây dựng thành công những chuẩn mực cao đẹp (nêu trên) đối với phụ nữ hiện đại, chúng ta cần một số giải pháp cụ thể:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Học thuyết “Tam tũng”, “Tứ đức”và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)