Thực trạng ảnh hưởng của “Tam tòng” đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Học thuyết “Tam tũng”, “Tứ đức”và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 28 - 38)

2.1. Thực trạng ảnh hưởng của “Tam tòng” đối với người phụ nữ Việt Nam ngày nay ngày nay

Giai đoạn từ phong kiến Việt Nam độc lập đến 1945.

Từ khi bước lên vũ đài lịch sử, giai cấp phong kiến Việt Nam rất coi trọng vấn đề gia đình và xây dựng gia đình người Việt như thế nào. Bởi trong xã hội phong kiến Việt Nam với nền sản xuất nhỏ lẻ, tự cung tự cấp, mỗi gia đình là một đơn vị sản xuất khép kín … nên trách nhiệm của gia đình đối với việc truyền thụ kinh nghiệm, giáo dục, văn hoá là rất lớn. Nguyên tắc tôn ti trật tự được giai cấp phong kiến sử dụng triệt để trong việc phân định các mối quan hệ. Đẳng cấp trong gia đình có liên quan chặt chẽ đến đẳng cấp ngoài xã hội.

Giai cấp phong kiến Việt Nam chủ trương duy trì đạo “Tam tòng” trong xã hội: "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử".

Trong Nho giáo nguyên thuỷ của Trung Hoa chỉ nói đến mối quan hệ cha - con. Cha đặt đâu con ngồi đó. Nhưng ở Việt Nam lại được đề cập dưới góc độ: cha mẹ - con cái: "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó". ở vị trí người con (đặc biệt là con gái) phải luôn nghe theo sự dạy bảo, ý kiến, những quyết định… của cha mẹ. Trong quan hệ vợ - chồng, người chồng có quyền lớn hơn người vợ trong mọi lĩnh vực; giữa những người con với nhau thì con trai có quyền, có lợi hơn người con gái: "con gái là con người ta", "con gái cái bòn". Những người nam giới có quyền lớn hơn chưa hẳn do họ có tài năng, đức độ cao hơn mà cái quyền đó là do địa vị làm chồng, làm cha, làm người đàn ông đem lại. Điều này phục vụ đắc lực cho mục đích của giai cấp lãnh đạo xã hội phong kiến: đảm bảo tôn ti, trật tự thuận theo một chiều từ trên xuống, từ trong gia đình ra ngoài xã hội.

"Tại gia tòng phụ": Người con gái chưa lấy chồng thì phải nghe, theo, tuân phục cha mẹ. Đạo tòng được xã hội phong kiến vận dụng với xu hướng tiêu cực đó là tòng một chiều, thụ động; cha mẹ bảo sao, con nghe vậy, dù đúng, dù sai. Nếu thấy cha mẹ sai mà

cãi lại hoặc làm trái lời là bất hiếu. Trong hiện thực cuộc sống, có nhiều người cha không giữ đúng đạo làm cha, sa vào các tệ nạn xã hội, huỷ hoại bản thân, đạo đức kém cỏi, bất tài… nhưng với thân phận là con gái - người con không có quyền tham gia, góp ý hay khuyên bảo. Trong hôn nhân, người phụ nữ hoàn toàn không có quyền tự do tìm hạnh phúc của mình. Hôn nhân của họ được thực hiện theo nguyên tắc "cha mẹ đặt đâu, con ngồi đó". Chính đạo "tòng" trong Nho giáo đã dẫn đến nhiều cuộc hôn nhân ngang trái trong xã hội như nạn tảo hôn, ép duyên làm cay đắng, ngậm ngùi bao kiếp người.

Thân em mười sáu tuổi đầu Cha mẹ ép gả làm dâu nhà người Nói ra sợ chị em cười

Năm ba chuyện thảm, chín, mười chuyện cay!

Hay cảnh làm lẽ mọn gắn liền với áp bức giai cấp:

Lấy chồng làm lẽ khổ thay

Đi cấy, đi cày chị chẳng kể công! Đến tối chị giữ lấy chồng

Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài Đến sáng chị gọi: "bớ Hai"!

Trở dậy nấu cám, thái khoai, đâm bèo Bởi chưng bác mẹ tôi nghèo

Cho nên tôi phải đâm bèo, thái khoai.

Như vậy, quan niệm "Tại gia tòng phụ" chính là cơ sở đảm bảo quyền tối cao của người cha, nó hình thành cách tư duy, lối sống, tính cách gia trưởng cho người đàn ông trong gia đình. Ngược lại, điều đó dẫn đến thái độ cam chịu của người phụ nữ. Trong gia đình có nhiều mối quan hệ khác nhau, song tất cả phải tuân theo sự điều hành của người đàn ông. Nguyên tắc này đảm bảo quyền lực cao tập trung trong tay người đàn ông trong gia đình. Mở rộng ra: quyền lực tập trung trong tay vua chúa, thần dân phải "tòng" vua, phải dốc hết lòng phụng sự vua chúa phong kiến. Theo Nho giáo đạo trị nước được bền vững cốt ở sự trên- dưới thân yêu nhau. “Thượng chi thân hạ giã, như thủ tức chí ư phúc tâm; hạ chi thân thượng giã, như ấu tử chi ư từ mẫu hỷ. Thượng hạ tương thân như thử cố lệnh tắc tòng, thi tắc hành. Dân hoài kỳ đức, cận dã

duyệt phục, viễn giã lai phụ, chính chi tri giã" (trên thân dưới như chân tay đối với lòng ruột, dưới thân trên như con nhỏ đối với mẹ từ. Trên dưới thân nhau như thế, cho nên trên có lệnh thì dưới theo, trên thi thố điều gì, thì dưới phụng hành. Dân mến đức người trên, kẻ gần thì vui lòng mà phục tùng, kẻ xa thì đến quy phục, thế là chính trị hay rất mực) (Khổng Tử Gia ngữ, Vương ngôn giải III) [10, tr.169]. Gia đình trật tự dẫn đến xã hội trật tự, xã hội trật tự điều đó có nghĩa là giai cấp phong kiến đạt được mục đích cao nhất của mình: Quyền lợi thống trị được đảm bảo. Điều này đã chứng minh cách thức quản lý xã hội của giai cấp phong kiến: gia đình là đơn vị điều hành căn bản của quốc gia.

Như vậy, người phụ nữ trong xã hội phong kiến, ngoài việc bị áp bức về dân tộc, còn chịu áp bức về giai cấp, về giới. Họ là nô lệ của những người bị nô lệ; là nạn nhân của những hủ tục lạc hậu, đạo đức phản động.

"Xuất giá tòng phu".

Theo trật tự lôgíc của đạo “Tam tòng”, người phụ nữ khi đi lấy chồng tất yếu phải "tòng" chồng…. Nhân gian có câu "nhân vô thập toàn" (không ai hoàn thiện ), người đàn ông dù tài giỏi đến đâu cũng có những hạn chế nhất định. Nhưng theo quan điểm này thì người chồng dù tốt đẹp hay xấu xa, dù hay dù dở thì người vợ vẫn phải "tâm phục, khẩu phục", phải nghe, phải theo vô điều kiện. Cuộc sống phụ thuộc vào người khác đã biến người phụ nữ thành kẻ cam chịu, buông xuôi với số phận của mình. Họ không có quyền và không dám tự khẳng định mình trong hôn nhân, trong hạnh phúc hay khổ đau; họ phó thác cuộc đời mình cho sự may rủi. Ai may mắn thì lấy được người chồng tốt. Ai rủi ro thì lấy phải người chồng không xứng làm chồng.

Thân em như hạt mưa sa

Hạt rơi xuống giếng, hạt ra ngoài đồng

(ca dao)

Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai ?

(ca dao)

Theo đạo “Tam tòng”, người vợ trong gia đình giống như một thứ công cụ để sai bảo, một kiểu nô dịch, họ không có cuộc sống cho mình, không có chính kiến của mình,

họ phải hi sinh bản thân cho người khác không phải vì họ kém cả về tài năng, đức độ mà chỉ vì họ ở địa vị người phụ nữ ! Luật nhà Trần lại quy định: Người đàn bà ngoại tình xử cho về ở với chồng làm đầy tớ và chồng được tự ý đem cầm, đợ hoặc gạ bán (An Nam chí lược). Chồng phạm tội trộm cắp lấy một đền mười, không trả được thì bắt vợ xung làm nô tỳ. Vào năm 1920, có trận đói lớn, nhiều người chồng đã bán vợ với giá một người một quan tiền. Kết quả của quan niệm trọng nam khinh nữ nêu trên là rất nhiều gia đình bất hạnh. Đạo “Tam tòng” thực sự là sợi dây oan nghiệt trói chặt cuộc đời người phụ nữ. Đứng trước thực trạng đó của xã hội, nhiều người phụ nữ đã ý thức được tài năng, phẩm giá của mình; mặt khác, họ cũng nhận ra thế lực kìm hãm cuộc đời mình, họ than rằng:

Em như cây quế hồng hoa Trồng nơi đất xấu không ra được chồi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(ca dao)

Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Rắn, nát mặc đầu tay kẻ nặn Mà em vẫn giữ tấm lòng son

(Hồ Xuân Hương) "Phu tử tòng tử"

Trong cuộc sống không kể hết những rủi ro, mất mát mà người phụ nữ thời phong kiến phải gánh chịu. Nhưng có lẽ sự mất mát lớn nhất đối với cuộc đời của người phụ nữ đó là sự ra đi vĩnh viễn của người chồng. Trong trường hợp này, đạo Nho cho rằng "phu tử tòng tử". Chồng chết, người vợ không được đi bước nữa, phải ở vậy nuôi con. Theo luật nhà Lê (thời Nho độc tôn): người mẹ đã tái giá thì mất luôn cả quyền làm mẹ với con chồng trước. Ruộng nương tài sản phải trả cho con chồng trước.

Ai cũng biết tình thương yêu, sự nuôi nấng, dạy bảo con cái là thiên chức, là sứ mệnh, là bổn phận và cả nguyện vọng của người mẹ. Nhưng Nho giáo đã biến những điều thiêng liêng đó trở thành công cụ trói chặt người phụ nữ để thực hiện mục đích giai cấp: giữ gìn trật tự xã hội, củng cố vị trí, quyền lợi của mình, giai cấp phong kiến đã nâng

chữ "tòng tử" thành một nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức để đánh giá phẩm chất của người phụ nữ. Trong thực tế đã có nhiều tấm bảng vàng trinh tiết của vua quan được trao cho những người vợ đã suốt đời thờ chồng nuôi con. Dư luận xã hội đối với những người phụ nữ đó là kính trọng, là ngưỡng mộ và điều này đã hình thành nên thói quen tâm lý rất lớn đối với người dân Việt Nam. Nhưng có ai hiểu trong lòng họ là sự hi sinh lớn lao những khát vọng hạnh phúc riêng tư, những cay đắng, ngậm ngùi …. họ là biểu tượng rõ nhất của sự cam chịu, là nạn nhân của bất công, của bất bình đẳng trong xã hội cũ.

Không phải ngẫu nhiên mà giai cấp phong kiến Việt Nam xếp phụ nữ và người nghèo hèn vào một hạng. Chế độ áp bức phụ nữ gắn liền với xã hội có áp bức giai cấp. Do đó, chế độ phục tùng được phong kiến ra sức củng cố bằng pháp luật, đạo lý, dư luận xã hội phong kiến cùng nhau thắt chặt cái thòng lọng gia trưởng, phụ quyền đối với người phụ nữ - những người bị áp bức nhất trong những người bị áp bức. Tuyệt đối hoá chữ "Tòng" không nằm ngoài những mục đích trên.

1945 đến nay

Xã hội Việt Nam ngày nay được xây dựng lên sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, đánh đổ chế độ thực dân xâm lược và chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, về chế độ xã hội hiện nay là không còn cơ sở để phục hồi chế độ xã hội cũ, trong đó Nho học làm nền tảng tư tưởng. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng Nho giáo nói chung và "Tam tòng", "Tứ đức" nói tiêng vẫn còn tồn tại và có thể phát huy tác dụng trong việc giáo hoá người phụ nữ trong thời kỳ mới.

Sau Cách mạng Tháng Tám và sự sụp đổ của thành trì phong kiến, người phụ nữ được giải phóng. 1945 đến 1975 đất nước vẫn chìm trong chiến tranh. Đạo “Tam tòng” đối với người phụ nữ trong thời chiến đã mang những nội dung mới, nổi bật là tấm lòng chung thuỷ chờ đợi của họ. Nhiều người phụ nữ chờ chồng một năm, hai năm… mười năm… và cả cuộc đời. Sự gặp gỡ và hạnh phúc của người phụ nữ có khi chỉ tính bằng giờ. Có hàng triệu, triệu người phụ nữ đã hy sinh tất cả tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc những khát vọng của bản thân… cho sự bình yên của Tổ quốc. Những người phụ nữ yếu đuối, cam chịu, an phận xưa, nay họ trở thành những thanh niên xung phong gan dạ; mỗi phụ nữ là một chiến sĩ, mỗi làng xóm của họ là một pháo đài. Giai đoạn mới của lịch sử dân tộc đã thay đổi mục đích sống của người phụ nữ, đạo “Tam tòng” không bó hẹp trong

lĩnh vực gia đình, không còn mang tính chất ép buộc mà có nội dung rộng lớn, cao cả và tự nguyện: Tòng chồng, tòng con vì đất nước.

Con người là sản phẩm của hoàn cảnh. Hoàn cảnh biến đổi dẫn đến vai trò, vị trí, mục tiêu của con người cũng có biến đổi theo. Những mốc son của lịch sử dân tộc Việt Nam từ 1945 đến nay có ảnh hưởng lớn lao đến thân phận ngươì phụ nữ phải kể đến: Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đất nước hoàn toàn giải phóng, năm 1986 đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cho đến nay đã trải qua gần 20 năm, đem lại sự phát triển nhanh trên nhiều lĩnh vực.

Đất nước giành được độc lập, đặc biệt sau đổi mới, người phụ nữ Việt Nam đã thực sự có quyền bình đẳng. Quyền bình đẳng của phụ nữ được pháp luật công nhận, quan trọng hơn quyền bình đẳng đi vào cuộc sống, cách suy nghĩ, nhìn nhận của xã hội của những người đàn ông. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, phái nữ dù có cố gắng đến đâu nhưng chỉ có một mình, không có sự góp sức của nam giới thì không thể thực hiện được quyền bình đẳng. Người phụ nữ trong thời đại mới đã khẳng định được bản thân mình trong nhiều lĩnh vực cuộc sống: nghề nghiệp, tài năng, đạo đức, sắc đẹp… xã hội và gia đình tạo điều kiện để họ thực hiện, phát huy tài năng, khát vọng, mơ ước cá nhân. Vì vậy, sự phụ thuộc, cam chịu của đạo “Tam tòng”… của người phụ nữ chỉ còn là dư âm của chế hộ xã hội cũ. Nhưng như thế không đồng nghĩa với việc phụ nữ có quyền bình đẳng là phủ nhận tất cả những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp mà "Tam tòng", "Tứ đức" xây dựng. Cơ sở đánh giá một dân tộc, điều làm nên bản sắc riêng của một dân tộc chính là bề dày văn hoá truyền thống của dân tộc đó trong suốt chiều dài lịch sử. Nếu dân tộc nào phủ định sạch trơn tư tưởng, văn hoá quá khứ và xây dựng nó trên cơ sở ngoại lai thì dân tộc đó đã tước bỏ chính mình. Điều đó yêu cầu chúng ta phải đánh giá khách quan những hạn chế, giá trị tích cực của học thuyết "Tam tòng", "Tứ đức ", góp phần vào việc xây dựng người phụ nữ trong thời đại mới. Vấn đề đặt ra là phải vận dụng như thế nào với xu thế phát triển của thời đại.

Không thể phủ nhận giá trị của đạo “Tam tòng”, nó hình thành trật tự gia đình và thái độ tôn trọng, kính nể nhau giữa các thành viên trong gia đình, gia tộc. Mở rộng ra là mối quan hệ trong họ hàng làng xóm và đất nước. Gia đình là một tế bào của xã hội. Tế bào khoẻ mạnh thì cơ thể xã hội cũng khoẻ mạnh, có sức "đề kháng" cao với

các tệ nạn xã hội. Một gia đình nền nếp sẽ cung ứng cho xã hội những công dân có nếp sống lành mạnh và ngược lại. Trong trường hợp này, khi mỗi gia đình ổn định, các thành viên trong gia đình thống nhất được các mối quan hệ về quyền, lợi ích thì tất yếu nó là cơ sở cho sự ổn định, phồn vinh của xã hội. Hiện nay, vị trí độc quyền của người đàn ông không còn tồn tại nhưng dù ở thời đại nào thì họ vẫn đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với gia đình, xã hội. Trong gia đình, người cha là trụ cột về kinh tế, tình cảm... ảnh hưởng của người cha đối với con cái là rất lớn. Họ là nhân tố tạo nên sự êm ấm, hoà thuận, hạnh phúc trong gia đình.

Ngày nay, bên cạnh mặt tích cực thì những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, của văn hoá ngoại lai…. đã thâm nhập vào từng cá nhân, gia đình người Việt Nam. Điều đó khiến người phụ nữ đã có những quan niệm về lối sống, đạo đức, mục tiêu phấn đấu khác, ít nhiều làm mai một văn hoá truyền thống. Người phụ nữ đang ngày càng có nhiều điều kiện để khẳng định mình nên nhiều người có xu hướng bất phục tùng ý kiến của cha mẹ, của người lớn tuổi trong gia đình. Quan hệ giữa cha và con gái cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này. Cha ông ta đã tổng kết: "Cá không ăn muối cá ươn, con không nghe mẹ trăm đường con hư". Các gia đình trẻ ngày càng muốn độc lập và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Học thuyết “Tam tũng”, “Tứ đức”và ảnh hưởng của nó đối với người phụ nữ Việt Nam hiện nay - Thực trạng và giải pháp pptx (Trang 28 - 38)