Huy động vốn:

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SGD II ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (Trang 31 - 38)

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SỞ GIAO DỊCH II –

1. Huy động vốn:

™ Năm 2000:

Nguồn vốn tự huy động đạt 1.713.537trđ, tăng 60,8% so với năm 1999, đạt 72,91% kế hoạch năm 2000. Số tuyệt đối tăng 647.912 trđ, gồm:

− Tiền gởi dân cư đạt 1.203.631 trđ, tăng 471.149 trđ (+64,32%).

− Tiền gởi các TCTD-TCKT đạt 509.906 trđ, tăng 176.763 trđ (+53,05%).

Tổng nguồn vốn huy động của Sở chiếm tỷ trọng 3,1% so với tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM, và chiếm tỷ trọng 5,71% nguồn vốn huy động của toàn bộ hệ thống BIDV.

Chỉ tiêu huy động vốn năm 2000 Trung ương giao tăng trưởng 120% so với năm 1999, tuy nhiên, Sở Giao dịch II chỉ tăng được 60,8%.

Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ của Sở đạt 879.217 trđ (tương đương 60,8 triệu USD), chiếm tỷ trọng 51,3% trong tổng nguồn vốn, tăng 197% so với năm 1999.

Đánh giá công tác huy động vốn dân cư năm 2000, Sở Giao dịch II nhận thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn bằng ngoại tệ tăng nhanh hơn nguồn vốn VND. Nguyên nhân quan trọng của hiện tượng trên là do lãi suất VND thấp ở mức gần như tương đương lãi suất huy động bằng USD, vì vậy, người dân có xu hướng chuyển hóa đồng nội tệ ra đồng USD để gửi Ngân hàng thì đảm bảo giá trị hơn.

tiêu kế hoạch là do sự biến động lãi suất trên thị trường tiền tệ trong những tháng đầu năm, lãi suất huy động giảm liên tục không hấp dẫn được khách hàng. Và trong những tháng gần đây, lãi suất huy động của các NH TMCP tăng lên liên tục, trong khi lãi suất của hệ thống BIDV trên địa bàn TP.HCM tăng theo không kịp, vì vậy, nguồn vốn huy động tuy có tăng nhưng tăng chậm so với kế hoạch đề ra.

Ngoài ra, kế hoạch tăng trưởng nguồn vốn huy động được xây dựng còn gắn liền với kế hoạch phát triển mạng lưới của Sở nhưng thực tế năm 2000 chưa triển khai mở rộng được mạng lưới như kế hoạch, vì vậy, ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động.

™ Năm 2001:

Tổng nguồn vốn hoạt động đến 31/12/2001 đạt 2.111.112 triệu đồng, tăng 397.575 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 23 %.

• Trong cơ cấu nguồn vốn tự huy động:

Nguồn vốn huy động VND 1.143.100 triệu đồng, tăng 308.780 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 37%, chiếm tỷ trọng 54% trong tổng nguồn vốn huy động; Nguồn vốn huy động USD 968.012 triệu đồng, tăng 88.795 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 10,6%, chiếm tỷ trọng 46% trong tổng nguồn huy động.

Nguồn vốn huy động từ dân cư (bao gồm tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu): 1.513.112 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 71,67% tổng nguồn vốn tự huy động, tăng 309.481 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 25,7%. Trong đó:

− Huy động tiết kiệm đạt 790.360 triệu đồng, tăng 270.029 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 52%, riêng tiết kiệm VND tăng 57% (134.320 triệu đồng), tiết kiệm USD tăng 47,7% (135.659 triệu đồng).

− Huy động trái phiếu đợt 3 năm 2001 đạt giá trị 201.275 triệu đồng, đạt 87,5% kế hoạch Trung ương giao, riêng trái phiếu VND đạt 98.840 triệu đồng, chiếm 16% tổng giá trị trái phiếu phát hành.

Nguồn vốn huy động TCKT-TCTD là 598.000 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 28,33% tổng nguồn vốn tự huy động, tăng 89.094 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 17%.

Nguồn vốn huy động trung, dài hạn (từ 12 tháng trở lên) đạt 1.360.500 triệu đồng, tăng 320.400 triệu đồng so với đầu năm, tỷ lệ tăng là 30,8%, chiếm tỷ trọng 64,4% tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn vốn tự huy động tăng 23% so với đầu năm, trong đó riêng huy động từ dân cư tăng 25,7% và từ TCKT-TCTD tăng 17% đã thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Sở trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động VND đạt 94,6% so với kế hoạch (đạt 1.513.112 triệu đồng so với kế hoạch 1.600.000 triệu đồng), mặc dù chưa đạt kế hoạch nhưng mức tăng trưởng là khá cao (tăng 310.000 triệu đồng so đầu năm).

™ Năm 2002:

1. Công tác nguồn vốn – huy động vốn: Sở luôn bám sát chỉ đạo của Tổng Giám đốc với nhận thức công tác nguồn vốn là nhiệm vụ trọng tâm, mọi thành viên từ Ban lãnh đạo đến các Phòng Ban đều có trách nhiệm tăng trưởng nguồn vốn, đặc biệt vốn VND nhằm đảm bảo ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh. Kết quả đạt được cụ thể như sau:

a) Tăng trưởng nguồn vốn huy động:

Tổng nguồn vốn huy động năm 2002 đạt 2.270.980 triệu đồng, tăng 159.868 triệu đồng so với đầu năm, tỉ lệ tăng là 7,6%, đạt 102,7% kế hoạch cả năm. Riêng huy động VND đạt 1.296.485 triệu đồng, tăng 153.385 triệu đồng so với đầu năm, tỉ lệ tăng là 13,4%, đạt 118,1% kế hoạch cả năm.

b) Các cơ cấu nguồn vốn chuyển biến theo hướng tích cực:

− Tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động VND trong cơ cấu nguồn huy động:

31/12/2001 31/12/2002 Tăng/Giảm Tổng nguồn vốn (triệu đồng) 2.111.112 2.270.980 + 159.868 Trong đó: VND 1.143.100 1.296.485 + 153.385 Tỷ trọng 54% 57% 96% USD (qui ra VND) 968.012 974.495 6.483 Tỷ trọng 46% 43% 4%

− Tăng tỷ trọng tiền gửi của các TCKT đặc biệt là tiền gửi VND. Chủ động mở rộng và phát triển khách hàng gửi tiền sang các lĩnh vực và tổ chức kinh tế khác (Bảo hiểm, Dầu khí, các Ban quản lý dự án đầu tư...).

c) Tăng thị phần huy động vốn VND trên địa bàn:

31/12/2001 31/12/2002 Tăng giảm

Thị phần HĐV VND 2,3% 2,5% + 0,2%

− Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng hàng năm khá cao nhưng vẫn chưa cân đối với nhu cầu sử dụng vốn theo loại tiền, nguồn vốn VND chưa đáp ứng tăng trưởng tín dụng.

− Nguồn vốn huy động của Sở còn tập trung và phụ thuộc vào một số ít khách hàng lớn (Công ty Xổ số Kiến thiết TP.HCM, CN Quỹ HTPT TP.HCM, Quỹ ĐT PT Đô thị TP, Công ty Dịch vụ Hàng không, Công ty Xi măng Hà Tiên 1, BQL Dự án Khu Công nghệ cao...) , bên cạnh đó tỷ trọng huy động vốn trung, dài hạn giảm (tại thời điểm đầu năm: 47,53% giảm xuống 42,58% thời điểm cuối năm), đã ảnh hưởng đến tính ổn định của nguồn vốn hoạt động.

™ Năm 2003:

Hoạt động huy động vốn năm 2003 vẫn tiếp tục diễn biến tốt: - Mức tăng trưởng huy động vốn bình quân đạt 42%, bằng 1,8 lần mức tăng bình quân chung trên địa bàn, vượt 12% so với kế hoạch giao. Huy động vốn VND bình quân tăng 65%, vượt 26% kế hoạch giao. Đây là cố gắng rất lớn của Sở trong năm 2003, là năm có nhiều

yếu tố khó khăn trong huy động vốn đối với các TCTD trên địa bàn. Trong năm, có nhiều thời điểm (đặc biệt từ tháng 4 đến tháng 10) số dư huy động vốn tăng thêm trên 850 tỷ so với đầu năm. Trong đó tăng từ các TCKT là chủ yếu nhờ sử dụng nhiều giải pháp thích hợp trong tiếp cận, thu hút khách hàng. Trong năm Sở đã đặt quan hệ tiền gửi với nhiều doanh nghiệp thuộc các Tổng công ty mạnh, các Công ty có thương hiệu tốt trước đây quan hệ tiền gửi với các TCTD khác như: Liên doanh dầu khí Việt Xô, Qũy hỗ trợ phát triển TP.HCM, Công ty thương mại Dầu khí Petechim, Công ty đầu tư hạ tầng kỹ thuật… với doanh số tiền gửi tăng thêm từ các đơn vị này đạt trên 500 tỷ đồng. Ngoài ra trong huy động dân cư nhờ kết hợp được với các dịch vụ chi trả đền bù Khu công nghệ cao, dự án BOT An Sương – An Lạc, thu chi hộ… nên không những duy trì được nền vốn mà còn đạt được mức tăng trưởng 23%.

- Tổng nguồn vốn tự huy động cuối kỳ đạt 2.712.000 triệu đồng, (tăng thêm 441.020 triệu đồng), tăng 19,42% so với đầu năm, gấp 1,6 lần năm 2000, gấp 1,3 lần năm 2001.

- Ngoài việc tập trung các giải pháp huy động vốn từ các tổ chức và dân cư, Sở còn linh họat hình thức huy động vốn trên thị trường liên ngân hàng, với số dư bình quân là 550 tỷ đồng, lãi suất huy động bình quân 0,55%/tháng. Nguồn vốn này đã giúp hòa đồng và giảm được lãi suất đầu vào.

- Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ về huy động vốn trên địa bàn, Sở vẫn tăng được thị phần thêm 0,2%, đạt 3% là một cố gắng rất lớn (mặc dù chưa đạt so với yêu cầu là 3,2%). Bên cạnh, quy mô vốn tự huy động đã gia tăng đáng kể (từ 1.713.537 triệu năm 2000 lên 2.712.000 triệu đồng năm 2003).

- Năm 2003, cơ cấu huy động vốn chuyển dịch tích cực và rõ nét hơn những năm trước, cụ thể như sau:

+ Tỷ trọng HĐV VND/Tổng HĐV đạt 71% tăng thêm 14% so với năm 2002. Qua 3 năm 2001-2003 nguồn huy động VND tăng đáng kể (từ 1.143.100 triệu đồng năm 2001 lên 1.932.000 triệu đồng năm 2003) giúp khắc phục cơ bản việc mất cân đối nguồn vốn – sử dụng vốn VND tại Sở.

+ Tỷ trọng tiền gửi từ các tổ chức kinh tế /Tổng HĐV năm 2003 tăng mạnh so năm 2001, 2002 (từ 28,33% năm 2001 lên 31,74% năm 2002 và 40% năm 2003), bên cạnh tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn TCKT đạt 50% (tăng thêm 1%) đã tạo điều kiện làm giảm chi phí huy động, hòa đồng được lãi suất đầu vào.

+ Tỷ trọng HĐV ngắn hạn/Tổng HĐV chuyển dịch giảm. Tiền gửi ổn định kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt 1.315 tỷ, chiếm 48% nguồn vốn huy động.

+ Các cơ cấu khác trong nguồn vốn huy động chuyển dịch tích cực và theo đúng định hướng của ngành một cách bền vững đã tạo điều kiện điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ phù hợp với cơ cấu tài sản có của Sở, tránh rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá và góp phần cải thiện được khả năng sinh lời trong 2 năm trở lại đây. Chênh lệch lãi suất bình quân VND qua 02 năm đều có hướng tăng, đến cuối năm 2003 đạt xấp xỉ 1,9%/năm (bình quân năm 2002 là 1,5%/năm, năm 2001 là 1,45%/năm).

- Mặc dù Sở chưa tự cân đối được nguồn vốn, nhưng không vì vậy mà huy động vốn bằng mọi giá. Các kết quả về huy động vốn đạt được như trên, có thể nói trước hết nhờ có sự điều chỉnh chính sách huy động vốn một cách linh hoạt theo chỉ đạo của TW và các Ban nghiệp vụ tại hội sở chính: chú trọng tìm các nguồn vốn rẻ hơn từ các TCKT, nhất là các doanh nghiệp có nguồn thu lớn thuộc các Tổng công ty mạnh; không cạnh tranh trong huy động dân cư bằng giải pháp đơn thuần là tăng lãi suất mà tập trung vào các tiện ích, khuyến khích gửi tiền đi kèm – bên cạnh tính toán thời điểm huy động nhạy cảm để điều chỉnh lãi suất phù hợp, và có điều chỉnh hợp lý lãi suất, phí tại các điểm giao dịch mới hoạt động để thu hút khách hàng.

Bảng số 1: Vốn huy động và tỷ trọng từng loại từ 2000-2003 (USD quy ra VND theo tỷ giá tại thời điểm báo cáo)

Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ 1. Tiền gửi các TCKT và TCTD 509.906 29,75% 598.000 28,33% 720.860 31,74% 1.080.000 40% a) VND 305.165 330.000 399.990 832.000 b) Ngoại tệ quy ra VND 204.791 268.000 320.870 248.000

2. Tiền gửi dân cư 1.203.631 70,25% 1.513.112 71,67% 1.550.120 68,26% 1.632.000 60%

2.1. Tiền gửi tiết

kiệm 520.331 30,36% 790.360 37,72% 862.973 38% 950.340 35% a) VND 235.650 369.970 405.275 560.324 b) Ngoại tệ 284.681 420.340 457.698 390.016 2.2. Phát hành kỳ phiếu 214.105 12,49% 522.257 24,74% 539.926 23,78% 580.000 21,4% a) VND 157.748 344.290 386.100 450.630 b) Ngoại tệ 56.357 177.967 153.826 129.370 2.3. Phát hành trái phiếu 469.195 27,38% 201.275 9,53% 147.221 6,48% 101.660 3,6% a) VND 135.757 98.840 105.120 89.046 b) Ngoại tệ 333.438 102.435 42.101 12.614 Tổng cộng 1.713.537 100% 2.111.112 100% 2.270.980 100% 2.712.000 100% Trong đó: VND 834.320 49% 1.143.100 54% 1.296.485 57% 1.932.000 71% Ngoại tệ 879.217 51% 968.012 46% 974.495 43% 780.000 29%

Nhìn vào bảng số liệu nói trên, chúng ta thấy vốn huy động tại Sở Giao dịch 2 NHĐT&PTVN không ngừng gia tăng qua các năm.

− Năm 2001/2000: tăng 397.575 triệu đồng với tỷ lệ tăng 23,2%.

− Năm 2002/2001 tăng 159.868 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7,57%

Có thể coi đây là thành công của đơn vị trong công tác nguồn vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại SGD II ngân hàng ĐT&PT Việt Nam (Trang 31 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)