Tình hình quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA EVN (Trang 38)

2.3.2.1 Tổ chức quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận:

Nếu chỉ xét 3 khâu sản xuất kinh doanh chính là sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện, thì khối hạch toán tập trung gồm hai khâu sản xuất và truyền tải điện. EVN hạch toán tất cả các chi phí phát sinh ở hai khâu này, đưa ra mức đơn giá bán điện nội bộ để bán cho các công ty điện lực. Các công ty điện lực mua điện của EVN và bán lại cho khách hàng dùng điện với giá bán điện do Nhà nước quy định.

- EVN thực hiện tổng hợp các chi phí, doanh thu và xác định lãi, lỗ của toàn bộ khối hạch toán tập trung, gồm các công việc:

(1) EVN quản lý chi phí theo kế hoạch. Dựa trên cơ sở kế hoạch chi phí đã đề ra từ 5 năm và hàng năm, EVN thực hiện phân cấp chi phí sản xuất kinh doanh cho các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc.

(2) EVN cấp phát cho các đơn vị thành viên nói trên bằng tiền, vật tư, thiết bị, phụ tùng thông qua tài khoản vãng lai nội bộ và thực hiện quyết toán chi phí, giá thành theo thực tế thông qua các báo cáo tài chính hàng quí và cả năm của các đơn vị đó. (3) Các đơn vị hạch toán phụ thuộc khác thực hiện hạch toán và quản lý chi phí phát sinh tại đơn vị, định kỳ hàng tháng, quí, năm phải báo cáo cho EVN. Ngoài ra đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác ngoài sản phẩm điện, các đơn vị này tự chịu trách nhiệm hạch toán.

(4) EVN quản lý tập trung các nguồn quĩ của khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc, gồm quĩ đầu tư phát triển sản xuất, quĩ dự phòng tài chính, quĩ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quĩ khen thưởng và quĩ phúc lợi. Sau đó, EVN thực hiện phân phối cho các đơn vị thành viên theo qui chế phân phối nội bộ.

- Các công ty điện lực được thực hiện theo chếđộ hạch toán kinh tếđộc lập theo phân cấp, được giao vốn kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty, bao gồm các công việc:

(1) Trực tiếp quản lý hạch toán doanh thu (có được từ việc bán điện cho khách hàng dùng điện), chi phí (trong đó có chi phí mua điện của EVN), và xác định lãi, lỗ về hoạt động kinh doanh điện.

(2) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ của EVN về các hoạt động tài chính, kinh doanh theo những qui chế chung đã qui định.

(3) Trực tiếp quản lý và sử dụng các quĩ của đơn vị.

- Phân phối lợi nhuận định mức cho các đơn vị thuộc EVN:

(1) EVN quản lý tập trung vốn khấu hao TSCĐ của các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và vốn khấu hao TSCĐ thuộc lưới điện 66kV và các TSCĐ khác do EVN cấp đối với các công ty điện lực.

(2) EVN phân bổ cho khối hạch toán tập trung một khoản lợi nhuận định mức dựa trên cơ sở chi phí kế hoạch năm do các đơn vị báo cáo và đã được EVN phê duyệt. Các đơn vị này nếu thực hiện các chi phí thực tế ít hơn chi phí kế hoạch đã được duyệt thì sẽ có lãi nhiều hơn, và ngược lại. Như vậy, việc lãi hay lỗ của các khâu sản xuất, truyền tải thực chất là việc thực hiện chi phí nhiều hay ít so với kế hoạch. (3) EVN phân bổ lợi nhuận định mức cho các công ty điện lực thông qua giá bán điện nội bộ trên cơ sở chi phí kế hoạch năm (gồm chi phí phân phối điện, tiền lương…) do các đơn vị báo cáo và đã được EVN phê duyệt. Như thế, các công ty điện lực, dù là doanh nghiệp hạch toán độc lập, nhưng không được hưởng lợi nhuận từ việc hưởng khoản chênh lệch giữa giá mua điện của EVN và giá bán điện cho khách hàng sau khi trừ đi các chi phí phát sinh, mà trong thực tế, EVN có thể điều tiết khoản lợi nhuận của các công ty điện lực thông qua việc điều chỉnh tăng hay giảm giá mua bán điện nội bộ (còn giá bán cho khách hàng đã do nhà nước qui định).

2.3.2.2 Doanh thu:

EVN quản lý doanh thu tương đối tốt, doanh thu được theo dõi đầy đủ, phản ánh đúng thực tế sản xuất kinh doanh của toàn EVN. Doanh thu hàng năm đều tăng so với kế hoạch và tăng so với năm trước. Hoạt động SXKD khác như thông tin viễn thông, cơ khí, XDCB cũng mang lại doanh thu đáng kể. Doanh thu viễn thông công cộng tuy mới bắt đầu triển khai từ cuối năm 2002 cũng đã đạt 64,7 tỷ đồng, doanh thu của Công ty sản xuất thiết bị điện tăng 30,2%, của Công ty Cơ điện Thủ Đức tăng 24% (xin xem Phụ lục 2)

2.3.2.3 Chi phí

EVN đã có nhiều cố gắng tiết kiệm chi phí phấn đấu hạ giá thành kwh điện. Tuy nhiên, giá thành có xu hướng tăng lên, do nguyên nhân khách quan như giá nhiên liệu tăng, chi phí điện mua ngoài tăng, tiếp nhận lưới điện trung áp nông thôn…EVN luôn phấn đấu để giảm chi phí giá thành, nhất là khoản chi phí khác bằng tiền, triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tổn thất điện năng.

Năm 2002, EVN đã triển khai thực hiện quy chế giá hạch toán nội bộ đối với các nhà máy điện và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ như sự cố thiết bị nguồn giảm, công tác quản lý đang dần đi vào nề nếp theo tiêu chí nhất định có điều chỉnh hợp lý trong thực hiện, đồng thời kích thích tiết kiệm nhiên liệu, điện tự dùng cũng như việc nâng cao được thu nhập. (xin xem Phụ lục 2)

2.3.2.4 Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận:

EVN đã phấn đấu sản xuất kinh doanh có lãi, thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. Trong năm tài chính 2002 cùng với quyết định điều chỉnh giá điện từ ngày 01/10/2002 , khoản chênh lệch tăng giá điện và khoản thu sử dụng vốn được Chính phủ cho phép để lại đầu tư, tăng tỷ lệ tự đầu tư của EVN đã tháo gỡ và giảm bớt khó khăn về vốn đầu tư phát triển. (xin xem Phụ lục 2)

2.3.2.5 Những vấn đề còn tồn tại trong quản lý doanh thu, chi phí và phân phối lợi nhuận. phối lợi nhuận.

Các khâu sản xuất và truyền tải điện là hai khâu quan trọng, có chi phí rất lớn trong ngành điện. Do hoạt động theo chế độ cấp phát chi phí dựa vào kế hoạch được duyệt, tổ chức hạch toán tập trung tại EVN nên không thể khuyến khích các khâu sản xuất và truyền tải điện tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, dẫn đến sự không khuyến khích tự chủ trong sản xuất kinh doanh trong các khâu này. Như vậy, có thể khâu phân phối sẽ phải gánh những chi phí bất hợp lý cho hai khâu này.

Do hiện nay, EVN chưa định lượng được chính xác chi phí ở khâu phân phối cần thiết của mỗi công ty điện lực (vì có đặc điểm khác nhau về địa bàn phục vụ khách hàng, mật độ khách hàng, địa bàn quản lý lưới điện, phạm vi phủ rộng của hệ thống lưới điện,…) nên EVN phải giao các chỉ tiêu chặt chẽ cho các công ty điện lực. Thực tế là hiện nay, EVN thường xuyên điều chỉnh các chỉ tiêu cho các công ty điện lực vì kết quả thực hiện của các công ty này hàng năm rất biến động so với kế hoạch cũng như so với cùng kỳ các năm trước. Kết quả là sự quản lý khâu phân phối điện bằng các chỉ tiêu đang mang những nhược điểm quan trọng: 1- Về chỉ tiêu giá bán điện bình quân, cách giao chỉ tiêu hiện nay khó khuyến khích các công ty điện lực cố gắng rà soát đối tượng dùng điện để tính đúng giá, vì hệ quả của sự cố gắng lại được trao đổi bằng chỉ tiêu năm sau sẽ cao hơn, giá mua điện nội bộ cao hơn ; 2- Về chỉ tiêu tỉ lệ điện tổn thất, công ty điện lực nào cứ thực hiện tỉ lệ tổn thất càng giảm nhiều so với kế hoạch, thì chỉ tiêu được giao sẽ giảm xuống, cho một kết quả tương tự như chỉ tiêu giá bán điện bình quân ; 3- Về chỉ tiêu đơn giá tiền lương: cách giao đơn giá tiền lương hiện nay cho các công ty điện lực mang tính cào bằng thành tích tăng năng suất lao động.

Giá mua bán điện giữa các đơn vị trong nội bộ ngành điện thực chất là giá điện EVN bán lại cho các công ty điện lực. EVN ấn định giá mua điện cho các công ty điện lực khác nhau sao cho thu nhập tương đối cân bằng giữa các công ty điện lực. Việc ấn định giá bán điện nội bộ cho các công ty điện lực chủ yếu dựa vào kết quả kinh doanh của các công ty trong năm trước, hạn chế việc các công ty tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch, tức là EVN không muốn bán cho một công ty điện lực nào đó với giá đầu vào quá thấp so với khả năng thực hiện giá bán điện đầu ra cho khách hàng, vì như thế có thể sẽ dẫn đến có công ty điện lực lãi quá nhiều so với mức lãi bình quân chung của các công ty điện lực. Khi các công ty phấn đấu bán càng nhiều

điện sẽ có lãi nhiều, nhưng nếu qua mỗi năm, EVN giao lại giá bán nội bộ cho các công ty để điều hòa lợi nhuận chung hợp lý, thì rõ ràng khó khuyến khích được sự phấn đấu đó. Như vậy, với sự ràng buộc ở giá bán điện cho khách hàng theo quy định của nhà nước, hệ quả tất yếu là các công ty điện lực đã bị hạn chế về tính tự chủ tài chính, hoạt động chưa được thương mại hóa. Các công ty điện lực không được kích thích cao các nổ lực trong việc tìm kiếm những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bởi vì mọi cố gắng giảm chi phí phân phối điện, nâng cao giá bán, tăng lợi nhuận … đều có thể bị san bằng. Trên thực tế, có thể hiểu các công ty điện lực chỉ cố gắng bán đúng giá để không bị sai qui định.

2.3.3 Tình hình tài chính và khả năng thanh toán

Tình hình tài chính EVN là ổn định, kinh doanh mỗi năm đều đạt hiệu quả so với kế hoạch và so với năm trước.

Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán như thanh toán hiện hành, thanh toán nợ ngắn hạn, thanh toán nhanh cho thấy tài chính của EVN hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản công nợ hiện tại hay trong một chu kỳ kinh doanh (1 năm).

(xem phụ lục 03)

2.3.4 Công tác cổ phần hóa

Từ năm 1996, EVN đã bắt đầu tiến hành công tác cổ phần hóa (CPH) dựa trên cơ sở pháp lý là các Nghị định của Chính phủ và quyết định phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp đổi mới DNNN trực thuộc EVN theo từng giai đoạn. Cho đến nay, EVN đã và đang thực hiện CPH 15 đơn vị, trong đó: 04 đơn vị đã CPH xong và chuyển thành công ty cổ phần; 05 đơn vị đã có quyết định của Bộ Công nghiệp duyệt phương án CPH chuyển đổi thành công ty cổ phần, hiện đang thực hiện các bước tiếp theo và sau đó là bàn giao, ra mắt; 04 đơn vị đã xong hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp, trình Bộ Công nghiệp quyết định; 02 đơn vị đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp.

2.3.5 Nguyên nhân những tồn tại trong cơ chế quản lý tài chính của EVN

Để giải quyết được những tồn tại nêu trên, chúng ta phải xác định những nguyên nhân, chủ quan và khách quan.

2.3.5.1 Nguyên nhân khách quan:

Các qui định hiện hành về quyền đại diện chủ sở hữu của HĐQT còn một số vướng mắc. Theo Nghị định 14/CP, Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc cùng nhận vốn trước Nhà nước. Sự phân định trách nhiệm sở hữu vốn nhằm thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao cho Tổng Công ty chưa rõ ràng.

Việc quản lý và điều hành của EVN còn bị ràng buộc nhiều bởi các quy định của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao là công việc hàng đầu đối với

EVN, sự quan tâm đến hiệu quả kinh tế còn hạn chế, mục tiêu kinh doanh và mục tiêu xã hội còn lẫn lộn.

EVN còn chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước về hành chính, Bộ Công nghiệp, các Sở Công Nghiệp tỉnh, thành phố và chính quyền địa phương tham gia quản lý theo ngành và lãnh thổ. Khi ra một quyết định kinh doanh EVN (không chỉ riêng EVN mà tất cả các Tổng Công ty) phải xin phép cơ quan chủ quản, điều này cho thấy vẫn tồn tại một cơ chế xin – cho, khiến cho tính chủ động của các Tổng Công ty nói chung và EVN nói riêng bị hạn chế, không phù hợp với yêu cầu nhanh nhạy trong nền kinh tế thị trường.

Hiện nay trước tình hình kinh tế không thuận lợi và sức ép của dư luận, Chính phủ đã thay đổi lộ trình tăng giá điện không được thực hiện như kế hoạch và dự kiến chậm một năm, nghĩa là đến 1-1-2006 giá điện mới có khả năng tăng đến 7UScent/kWh. Do đó, khả năng cân đối tài chính của EVN sẽ rất khó khăn

2.3.5.2 Nguyên nhân chủ quan:

Mặc dù EVN đã ban hành qui chế giá hạch toán nội bộ cho các nhà máy điện, qui chế về tiền lương, thưởng nhưng nhìn chung cơ chế quản lý hiện tại chưa khuyến khích được các nhà máy nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và phát huy cao tính tự chủ trong sản xuất. Đơn cử, đối với các nhà máy điện, mỗi nhà máy có một phân xưởng chỉ để phục vụ cho việc sữa chưa lớn, dẫn đến lãng phí cả về lao động, lẫn vốn đâu tư. Hoặc các nhà máy thủy điện công suất không lớn cũng có một bộ máy quản lý riêng; một số nhà máy nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than và dầu vì vận hành lâu năm, nên hiệu suất thấp; giá các loại phụ tùng thiết bị và thuê nhân công phục vụ sửa chữa lớn cho các nhà máy tua bin khí rất lớn. Nhưng hiện nay, EVN còn chậm triển khai xây dựng các trung tâm sửa chữa để từng bước chủ động trong việc sửa chữa và giảm chi phí... Tóm lại, các nhà máy nhiệt điện chưa có sư cạnh tranh nên hiệu quả sản xuất chưa cao, năng suất lao động các nhà máy điện nói chung của EVN thấp hơn nhiều so với các nước tiên tiến và khu vực.

Tính liên kết của lưới điện truyền tải chưa cao, khi một phần tử bị sự cố sẽ ảnh hưởng chung tới toàn bộ hệ thống. Mô hình tổ chức hiện nay của EVN, với bốn Công ty truyền tải riêng cho bốn vùng địa lý đã tạo ra tình trạng sự thiếu phối hợp đồng bộ giữa các công ty trong quản lý vận hành và đầu tư lưới điện, làm phân tán nguồn lực và tăng chi phí quản lý, không phát huy hết hiệu quả các công trình được đầu tư. Vật tư dự phòng cũng không phải dàn đều cho các công ty.

Điện lực các tỉnh, thành phố có qui mô lớn so với các doanh nghiệp địa phương, nhưng lại là cấp hạch toán phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân đầy đủ, do vậy gặp nhiều khó khăn trong giao dịch, quan hệ kinh tế, không có quyền quyết định các vấn đề cấp bách, phù hợp với năng lực quản lý. Trên thực tế, có nhiều trường hợp muốn thực hiện khẩn trương để phục vụ kịp thời cho việc cung ứng điện

tại địa phương nhưng phải chờ báo cáo cấp trên, làm chậm trễ, thậm chí mất cơ hôi kinh doanh, gây thiệt hại về kinh tế.

Trước mắt, để khắc phục những hạn chế về cơ chế, EVN đã ban hành nhiều văn bản qui chế phân cấp về đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua bán vật tư thiết bị lẻ, nhằm tạo quyền chủ động trong sản xuất, kinh doanh cho các Công ty Điện lực và các điện lực. Tuy nhiên, do các điện lực là đơn vị cấp 3, tư cách pháp nhân không đầy đủ nên việc thực hiện phân cấp còn cặp nhiều hạn chế.

Tỉ suất lợi nhuận là thước đo hiệu quả sản xuất, kinh doanh của một doanh nghiệp nhưng, hiện nay chưa thể dùng để đánh giá hoạt động của các công ty điện lực. Lý do là chưa có cơ chế hạch toán tách phần hoạt động công ích (những đối

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA EVN (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)