Một số tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Vai trò của TTQT đối với hoạt động kinh tế đối ngoại & hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Trang 57 - 61)

7. Tổng thu từ hoạt động kinh

4.2. Một số tồn tại và nguyên nhân

NHCT mới tham gia nghiệp vụ TTQT cha lâu, vì vậy trong quá trình hoạt động có những hạn chế là không tránh khỏi. Qua thực tiễn hoạt động của Ngân hàng, chúng ta thấy nổi lên một số vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới nhằm tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện tốt hơn nữa chức năng thanh toán.

*) Một số tồn tại chung

+ Chế độ chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nớc. Nhà nớc đóng vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, các chính sách kinh tế sẽ tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và hoạt động của cả nền kinh tế nói chung. Song bên cạnh đó chính sách quản lý xuất khẩu còn một vài hạn chế, thể hiện sự cha tập trung còn có tình trạng mạnh ai ngời đó xuất khẩu, cung cầu giả tạo... Mặt khác những thay đổi trong chính sách vốn cha hoàn thiện cũng đã gây ra không ít thiệt hại cho các doanh nhân Việt Nam.

+ Hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng còn thiếu, bất cập. Chúng ta cha có riêng một quy chế, văn bản pháp lý h- ớng dẫn giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu cho riêng ngành Ngân hàng và từng ngành chức năng liên quan, cha có luật ngoại hối, luật hối phiếu, luật séc của riêng Việt Nam. Các văn bản hiện hành thì quy định chồng chéo, qua nhiều lần bổ sung, sửa đổi nên khó áp dụng, hiệu quả pháp lý cha cao.

+ Việt Nam cha có thị trờng hối đoái hoàn chỉnh, hiện nay mới có thị trờng ngoại tệ liên Ngân hàng nhng hoạt động của thị trờng còn kém sôi động, nghiệp vụ còn đơn giản, mới chỉ có hình thức mua bán trao ngay, đối tợng mua bán chủ yếu là USD (cha thực hiện mua bán các phơng tiện TTQT), thành viên tham gia thị trờng còn hạn chế, chỉ có Hội sở các NHTM và NHNN. Việc điều hành tỷ giá của Nhà nớc

đã phản ảnh cung cầu ngoại tệ song việc thực hiện còn nhiều hạn chế, cha kịp thời, có thời gian cầu rất lớn so với cung. Nhiều NHTM có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán ra nớc ngoài nhng không thể mua đợc trên thị trờng này cũng nh không mua đợc ngoại tệ từ quỹ điều hoà của NHNN. Điều này phần nào ảnh hởng đến khả năng TTQT và uy tín của NHTM trên trờng Quốc tế.

+ Cán cân vãng lai và cán cân thơng mại Quốc tế còn thâm hụt nghiêm trọng dẫn đến mất cân đối cung cầu về ngoại tệ, ảnh hởng đến khả năng mua bán ngoại tệ của các NHTM nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động TTQT.

*) Về phía Ngân hàng

+ Công nghệ thanh toán cha đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hệ thống thanh toán ngoại tệ và TTQT của các Chi nhánh trong nội bộ hệ thống NHCT Việt Nam tuy đã thực hiện trên máy vi tính nhng chơng trình phần mềm cha hoàn thiện, thiếu đồng bộ, mức tự động cha cao, việc truyền nhận tin vẫn do con ngời thực hiện thông qua hệ truyền tin Scom3. Vì vậy việc truyền tin chậm trễ, dễ mất mát tập tin trên đờng truyền dẫn tới chậm trễ trong thanh toán làm ảnh hởng đến uy tín của Ngân hàng. Thêm vào đó chơng trình kế toán ngoại tệ trên máy tính cha đợc thực hiện thống nhất nên vẫn xảy ra trờng hợp thông báo về lợng ngoại tệ dùng để thanh toán L/C hoặc ký quỹ mở L/C từ bộ phận kho quỹ với bộ phận kế toán trong Ngân hàng còn nhiều chậm trễ, không cập nhật ngay đợc thông tin gây ách tắc trong quá trình thanh toán chứng từ tại Chi nhánh.

+ Quy mô hoạt động TTQT còn cha rộng, lợng L/C xuất khẩu thông báo và chiết khấu qua Ngân hàng còn ít, trong khi đó lợng L/C nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn gây khó khăn cho Chi nhánh trong việc tự cân đối nhu cầu mua bán ngoại tệ. Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu cha đợc đẩy mạnh.

+ Hình thức dịch vụ cha đa dạng, hiện nay NHCT Ba Đình mới chỉ thực hiện và thanh toán 3 loại séc du lịch là Thomat Cook, Citi Corp, Amex, cha có hệ thống rút tiền tự động.

+ Ngân hàng có thể chịu nhiều rủi ro trong trờng hợp Ngân hàng bảo lãnh cho ngời nhập khẩu đi nhận hàng khi chứng từ cha về đến, ngời nhập khẩu có thể gây khó

khăn thậm chí không thanh toán cho Ngân hàng trong khi Ngân hàng chỉ nắm giữ một số tiền ký quỹ không lớn. Hoặc trong trờng hợp ngời xuất khẩu và ngời nhập khẩu cấu kết để lừa đảo thì mọi hậu quả Ngân hàng phải gánh chịu.

+ Môi trờng hoạt động kinh doanh nói chung và TTQT nói riêng của NHCT Ba Đình có sự cạnh tranh rất lớn của các Ngân hàng khác đặc biệt là NHNT, Ngân hàng nớc ngoài hoạt động tại Việt Nam...

+ NHCT Ba Đình đóng trên địa bàn nơi có trung tâm chính trị với hầu hết các đơn vị hành chính sự nghiệp, các ban ngành trọng yếu của Đảng và Chính phủ, sản xuất kinh doanh kém phát triển vì vậy có ảnh hởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

+ Do NHCT Ba Đình mới tham gia vào hoạt động TTQT nên uy tín trên trờng Quốc tế cha cao, hệ thống Ngân hàng đại lý còn cha rộng. Vì vậy lợng L/C xuất khẩu thông báo qua Ngân hàng còn hạn chế.

+ Trình độ đội ngũ cán bộ làm công tác TTQT tuy đảm bảo đợc yêu cầu song kinh nghiệm thực tế cha nhiều dẫn đến tốc độ và độ chính xác cha cao.

*) Về phía khách hàng

Khách hàng ở đây là những đơn vị xuất nhập khẩu trong nớc đã và đang thực hiện việc thanh toán xuất nhập khẩu qua NHCT Ba Đình. Bên cạnh những đơn vị lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong công việc thì cũng có không ít những đơn vị cha có kinh nghiệm, trình độ hiểu biết về nghiệp vụ thanh toán thấp. Do đó thờng nảy sinh các sai sót gây tổn hại không những đến chính các đơn vị này mà còn làm ảnh hởng đến uy tín của Ngân hàng.

+ Về hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu: trong thực tiễn hoạt động, thanh toán viên đã gặp không ít trờng hợp không thực hiện đúng thời hạn kiểm tra chứng từ hoặc buộc phải từ chối không thanh toán tiền hàng cho khách. Lý do là ngời xuất khẩu tuy đã đợc nhắc nhở song vẫn không nộp chứng từ kịp thời, lập bộ chứng từ không khớp với L/C nh mô tả sai hàng hoá so với L/C hoặc không đầy đủ.

+ Về thanh toán hàng nhập khẩu: ngời nhập khẩu trong một số trờng hợp thờng thắc mắc mở L/C mà không lấy đợc hàng đúng thời hạn do không lấy đợc bộ chứng

từ thanh toán từ Ngân hàng. Tuy nhiên nguyên nhân chính là do ngời nhập khẩu đã mở L/C không đúng với thời gian quy định trong hợp đồng. Thêm vào đó có trờng hợp do các hợp đồng thơng mại thiếu chặt chẽ, khách hàng Việt Nam thiếu thông tin về đối tác. Đồng thời ngời nhập khẩu cha coi trọng tham mu của Ngân hàng trong việc ký kết hợp đồng. Điều này có thể khiến Ngân hàng gặp khó khăn trong việc giao dịch với đối tác nớc ngoài hoặc Ngân hàng thông báo theo hợp đồng quy định do không có quan hệ đại lý. Việc sửa đổi, khắc phục hậu quả sẽ gây nhiều phiền phức tốn kém cả thời gian và tiền bạc.

Nói tóm lại, NHCT Ba Đình có những u thế nhất định trong hoạt động TTQT, thành quả mà Ngân hàng đã đạt đợc là đáng trân trọng cần phải phát huy hơn nữa. Bên cạnh đó có không ít những khó khăn và tồn tại mà Chi nhánh cần phải khắc phục mà trớc mắt cần thiết phải đề ra những kiến nghị và giải pháp làm sao cho phát triển hơn nữa hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, tạo cho Ngân hàng uy tín lớn đối với các khách hàng, giúp Ngân hàng tăng đợc lợi nhuận qua đó làm mạnh hơn nữa hệ thống NHCT nói chung và NHCT Ba Đình nói riêng.

Chơng III

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động TTQT tại NHCT Ba Đình

Một phần của tài liệu Vai trò của TTQT đối với hoạt động kinh tế đối ngoại & hoạt động kinh doanh của ngân hàng (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w