- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc dưới 150, cao so với mặt sông dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,52%;
22 Rubiaceae Họ Cà phê
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1.Kết luận:
1.Kết luận:
1.1. Hùng Sơn là xã trung tâm của huyện Đại Từ, có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc. Hiện nay nguồn thức ăn gia súc của xã là các bãi cỏ ven sông, dưới rừng có chất lượng khá tốt, đặc biệt là thảm cỏ ven sông có thể đạt năng suất 8 tấn/ha/năm, vì các thảm cỏ ở đây được khai thác ở mức độ cao và không hợp lý dẫn đến thành phần loài trong các thảm cỏ ngày càng tăng, các dạng sống như cây bụi, cây nửa bụi và các cây mà gia súc không ăn được ngày càng nhiều về số lượng.
1.2. Thông qua việc thống kê tập đoàn cây thức ăn gia súc chúng tôi thấy các loài cỏ tự nhiên và cây trồng của xã khá phong phú. Nhiều loài cỏ và cây trồng dùng làm thức ăn cho gia súc có chất lượng cao như Cỏ lạc vừng, Cỏ lá tre, Lạc, Đậu, thân Ngô, ngọn Mía…Mùa đông người dân địa phương còn hay dùng rơm làm thức ăn cho gia súc, đây là nguồn thức ăn dự trữ đại trà cho bò ở các vùng trồng lúa.
1.3. Dựa vào kết quả điều tra phân vùng các khu vực sinh thái của xã chúng tôi xác định được 6 tiểu vùng sinh thái có đặc điểm địa hình và thổ nhưỡng khác nhau. Hiện nay nhiều tiểu vùng đang được người dân sử dụng vào các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi. Theo chúng tôi, những vùng đất chưa sử dụng hay sử dụng chưa hiệu quả cần được quy hoạch để sử dụng vào trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi.
1.4. Mặc dù có nhiều điều kiện để phát triển chăn nuôi đại gia súc nhưng trong những năm gần đây đàn gia súc của xã đặc biệt là đàn trâu bò lại có xu hướng giảm dần, có nhiều nguyên nhân trong đó nguyên nhân là thức ăn thô xanh cho gia súc chưa được quan tâm và đầu tư chính đáng, thể hiện ở chỗ các bãi cỏ trồng diện tích nhỏ, đầu tư thấp, khai thác không hợp lý, vì thế hiệu
quả đem lại từ chăn nuôi nhất là chăn nuôi đại gia súc còn thấp. Vì vậy để phát triển chăn nuôi cần thực hiện theo mô hình đề xuất, kết hợp chăn thả trên các thảm cỏ tự nhiên và trồng cỏ Dầy, chăm sóc thu hái theo đúng quy trình, hiệu quả đem lại sẽ cao gấp nhiều lần hiện nay.
2. Đề nghị:
2.1. Cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về quy hoạch sử dụng các tiểu vùng sinh thái và có những thực nghiệm để đề xuất hướng trồng trọt và chăn nuôi hợp lí hơn đối với từng tiểu vùng sinh thái.
2.2. Chính quyền địa phương cần có những định hướng, đề án cụ thể để đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi đại gia súc như:
- Tổ chức triển khai nhiều mô hình thực tế để người dân tham gia học tập và làm theo, đặc biệt phải có chính sách hỗ trợ và khuyến khích cho những người đầu tiên tham gia thực hiện.
- Có chính sách hỗ trợ và đầu tư vốn cho các hộ chăn nuôi đại gia súc.
- Có phương hướng, kế hoạch tìm kiếm đầu ra cho thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi ổn định.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ trong công tác chuyển giao khoa học kĩ thuật.
- Cần mạnh dạn chuyển đổi dần diện tích trồng cỏ voi sang trồng giống cỏ mới là VA 06 và cỏ Dầy có năng suất, chất lượng cao để tăng hiệu quả chăn nuôi và tăng đàn gia súc.