Thành phần dạng sống trong các điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN (Trang 93 - 96)

- Nhóm tiểu vùng sinh thái đất dốc dưới 150, cao so với mặt sông dưới 50m, rộng trên 5ha, đất thuộc loại trung bình có hàm lượng mùn 3,52%;

4.2.3.2.Thành phần dạng sống trong các điểm nghiên cứu

22 Rubiaceae Họ Cà phê

4.2.3.2.Thành phần dạng sống trong các điểm nghiên cứu

Các dạng sống được chúng tôi sắp xếp theo phương pháp của Hoàng chung (1980) và được thống kê ở bảng 4.6.

Bảng 4.6.Những dạng sống chính của thực vật trong các điểm nghiên cứu

Tt Kiểu dạng sống Điểm

số 7

Điểm số 8

1 Kiểu 1: Cây gỗ 4 17

2 Kiểu 2: Cây bụi 3 5

3 Kiểu 3: Cây bụi thân bò 2 3

4 Kiểu 4: Cây bụi nhỏ 2 2

5 Kiểu 5: Cây bụi nhỏ thân bò 0 0

6 Kiểu 6: Cây nửa bụi 1 2

7 Kiểu 7: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái 0 0

8 Kiểu 8: Cây có chồi mọc từ rễ 2 2

9 Kiểu 9: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn 1 1

10 Kiểu 10: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm 1 4

11 Kiểu 11: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò 1 4 12 Kiểu 12: Cây thảo mọc thành búi thưa, sống lâu năm 0 0 13 Kiểu 13: Cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm 3 3

14 Kiểu 14: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài 2 3

15 Kiểu 15: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò 1 0

16 Kiểu 16: Cây thảo một năm có rễ cái 1 3

17 Kiểu 17: Cây thảo một năm có hệ rễ cái, có thân bò 0 0

18 Kiểu 18: Cây thảo một năm có hệ rễ chùm 1 1

Tổng số loài 25 50

a.Thành phần dạng sống trong điểm nghiên cứu số 7

Trong điểm nghiên cứu này có 25 loài thuộc 14 dạng sống khác nhau, trong đó dạng sống có số loài nhiều nhất là Cây gỗ (kiểu 1) với 4 loài chiếm 16% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài có thể kể đến như: Thành ngạnh nam (Clatoxylum cochinchinensis), Đỏ ngọn (C.formosum subsp.prunifolium), Keo tai tượng (Acacia mangium), Ổi (Psidium guyava).

Những dạng sống có 3 loài như: Cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm (kiểu 13), Cây bụi (kiểu 2), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 24% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài như: Mua đồi (Melastoma sanguineum), Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Chanh (Citrus media), Cỏ xả (Cymbopogon caesius), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Chè vè (Miscanthus floriduslus)

Những dạng sống có 2 loài bao gồm: Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (Kiểu 14), Cây có chồi mọc từ rễ (Kiểu 8), Cây bụi nhỏ (Kiểu 4), Cây bụi thân bò (Kiểu 3). Nhóm kiểu dạng sống này chiếm 32% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài đặc trưng như: Dương xỉ vảy (Dryopteris inetgriloba), Guột (Gleicheniaceae), Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas), Bìm bìm (Ipomoea chrysoides), Bọ mẩy (Clerodendron cyrtophyllum), Chổi sể (Baeckea frutescens), Mâm xôi (Rubus alcaefolius), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria).

Những dạng sống còn lại bao gồm: Cây nửa bụi (Kiểu 6), Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn (Kiểu 9), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (Kiểu 11), Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (Kiểu 10), Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài và thân bò (Kiểu 15), Cây thảo một năm có rễ cái (Kiểu 16), Cây thảo một năm có hệ rễ chùm (Kiểu 18). Nhóm kiểu dạng sống này chiếm 28% tổng số loài có trong điểm nghiên cứu.

b.Thành phần dạng sống trong điểm nghiên cứu số 8

Trong điểm nghiên cứu này có 50 loài thuộc 13 kiểu dạng sống khác nhau trong đó dạng sống cây gỗ (kiểu 1) chiếm ưu thế về số loài với 17 loài, dạng sống này chiếm 34% tổng số loài trong điểm nghiên cứu.

Dạng sống có 5 loài là cây bụi (kiểu 2), dạng sống này chiếm 10% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với các loài đặc trưng như Mua đồi (Melastoma sanguineum), Ngái (F.hispida), Găng trắng (Randia dasycarpa), Chanh (Citrus media), Ba chạc (Evodia lepta).

Những dạng sống có 4 loài bao gồm: Cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm (Kiểu 10); cây thảo có hệ rễ chùm, sống lâu năm, có thân bò (kiểu 11), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 16% tổng số loài trong điểm nghiên cứu gồm các loài như: Lông cu li (Cibotium barometz), Ngải cứu dại (Astemisia japonica Thunb), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scarber), Bòng bong (Lygodium flexuosum), Bòng bong leo (Lygodium scandens), Sắn dây rừng (Pueraria montala), Cỏ lá tre (Centosteca lappacea).

Những dạng sống có 3 loài bao gồm: Cây bụi thân bò (kiểu 3); Cây thảo mọc thành búi dầy, sống lâu năm (kiểu 13); Cây thảo sống lâu năm có thân rễ dài (kiểu 14); Cây thảo một năm có rễ cái (kiểu 16), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 24% tổng số loài trong điểm nghiên cứu. Có thể kể đến các loài như: Móng bò (Bauhinia alba), Muồng lạc (Cassia tora), Cỏ xả (Cymbopogon caesius), Cỏ tranh (Imperata cylindrical), Lau (Sacccharum arundinaceum), Chè vè (Miscanthus floridusl), Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides), Ké đầu ngựa (Xanthium inaequiaterum), Dương xỉ vảy (Dryopteris integriloba), Guột (Dcranopteris linearis).

Những dạng sống có 2 loài như: Cây bụi nhỏ (kiểu 4); Cây nửa bụi (kiểu 6); Cây có chồi mọc từ rễ (kiểu 8), nhóm kiểu dạng sống này chiếm 12% tổng số loài trong điểm nghiên cứu với một số loài như: Hà thủ ô trắng

(Streptocaulon juventas, Bọ mẩy (Clerodendron cyrtophyllum), Chổi sể (Baeckea frutescens), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria).

Những dạng sống còn lại bao gồm: Cây thảo lâu năm có hệ rễ cái, có thân rễ ngắn (kiểu 9), cây thảo một năm có hệ rễ chùm ( kiểu 18), mỗi kiểu dạng sống có 1 loài, nhóm này chiếm 4% tổng số loài trong điểm nghiên cứu.

Qua quá trình nghiên cứu về thành phần dạng sống của thảm cỏ dưới tán rừng chúng tôi có nhận xét như sau: Do đặc điểm thảm thực vật ở từng khu vực là khác nhau nên thành phần loài thuộc các kiểu dạng sống khác nhau, nhưng có một điểm chung là thảm cỏ dưới tán rừng thưa thớt, rừng càng khép tán thì mật độ các loài hòa thảo ngày càng giảm đi, các dạng sống có giá trị cho chăn thả tuy vẫn có trong điểm nghiên cứu nhưng số lượng cá thể ít, không đáp ứng được cho chăn nuôi đại gia súc.

Một phần của tài liệu ĐIỀU TRA PHÂN VÙNG SINH THÁI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÂY THỨC ĂN GIA SÚC XÃ HÙNG SƠN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN (Trang 93 - 96)