Tổ chức liên kết đào tạo

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 32 - 33)

Liên kết là sự kết hợp của các cá nhân, các tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ chung, trong và bằng cách đó đạt được mục tiêu chung cũng như mục tiêu theo đuổi của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức.

Như vậy, liên kết đào tạo là sự kết hợp của các (thông thường là 2) cơ sở giáo dục để tổ chức, vận hành quá trình đào tạo nhằm hình thành ở người học các phẩm chất nghề nghiệp: hệ thống tri thức, thái độ, kỹ năng và các phẩm chất tâm lĩ tương ứng khác.

Sự kết hợp nói trên bao gồm các nội dung: - Khảo sát nhu cầu của người học.

- Xây dựng kế hoạch mở lớp. - Tuyển sinh.

- Thực hiện kế hoạch và chương trình đào tạo thông qua tổ chức hoạt động giảng dạy và học tập của người dạy và người học.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động giảng dạy, học tập và kết quả học tập của người học.

- Cung ứng học liệu và cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập.

Việc liên kết đào tạo được thực hiện trên cơ sở hợp đồng đào tạo giữa các cơ sở đào tạo với nhau.

Liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục đại học và TTGDTX là một trong những hình thức liên kết đào tạo phù hợp và có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.

Trong hình thức liên kết đào tạo này, cơ sở giáo dục đại học chịu trách nhiệm toàn diện về việc liên kết đào tạo; TTGDTX chịu trách nhiệm về: khảo sát nhu cầu học tập của người học, xây dựng kế hoạch mở lớp để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ quá trình đào tạo, cán bộ quản lí… và tham gia vào quá trình quản lý đào tạo.

Một phần của tài liệu BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)