thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay
Bảo tồn, được hiểu là hoạt động gìn giữ một cái gì đó không để cho nó mất đi. Nhưng bảo tồn giá trị văn hóa sinh thái truyền thống phải là bảo tồn có chọn lọc và không được giữ thái độ bảo thủ trong bảo tồn, mà phải tăng thêm sự vững chắc của các nền tảng của di sản nhằm phát triển các hình thức biểu hiện giá trị văn hóa sinh thái mới. ở đây phải có sự kết hợp hài hòa giữa bảo tồn và phát triển.
Phát huy, là làm cho cái hay, cái tốt lan tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở thêm. Phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống là làm cho các giá trị này ngoài việc được bảo tồn, giữ lại còn phải tiếp tục nâng cao các giá trị chân, thiện, mỹ phù hợp với những điều kiện mới.
Vấn đề bảo tồn phải luôn đi liền với phát huy, chỉ thông qua phát huy thì các giá trị văn hóa sinh thái đó mới được biểu hiện, qua đó mới có thể khẳng định nó còn phù hợp hay không phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn. Nhờ đó chúng ta biết bảo tồn và phát huy những giá trị nào, biết loại bỏ những yếu tố lạc hậu nào. Nói một cách khác là có kết hợp bảo tồn với phát huy mới đảm bảo yêu cầu của nguyên tắc về sự phát triển và nguyên tắc tính lịch sử cụ thể.
Việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta đang trở nên cấp thiết, bởi vì sự tác động của các nền văn hóa ngoại lai đi theo con đường của kinh tế thị trường đang làm thay đổi không chỉ ở nếp nghĩ của người dân mà cả trong cách làm của họ. Sự thay đổi này đã đạt được những thành
tựu không nhỏ, song, cũng còn không ít những hạn chế mà trong thời gian tới cần phải khắc phục.