Nội dung một số giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay potx (Trang 29 - 30)

tộc thiểu số và dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng số dân cư của vùng. Trong khi đó, trình độ văn hóa và khả năng nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung còn hạn chế so với người Kinh. Đa số người dân vùng này trước đây bị rơi vào tình trạng mù chữ, họ không hiểu được những kiến thức cơ bản về tự nhiên cũng như về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Họ hầu như bị tự nhiên chinh phục. Sống trong điều kiện như vậy, trong quan hệ với tự nhiên của con người nơi đây có những nét riêng biệt với những biểu hiện cụ thể của nó.

Thời gian gần đây, với sự xuất hiện và phát triển của nền kinh tế hàng hóa ở vùng núi Đông Bắc đã làm cho nhận thức và hành động thực tiễn của con người ở vùng này có sự biến động rõ rệt. Song hành với nền kinh tế hàng hóa là sự xâm nhập của văn hóa bên ngoài. Do bị choáng ngợp trước các nền văn hóa phát triển hơn, và do trình độ dân trí ở đây còn hạn chế nên nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các giá trị văn hóa sinh thái vùng đã bị chính con người địa phương chối bỏ; mặt khác, tốc độ gia tăng dân số ở đây cao hơn so với bình quân cả nước; đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng đói nghèo và tình trạng phá hoại môi trường của đồng bào miền núi.

1.2.2. Nội dung một số giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta Đông Bắc nước ta

Do đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội ở vùng núi Đông Bắc nước ta có những điểm khác biệt so với các vùng khác nên trong cách ứng xử của con người ở đây đối với tự nhiên cũng có những điểm riêng biệt. Từ đó, đã tạo ra một số giá trị văn hóa sinh thái truyền thống vùng này vừa có những nét chung của giá trị văn hóa

sinh thái truyền thống trong cả nước lại vừa có những nét riêng đặc trưng cho văn hóa sinh thái của vùng với những biểu hiện cụ thể của nó.

Có thể thấy rằng, trong quan hệ với tự nhiên, con người Việt Nam nói chung cũng như ở vùng núi Đông Bắc nói riêng có một nét truyền thống tiêu biểu đó chính là quan niệm "Thiên - Nhân hòa hợp". Đối với đồng bào vùng núi Đông Bắc, quan niệm này càng được tuân theo một cách tuyệt đối do những điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng quy định. Quan niệm "Thiên - Nhân hòa hợp" ở vùng này đã thấm sâu từ trong tư tưởng, tình cảm đến hoạt động thực tiễn của người dân nơi đây từ bao đời nay. Nó được thể hiện thành ba loại giá trị văn hóa sinh thái truyền thống chủ yếu sau:

- Tư tưởng sống hòa hợp với tự nhiên (tư tưởng). - Lòng yêu thiên nhiên của con người (tình cảm).

- Con người luôn tìm cách hòa hợp với môi trường tự nhiên trong sinh hoạt và sản xuất (hoạt động thực tiễn).

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa sinh thái truyền thống ở vùng núi Đông Bắc nước ta hiện nay potx (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)