Đánh giá cụ thể về chất lượng tín dụng:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải phỏp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì (Trang 74 - 76)

1. Phân theo loại hình kinh tế: 175 2.005 7

4.2.2Đánh giá cụ thể về chất lượng tín dụng:

a) Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ:

Bảng 8: Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn của NHNo & PTNT Thanh Trì

ĐVT: triệu đồng. Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Tổng dư nợ 333.785 440.100 562.782 2. Tổng nợ quá hạn 1.175 2005 7.584 3. Tỷ lệ NQH/ tổng dư nợ 0,35% 0,45% 1,34% 4. Tổng nợ xấu: 200,27 83 181 - Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0,06% 0,02% 0,03% 5. Nợ XLRR phát sinh 1.790 8.660 2.857,8 6. Trích lập DPRR 2.439 9.141 9.508 7. Thu nợ đã XLRR 315 1620,2 2.388

Theo các số liệu của bảng 8 chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn ta có những nhận xét như sau:

Trong thời gian qua, Chi nhánh NHNo & PTNT Thanh Trì đã duy trì được một tỷ lệ nợ quá hạn (NQH) thấp với tỷ lệ đạt mức dưới 2%/ năm phù hợp với quy định của NHNN và đạt tiêu chuẩn đề ra của thông lệ quốc tế (theo quy tắc Basel tỷ lệ NQH trong khoảng từ 3-5 % là có thể chấp nhận được). Các tỷ lệ này cho thấy mức độ rủi ro của các khoản nợ của Chi nhánh là không cao. Điều đó đã thể hiện khả năng quản lý nợ và CLTD của Chi nhánh là tương đối tốt.

Tuy vậy, tỷ lệ NQH của Chi nhánh lại có xu hướng tăng dần qua các năm từ 0,3% năm 2005 lên tới 1,34% vào năm 2007(tăng 6.409 tỷ và gấp 4,47 lần so với năm 2005). Trong khi dư nợ của chi nhánh tăng càng nhanh thì tỷ lệ NQH lại càng cao chứng tỏ dư nợ quá hạn có tốc độ tăng trưởng khá cao đây là một dấu hiệu không tốt trong quản lý tín dụng.

Đối với tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu của năm 2005 ở mức lớn nhất chiếm 0,06% tổng dư nợ. Nguyên nhân của dư nợ xấu cao là do NQH của dự án WB- 2561 quá hạn từ những năm 1994- 1995, còn lại chủ yếu là do thiên tai dịch bệnh làm cho khách hàng mất khả năng trả nợ. Đối với năm 2006, 2007 dư nợ xấu có xu hướng giảm mạnh xuống còn 0,02% và 0,03% so với tổng dư nợ. Tổng dư nợ của chi nhánh tăng cao trong khi tổng nợ xấu lại giảm điều này chứng tỏ rằng tỷ lệ nợ quá hạn giảm rõ rệt so với các năm trước. Mặc dù năm 2006, 2007 tại địa phương các dịch bệnh tăng trưởng mạnh ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng nhưng chi nhánh đã chủ động trong việc trích lập rủi ro đồng thời nâng cao công tác thu hồi nợ, kết hợp với triển khai tốt công tác xử lí nợ rủi ro và thu nợ rủi ro tác động rất lớn cả về mặt tuyệt đối và tương đối của các khoản nợ xấu. Điều này thể hiện kết quả đạt được của chi nhánh trong 2 năm 2006 và 2007 chi nhánh không có nợ tồn đọng và cũng không có nợ khoanh, các khoản nợ đến kỳ hạn đều được thu hồi trong năm.

Như vậy, đối với chi nhánh khoản nợ quá hạn chiếm không đáng kể không gây ảnh hưởng quá lớn tới thu nhập và khả năng thanh toán qua các năm của chi nhánh. Chi nhánh đã có sự chuẩn bị đầy đủ trong việc đối phó với các rủi ro có thể phát sinh. Mặc dù, công tác quản lý hoạt động tín dụng còn gặp nhiều khó khăn nhưng xét về tổng thể CLTD và quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh đã được cải thiện rõ rệt trong thời gian qua.

b) Lợi nhuận thu được từ hoạt động ngân hàng:

Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh

ĐVT: triệu đồng.

Năm Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

I. Tổng thu:

81.953 100,00 123.91

9 100,00

151.07

2 100,00

1. Thu lãi tiền gửi. 0 1.300 1,05 1.601 1,06

2. Thu lãi cho vay. 81.953 41,31 122.619 98,95 149.471 98,94 Trong đó:

- Thu lãi cho vay ngắn hạn 32.939 40,19 40.397 32,94 42.156 28,2 - Thu lãi cho vay trung

Và dài hạn 912 1,11 4.119 3,36 11.601 7,76 - Thu dịch vụ 35.676 43,53 45.358 36,99 55.701 37,26 - Thu điều vốn 12.426 15,17 32.745 26,71 40.013 26,78 II. Tổng chi: 57.427 100,00 95.653 100,00 123.42 3 100,00

1.Trả lãi tiền gửi 43.661 76,03 57.992 60,62 81.126 65,73

2.Trả lãi tiền vay 13.295 23,15 34.088 35,63 39.502 32,00

3,Chi phí khác 471 0,82 3.573 3,75 2.795 2,27

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải phỏp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì (Trang 74 - 76)