Sơ lược quá trình hình thành và phát triển NHNo & PTNT Thanh Trì:

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải phỏp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì (Trang 38 - 44)

Trì:

3.1.1.1. Tình hình kinh tế xã hôi huyện Thanh Trì:

Thanh Trì là một huyện nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội bao gồm 16 xã, 1 thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 6.293,5 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 3.491,3 ha chiếm tỷ lệ 55,47% tổng diện tích. Đó là một vùng có diện tích rộng, người đông, cơ sở hạ tầng phát triển, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt quốc gia chạy trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa thích hợp cho phát triển đa dạng các ngành nghề, các lĩnh vực kinh tế.

Những năm 2002 đến 2007, kinh tế của huyện phát triển liên tục với tốc độ tăng trưởng cao, bình quân đạt trên 14%/năm, trong đó nông nghiệp tăng trưởng đạt gần 3%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2006 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 23,2%, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 61,1%, tỷ trọng thương mại dịch vụ chiếm 15,7% , ước tính tổng giá trị sản xuất năm 2007 tăng 16,6% so với năm 2006. Mặc dù, nông nghiệp chiếm tỷ trọng ngày càng thấp, nhưng huyện vẫn tập trung chỉ đạo đầu tư theo hướng chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng vật nuôi, quan tâm hướng dẫn người dân ứng dụng

KHKT vào sản xuất, nâng cao giá trị sản lượng sản xuất. Trong huyện đã hình thành các vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, mô hình rau an toàn, đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại tổng hợp.

Hiện nay, quá trình đô thị hóa ở Thanh Trì đang diễn ra một cách mạnh mẽ. Được sự quan tâm của Nhà Nước và chính quyền địa phương, Thanh Trì đã tiếp nhận nhiều dự án lớn tập trung cho quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Đã có trên 50 dự án lớn nhỏ được thực hiện như: xây dựng cửa ngõ phía nam Thành phố, dự án Hồ điều hòa thoát nước Yên Sở, mở rộng đường quốc lộ 1A, xây dựng khu công nghiệp nhà chung cư…vv tác động rất lớn đến phát triển kinh tế, đời sống xã hội của huyện Thanh Trì.

Là một huyện có mật độ dân cư tập trung đông đúc với tổng số dân trên địa bàn là 349.557 nhân khẩu trong đó thuộc khu vực nông nghiệp nông thôn là 209.734 người( xấp xỉ 60% dân cư). Tổng số lao động trên địa bàn là: 166.424 người, trong đó lao động thuộc khu vực nông nghiệp nông thôn là 65.113 người..

Tổng số hộ trên địa bàn là : 81.222 hộ, trong đó:

Hộ gia đình ở khu vực nông ngiệp, nông thôn là 36.411 (chiếm 44,83% hộ trong khu vực), hộ nghèo là 1324 hộ ( chiếm 3,63% so với tổng số hộ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn). Hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp và nông thôn kinh doanh được cấp giấy phép là 370 hộ. Hộ gia đình ở khu vực nông nghiệp, nông thôn sản xuất làng nghề là 2.132 hộ ( chiếm 5,85% so với tổng số hộ ở khu vực nông nghiệp, nông thôn).

Tình hình dân cư của Huyện Thanh Trì trong thời gian qua đã có nhiều sự chuyển biến lớn. Tổng số dân cư vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nông nghiệp, nông thôn tuy nhiên cơ cấu lao động đã có nhiều sự thay đổi. Lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay chỉ còn chiếm 39,12% so với các lĩnh vực, ngành nghề khác; tỷ lệ các hộ nghèo chỉ còn chiếm một tỷ lệ rất

nhỏ trong tổng số hộ trên địa bàn. Đời sống kinh tế xã hội của người dân phát triển tích cực về mọi mặt, cơ sở hạ tầng được hoàn thiện đến nay 100% các xã đều được sử dụng nước sạch, đủ điều kiện phục vụ cho sinh hoạt SXKD, 100% trạm y tế xã có bác sĩ. Cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được duy trì sâu rộng. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao và cải thiện. Người dân phấn khởi hăng hái thi đua góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Những thuận lợi khó khăn chủ yếu tác động đến hoạt động của ngân hàng No & PTNT Thanh Trì:

-Thuận lợi:

Năm 2007 nền kinh tế nói chung, kinh tế địa phương nói riêng có sự phát triển và tăng trưởng tốt. Mọi hoạt động của chi nhánh luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, đoàn thể và các ngành chức năng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, an ninh chính trị xã hội tiếp tục được giữ vững, các hoạt động kinh tế ngày càng sôi động hơn đã tạo điều kiện cho các hoạt động ngân hàng phát triển.

- Khó khăn :

Năm 2007 tình hình lạm phát tiếp tục ở mức cao với tỷ lệ 9,3%/năm đặc biệt là giá xăng dầu tăng cao đã kéo theo sự tăng giá của hàng loạt nguyên nhiên liệu và hàng hóa khác gây khó khăn cho sản xuất của các đơn vị và hộ gia đình. Tình hình lạm phát đầu năm 2008 có xu hướng tăng nhanh, tình hình thị trường tài chính nhiều bất ổn, hiện tượng khan hiếm nguồn vốn và sự gia tăng chóng mặt của giá cả tác động đến mọi mặt của kinh tế, xã hội trên địa bàn Huyện.

Hơn nữa, thiên tai, dịch bệnh( đặc biệt là các bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, gần đây là dịch lợn tai xanh…) bùng phát trên diện rộng đã làm cho

hoạt đông nông nghiệp bị thiệt hại nặng nề, gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động cho vay - thu nợ của ngân hàng , nguy cơ gia tăng nợ xấu tại các nơi bị thiệt hại rất là cao.

Với tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, diện tích đất SX nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế không theo kịp tốc độ đô thị hóa, nông nông dân mất đất SX không có nghề phụ. Môi trường không khí, nguồn nước ô nhiễm, không hấp dẫn đầu tư khiến lĩnh vực SX công nghiệp và dịch vụ không phát triển. Đây chính là nguyên nhân chính khiến việc đầu tư tín dụng của Chi nhánh còn bị hạn chế và chưa phát huy hết nguồn lực hiện có.

Hà Nội là một địa bàn có tiềm năng lớn về huy động vốn trong dân, nguồn vốn từ các tổ chức bảo hiểm lớn và các tổ chức khác. Thi phần tiền gửi Hà Nội chiếm 1/3 cả nước trong khi đó khả năng hấp thụ nguồn vốn của các doanh nghiệp trên trên địa bàn còn hạn chế, các NHTM có ít dự án hấp dẫn đầu tư. Vì vậy, từ nhiều năm nay Hà Nội là địa bàn có số bội thu tiền mặt lớn khiến các NHTM đổ về đây cạnh tranh thu hút nguồn vốn rất đông, mở ra nhiều chi nhánh. Với công nghệ hiện đại, trình độ quản lí và khả năng tiếp cận thị trường tốt triển khai nhiều dịch vụ tiện ích như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, ATM, các dịch vụ ngân hàng điện tử( tiết kiệm điện tử..) dịch vụ e – Bank, phone Bank đã hình thành và phát triển tạo cho khách hàng sự thuận tiện trong việc tiếp cận các dịch vụ ngân hàng. Cho nên, ngân hàng No & PTNT Thanh Trì phài đối mặt bới nhiều đối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn và ở cả khu vực. Dẫn tới sự tranh giành địa bàn ngày càng quyết liệt, chi phí huy động vốn lớn, lãi suất cho vay cao hơn các NHTM khác ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Nhận thấy, kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Thanh Trì chịu sự tác động rất lớn của đặc điểm điều kiện kinh tế, tự nhiên và xã hội của địa bàn Thanh Trì. Do vậy nó cũng tác động rất lớn đên kết quả

nghiên cứu của đề tài. Đặc điểm địa bàn đã giúp tôi hiểu rõ hơn thực trạng hoạt động tín dụng và các chính sách mở rộng quy mô tín dụng của Chi nhánh trong thời gian qua đồng thời tìm hiểu được những tác động thuận lợi và khó khăn của địa bàn tới hoạt động tín dụng của Chi nhánh, qua đó tôi có được đánh giá tổng quát và mạnh dạn trong việc ứng dụng những giải pháp mang tính công nghệ cao của một ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, Thanh Trì vẫn đang là một huyện nông nghiệp, công nghiệp chưa thực sự phát triển chủ yếu là phát triển dịch vụ cho nên ảnh hưởng đến những đánh giá về chất lượng tín dụng ngân hàng và ứng dụng các giải pháp trên.

3.1.1.2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng No & PTNT huyện Thanh Trì:

Chi nhánh Thanh Trì được thành lập từ năm 1988 trên cơ sở tách ra từ ngân hàng Nhà Nước huyện Thanh trì (Ngân hàng Nhà Nước Thanh Trì chia ra thành NHNo, NHĐT & PT, và kho bạc Nhà Nước). Được tiếp nhận cơ sở vật chất của ngân hàng Nhà Nước, NHNo & PTNT Thanh Trì đạt được lợi thế về vị trí và sự hiểu biết sâu sắc về tình hình địa bàn hoạt động.

Trong quá trình phát triển, NHNo Thanh Trì cũng đã trải qua những thăng trầm, có những giai đoạn phát triển và cũng có những giai đoạn khó khăn

- Giai đoạn từ 1990 – 1992 và giai đoạn 1999 – 2000 tình hình kinh doanh của ngân hàng kém phát triển dư nợ quá hạn cao ( 1991 tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 8,1%), có năm quỹ lương đi vay, nhiều cán bộ có trách nhiệm bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật, do đó ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng, một số khách hàng lớn chuyển đi.

- Giai đoạn từ tháng 10/2000 NHNo Thanh Trì đã khôi phục uy tín, đặt quan hệ với nhiều khách hàng lớn… và trên đà phát triển thuận lợi. Từ chỗ phải vay lương, NHNo Thanh Trì đã đảm bảo và vượt hệ số lương tối đa.

Mạng lưới giao dịch của ngân hàng được mở rộng từ 4 cơ sở năm 1996 ( trụ sở chính và 3 ngân hàng cấp 4) lên 9 cơ sở (Trụ sở chính, 8 phòng giao dịch ). Cơ sở vật chất được tăng cường, ngân hàng đã hoàn tất xấy dựng mới Trụ sở chính và 3 ngân hàng trực thuộc. Năm 2004, với những thành tích đạt được, NHNo Thanh trì đã được nâng từ doanh nghiệp hạng 3 lên doanh nghiệp hạng 2. Cùng với đó là việc lập thêm phòng nghiệp vụ mới, ngoài 2 phòng nghiệp vụ chính là phòng kế toán và phòng kế hoạch kinh doanh, ngân hàng Thanh Trì đã lập thêm phòng thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối.

Những bước phát triển trong giai đoạn 2001 đến nay đã giúp NHNo Thanh Trì khôi phục hình ảnh một chi nhánh Ngân hàng vững mạnh, tạo niềm tin cho khách hàng quan hệ với ngân hàng, cùng với việc mở rộng mạng lưới giao dịch và các phòng ban chuyên môn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho NHNo Thanh Trì trong việc phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng.

Chức năng và nhiệm vụ của NHNo & PTNT Thanh Trì:

Khác với thời kì đầu thành lập, hiện nay NHNo Thanh Trì không còn là ngân hàng chuyên doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà được phép cung cấp dịch vụ ngân hàng cho cả tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực khác trong phạm vi chiến lược sản phẩm của NHNo Việt Nam.

NHNo Thanh Trì là một NHTM cung cấp các dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận, đảm bảo kinh doanh đủ quỹ lương khoán do NHTW quy định.

NHNo & PTNT có nhiệm vụ:

+ Huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức và dân cư ( theo kế hoạch huy động nguồn vốn được giao)

+ Cung cấp các khoản vay cho doanh nghiệp, cá nhân, các hộ SX( chủ yếu là trên địa bàn Thanh Trì), đảm bảo các chỉ tiêu về dư nợ được giao.

+ Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác phục vụ cho hoạt động kinh doanh phù hợp với chính sách của NHNo Việt Nam.

+ Thực hiện các nhiệm vụ của NHNo Việt Nam giao

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải phỏp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w