GIÁM ĐỐC PGĐ

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải phỏp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì (Trang 45 - 51)

PGĐ KHKD TCHCPGĐ P.KHKD P. TTNH P.TCHC P.KTKT nội bộ P. tiếp dân PGĐ KTTC P.KTNQ

Nhận thấy rằng, nguồn vốn khả dụng của ngân hàng qua ba năm có sự tăng giảm bất thường với tốc độ tăng trưởng bình quân chỉ đạt 66,46% đặc biệt là trong năm 2006 nguồn vốn khả dụng bị giảm mạnh tới 38.566 triệu đồng ( tức là giảm 68,77% so với năm 2005). Nguyên nhân của việc giảm mạnh nguồn vốn này do nhiều yếu tố tác động gây nên, thứ nhất là do sự tăng lãi suất đầu vào và áp lực giảm lãi suất đầu ra. Trong điều kiện hiện nay các NHTM đều diễn ra tình trạng thiếu vốn, vì vậy để đảm bảo đủ nguồn vốn hoạt động thì chi nhánh đã phải thực hiện các biện pháp nâng cao lãi suất huy động đầu vào đồng thời thực hiện thỏa thuận lãi suất đối với khách hàng vay vốn của mình. Đối với những khách hàng lâu năm thì ngân hàng đã thực hiện chính sách ưu tiên lãi suất thấp hơn so với lãi suất thị trường để giữ khách hàng vay. Thứ hai, là do dịch bệnh gia cầm và gia súc tái phát ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng ở khu vực nông nghiệp, nông thôn mà ảnh hưởng trực tiếp là hoạt động thu nợ ở khu vực này. Thứ ba là do, ngân hàng thực hiện trích lập dự phòng rủi ro theo văn bản 3973/NHNo – XLRR để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra cũng làm giảm về nguồn vốn khả dụng của ngân hàng.

Bảng 1: Một số chỉ tiêu hoạt động của NHNo & PTNT Thanh Trì

Nguồn vốn khả dụng của ngân hàng thể hiện năng lực và khả năng tự chủ tài chính của mỗi ngân hàng. Nguồn vốn này có vai trò đảm bảo cho các hoạt động của ngân hàng diễn ra một cách liên tục trường hợp có những biến động bất thường. Khoảng giới hạn được coi là thích hợp của nguồn vốn khả dụng đối với chi nhánh là trên dưới 20 tỷ đồng. Với số liệu nguồn vốn khả dụng năm 2007 như trên chứng tỏ chi nhánh đạt mức phù hợp so với yêu cầu. Với điều kiện biến động về thị trường tài chính như hiện nay và xu hướng cổ phần hóa sắp tới thì nâng cao nguồn vốn khả dụng cần được sự quan tâm đúng mức của Chi nhánh Thanh Trì.

+ Đối với hoạt động tín dụng:

Trong ba năm 2005 đến 2007, chi nhánh đã có sự tăng trưởng mạnh cả về hoạt động cho vay và huy động vốn thể hiện qua các số liệu ở bảng trên. Trong đó: nguồn vốn huy động bình quân hàng năm tăng 28,12%, mức tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Mức tăng trưởng nguồn vốn huy động hàng năm

STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh(%) Bq(%)

06/05 07/06 1 Vốn khả dụng và

các khoản đầu tư 56.081 17.515 27.061 31,23 154,50 69,46 2 Hoạt động tín dụng

( dư nợ) 334.300 440.100 526.082 131,64 119,53 125,54

3 Huy động nguồn

vốn 847.920 1.054.400 1.391.899 124,35 132,01 128,12

4 Doanh số cho vay 744.057 869.670 1.601.619 116,88 184,16 146,71 5 Doanh số thu nợ 720.386 761.438 1.520.019 105,70 199,62 145,26 6 Tổng thu nhập: 83.639 127.512 156.631 152.46 122,84 136.85 7 Tổng chi phí 70.358 117.058 144.663 166,37 123.58 143,39

8 Tổng lợi nhuận 13.282 10.454 11.967 78,71 114,47 94,92

đã tác động làm tăng doanh số cho vay bình quân mỗi năm 46,71%, doanh số thu nợ tăng bình quân 45,26%/năm và tăng dư nợ bình quân 25,54%/năm.

Khi xem xét về tốc độ tăng trưởng dư nợ so với tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Chi nhánh thì thì mức tăng trưởng dư nợ thấp hơn mức tăng trưởng nguồn vốn. Có thể nhận xét rằng mức độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh là phù hợp, có sự cân đối với tốc độ tăng trưởng nguồn không xảy ra hiện tượng tăng trưởng tín dụng quá nóng. Trong khi doanh số cho vay tăng trưởng mạnh thì, tốc độ tăng trưởng dư nợ lại thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay. Chứng tỏ rằng, công tác quản lý nợ của Chi nhánh được thực hiện tương đối tốt và tốc độ quay vòng của đồng vốn là khá nhanh được thể hiện rõ hơn qua phân tích cụ thể ở phần IV.

Nhận thấy, hoạt động của Chi nhánh thường xuyên xảy ra tình trạng thừa nguồn. Điều này, được chứng minh qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2: biểu hiện mối quan hệ giữa dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động của Chi nhánh.

Thông thường, nhìn vào kết quả được thể hiện ở sơ đồ có thể nhận xét được rằng hoạt động tín dụng của Chi nhánh không hiệu quả. Đồng vốn huy động về không sử dụng hết mà buộc phải đi gửi ở tổ chức kinh tế khác và được nhận một mức lãi suất nhất định còn gọi là lãi suất điều vốn. Tuy nhiên, Chi nhánh Thanh Trì thuộc địa bàn đô thị có khả năng huy động vốn cao hơn các địa bàn khác do vậy ngoài chức năng huy động vốn cho quá trình kinh doanh, Chi nhánh còn có thêm nhiệm vụ huy động vốn nhằm thực hiện mục tiêu điều hòa vốn giữa các vùng trong nền kinh tế của NHNo & PTNT Việt Nam. Điều này giải thích cho tình trạng nguồn vốn huy động của Chi nhánh bao giờ cũng tăng trưởng mạnh mẽ hơn tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng. Trong thực tế Chi nhánh còn có thể nâng cao mức dư nợ tín dụng hơn nữa. Nhưng Chi nhánh chịu quy định NHNo & PTNT đối với mức tăng trưởng dư nợ tín dụng. Với điều kiện khó khăn như hiện nay, Chi nhánh chỉ được chấp nhận mức tăng trưởng dư nợ 2008 là 19%/năm, cùng với việc trích lập các khoản theo quy định thì Chi nhánh phải thực hiện điều chuyển vốn về

NHNo và nhận mức lãi suất điều vốn 1,05%. Tuy nhiên mức lãi suất này nó không đem lại lợi nhuận được như với cho vay thông thường. Do vậy, lợi nhuận của Chi nhánh cũng bị ảnh hưởng đáng kể từ việc thiếu hụt lượng vốn đầu tư này.

- Kết quả hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận hàng năm của Chi nhánh có sự suy giảm qua các năm, bình quân chỉ đạt 92,94%/ năm. Nguyên nhân chủ yếu tác động tới sự suy giảm này là do sự tác động của 2 yếu tố chính đó là:

Tổng thu nhập hàng năm của chi nhánh tăng nhanh và ổn định đạt mức 136,85% /năm trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng hàng năm chiếm xấp xỉ 97% tổng thu nhập của toàn chi nhánh. Với kết quả trên cho thấy rằng hoạt động tín dụng của chi nhánh đem lại thu nhập chủ yếu trong tổng thu nhập hàng năm. Và có thể khẳng định rằng hiệu quả của nguồn thu từ tín dụng là tác động chính làm tăng tổng thu nhập cho toàn chi nhánh.

Bên cạnh sự gia tăng của tổng thu nhập thì tổng chi phí cũng tăng mạnh qua các năm. Bình quân 1 năm tổng chi phí tăng 143,39% và ta nhận thấy rằng tốc độ tăng tổng chi phí tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập hàng năm. Những năm gần đây, điều kiện kinh tế xã hội biến động phức tạp lạm phát gia tăng, thiên tai, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thu nợ và cho vay của ngân hàng. Để thực hiện chính sách kiềm chế lạm phát gia tăng và tăng trưởng tín dụng quả nóng của NHNN, Chi nhánh thực hiện việc trích dự phòng rủi ro, điều chỉnh tăng tỷ lệ giữ trữ bắt buộc đối với các TCTD theo quy định mới của nhà nước. Ngoài ra, chi nhánh cấp 2,3 và phòng giao dịch của ngân hàng có mặt ở hầu hết các địa phương cho nên làm gia tăng chi phí quản lí và chi phí hoạt động của toàn chi nhánh. Hơn nữa, sự cạnh tranh giữa các chi nhánh đã làm gia tăng chi phí huy động vốn và cho vay dẫn tới tổng chi phí trong 3 năm qua có tốc độ phát triển rất cao ảnh hưởng không nhỏ tới lợi nhuận thu được hàng năm của chi nhánh Thanh Trì. Nhưng sự gia tăng của chi phí cũng thể hiện một phần

về quản lí chi phí của chi nhánh vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả như mong muốn. Để nâng cao lợi nhuận hàng năm chi nhánh cần phải có biện pháp cụ thể trong tiết kiệm các chi phí phát sinh..

Tóm lại, hoạt động động của ngân hàng trong thời gian qua chưa đạt hiệu quả đúng với khả năng hiện có của ngân hàng. Điều đó, thể hiện ở lợi nhuận thu được của Chi nhánh có những dấu hiệu suy giảm so với thời gian trước. Nguyên nhân tác động chủ yếu tới sự suy giảm này là do các tác động khách quan không mong muốn gây ra. Tuy vậy, tình hình thị trường diễn biến phức tạp là tình trạng chung của nền kinh tế, thích nghi với điều kiện thực tế là điều kiện góp phần giúp cho Chi nhánh đứng vững trên thị trường trong tương lai.

Một phần của tài liệu Thực trạng và một số giải phỏp nâng cao chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Thanh Trì (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w