Có thể nói khi phạm vi và lĩnh vực hoạt động của tổng công ty ngày càng được mở rộng, thì những khó khăn và thách thức xuất hiện càng nhiều, gây trở ngại cho hoạt động mục tiêu chung của tổng công ty.Do đó để đáp ứng với môi trường hoạt động đòi hỏi sự năng động và luôn đổi mới này, tổng công ty phải không ngừng đầu tư cho con người và máy móc.
Yêu cầu về chất lượng sản phẩm của bên đặt gia công là rất cao và thường xuyên tăng, đặc biệt là đối với những sản phẩm đặc chủng như quần áo trượt tuyết, quần áo đua mô tô.Cho nên hệ thống máy móc, công nghệ phải thường xuyên được nâng cấp và đổi mới, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu về chất lượng và năng suất.Đặc biệt phải ứng dụng để tiết kiệm vật tư nguyên liệu và đạt độ chính xác cao.
Máy móc được đổi mới thì con người phải có trình độ phù hợp thì mới sử dụng có hiệu quả.Do đó cán bộ công nhân viên của tổng công ty cũng phải thường xuyên được đổi mới, nâng cao trình độ, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra.Trước hết là đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thiết kế, cán bộ kế hoạch, cán bộ xuất nhập khẩu cần được bồi dưỡng, đào tạo liên tục, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ cũng như khả năng sử dụng công nghệ mới và ngoại ngữ.Ngoài ra cán bộ quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng- cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành chỉ huy mang tính chuyên nghiệp hơn nữa, ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới, để có trình độ bản lĩnh tự tin tham gia cạnh tranh.
Trong nhiều trường hợp thực hiện một hợp đồng gia công, khách hàng yêu cầu có sự thay đổi về chi tiết sản phẩm, về số lượng sản phẩm trong thời gian gấp đòi hỏi HANOSIMEX phải tăng ca sản xuất.Cho nên quan tâm một cách đúng mức đến đời sống của công nhân sẽ giúp hiệu quả công việc tổng công ty là cao nhất.Tổng công ty nên quan tâm cả đời sống vật chất và tinh thần của công nhân: tiền lương, tiền thưởng phải phù hợp và kịp thời, biểu dương tôn vinh một cách xứng đáng những đóng góp, thành tích của đội ngũ công nhân đến thành công chung của đơn vị.Hơn nữa đây là cũng bộ phận trực tiếp sử dụng máy móc,công nghệ mới, do đó họ cũng phải được nâng cao trình độ, tay nghề liên tục, nếu không máy móc không thể phát huy hết năng suất của nó và đầu tư chỉ là lãng phí.
2.5 Giải pháp về quản lý chất lượng, công tác bao bì đóng gói, quản lý tiên độ thực hiện
Để thực hiện tốt hợp đó là phải giám sát được tiến độ hoàn thành công việc có thực hiện đúng theo tiến độ hay không, sản phẩm làm ra có sai quy cách về phẩm chất và mẫu mã không, bao bì đóng gói như thế nàgo, đó là vấn đề khó thực hiện.Sau khi ký kết hợp đồng gia công, nhận nguyên phụ liệu tổng công ty sẽ khoán đến từng thành viên của tổng công ty hoặc những phân xưởng tiến hành gia công sản phẩm.Việc quản lý đối với tiến độ và chất lượng của sản phẩm làm ra gặp nhiều khó khăn.Muốn quản lý chất lượng sản phẩm một cách chặt chẽ hơn và hiệu quả hơn thì trong quá trình sản xuất làm đến đâu phải gọn đến đấy, từ việc căn chỉnh mẫu một cách chính xác để không lãng phí nguyên phụ liệu, sản phẩm đạt tiêu chuẩn không cần phải chỉnh sửa.
Giao cho từng người lao động có trách nhiệm nhặt chỉ may, làm sạch gọn gàng sản phẩm ở công đoạn mình trước khi chuyển sang công đoạn khác thay vì làm khâu nhặt chỉ và làm sạch ở công đoạn cuối cùng.Từ đó sẽ gắn trách nhiệm của người lao động tới từng sản phẩm, và chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao.Bố trí một cách hợp lý thời gian làm việc để từ nâng cao năng suất, công nhân vừa có thời gian nghỉ ngơi sẽ dẫn đến hiệu quả công việc vừa cao mà chất lượng sản phẩm lại đạt được tiêu chuẩn và không chỉ thế lại còn có thế quản lý tốt tiến độ thực hiện công việc.
Khâu đóng gói bao bì cũng là một khâu quan trọng trước khi xuất khẩu hàng gửi cho bên đặt gia công.Để công đoạn bao bì đóng gói thực hiện một cách có hiệu quả đó là tổng công ty cũng phải coi bao bì là một sản phẩm, có như vậy khi thực hiện việc đóng gói bao bì nó mới phát huy hết được tính năng của việc bảo quản hàng hoá và bảo vệ sản phẩm.Bao bì đóng gói phải đủ vững chắc giữ cho hàng hoá có thể chống đỡ lại trong quá trình vận chuyển.
7. Một số đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước Cung cấp thông tin và dự báo kinh tế
Thông tin kinh tế là một trong những khâu quan trọng trong kinh doanh, trong xu thế mở cửa hội nhập hiện nay.Để cập nhật nắm bắt được thông tin và dự báo tình hình ngành hàng thì từng doanh nghiệp không thể làm được mà rất cần sự hỗ trợ của
Nhà nước, các bộ ngành ngoại giao, thương mại về giá cả, thị hiếu, phong tục tập quán, những mặt tích cực và những mặt hạn chế để các doanh nghiệp nắm quyền chủ động trong sản xuất và kinh doanh.
Tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu
Đầu tư có chiều sâu và phát triển vững chắc các ngành cung cấp nguyên liệu đáp ứng nhu cầu cho ngành may- đảm bảo nguyên phụ liệu có chất lượng tốt, giá thành hạ- để các công ty chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.Từng bước giảm bớt và cắt hẳn không nhập nguyên phụ liệu từ các nước trong khu vực và trên thế giới phục vụ cho ngành dệt may, để làm điều đó chúng ta cần tận dụng nguồn thiên nhiên sẵn có, những tiềm tàng của đất nước, phát triển các ngành khoa học nghiên cứu liên quan đến việc chế tạo sợi và các nguyên phụ liệu.Chỉ có chủ động trong nguyên phụ liệu thì hiệu quả của ngành dệt may mới được nâng cao.
Caỉ thiện hệ thống chính sách
Các thủ tục cần đơn giản hoá gọn nhẹ, tránh tình trạng chậm chạp, gây ách tắc phiền hà, tiêu cực ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, thời gian giao hàng, tiết kiệm được thời gian giao dịch, đi lại, giảm bớt các chi phí không cần thiết.Ngoài ra Nhà nước cần chỉnh sửa để hoàn thiện luật kinh tế, nhất là luật buôn bán quốc tế và ban hành những văn bản hướng dẫn thi hành để cán bộ của các doanh nghiệp nắm bắt được, học hỏi để tích luỹ kinh nghiệm khi quan hệ đối tác nước ngoài biết cách giải quyết, thương lượng đối với những chính sách xảy ra, đem lại lợi ích cho tổng công ty cũng như của đất nước nói chung.
Hỗ trợ về chính sách
Chúng ta đang tiến hành CNH-HĐH đất nước với chủ trương của Đảng và Nhà nước là tận dụng những thế mạnh của ta để phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ khác sử dụng nhiều lao động.Để tận dụng nguồn nhân lực dồi dào này, phát triển ngành may được xem là một trong những ngành mũi nhọn trong công cuộc CNH-HĐH, do đó Nhà nước cũng như các tổ chức tài chính cần chú trọng đầu tư vốn, ưu đãi về thuế để phát triển ngành nghề này, từ đó góp phần vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và giải quyết việc làm cho người lao động.
KẾT LUẬN
Gia công quốc tế đã có những đóng góp to lớn đối với nền kinh tế nước trong đó phải kể đến gia công hàng may mặc xuất khẩu.Bên cạnh những lợi ích thu được chưa nhiều cần thiết phải có sự đầu tư hơn nữa.Đó là việc đầu tư trong quá trình sản xuất, đầu tư về nghiên cứu mẫu mã, thị trường, cải tiến cách quản lý, quan hệ với đối tác sao cho phù hợp giữa điều kiện sản xuất trong nước và quốc tế, phải đa dạng hoá thị trường, bạn hàng và sản phẩm, hướng đến thực hiện gia công chiều sâu.
Hiểu được vấn đề đó, trong suốt thời gian thực tập tại tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội em đã cố gắng tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty nói chung, sau đó tập trung vào nghiên cứu hoạt động thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu từ đó tìm ra những lợi thế và tồn tại của tổng công ty trong việc thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu hàng may mặc.
HANOSIMEX là một doanh nghiệp có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu, cán bộ công nhân viên của tổng công ty đều có kinh nghiệm trong các nghiệp vụ thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu vì thế mà nghiệp vụ được thực hiện một cách nhanh chóng hạn chế được các sai sót.Nhưng trong quá trình thực hiện không khó tránh khỏi một số khó khăn chủ yếu là những vướng mắc khách quan nên hiệu quả thực hiện chưa đạt được kết quả cao nhất.
Trên cơ sở những hạn chế và khó khăn đó được tìm hiểu trong quá trình thực tập, em đã đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động thực hiện hợp đồng gia công của tổng công ty.
Do nội dung đề tài rộng, yêu cầu chất lượng cao, trong khi đó trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót.Em mong thầy giáo, cô giáo sẽ đóng góp cho bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn tới ban lãnh đạo và toàn thể các cô, các chú, các anh chị phòng xuất nhập khẩu tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành giai đoạn thực tập tốt nghiệp!
Em cũng xin chân thành cảm ơn cô Phó GS – T.S Nguyễn Thị Xuân Hương đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho em hoàn thành bài viết này!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương – Vũ Hữu Tửu
2. Quyết định 69/2004/QĐ – BTC ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Bộ tài chính 3. Thông tư 59/2007/TT – BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Bộ tài chính 4. Nghị định 12/2006/NĐ – CP ngày 23 tháng 1 năm 2006 của Chính phủ 5. Nghị định 57/1998/NĐ – CP ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ 6. http://www.customs.gov.vn/
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam đoan báo cáo chuyên đề này hoàn toàn do tôi tự mình nghiên cứu, không sao chép.Số liệu trong báo cáo là do tôi trong quá trình thực tập và nghiên cứu đã thu thập được và hoàn toàn có nguồn gốc rõ ràng.
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1
CHƯƠNG 1 : VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM KINH DOANH HÀNG MAY MẶC ...2
1.Vấn đề cơ bản về gia công quốc tế và hợp đồng gia công quốc tế hàng may mặc...2
Gia công quốc tế và hợp đồng gia công quốc tế hàng may mặc...2
Hợp đồng gia công quốc tế...4
2.Thực hiện hợp đồng gia công quốc tế hàng may mặc...6
Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hoá...6
Làm thủ tục Hải quan...8
Nghiệp vụ giao nhận, kiểm tra nguyên vật liệu và thành phẩm...10
Gia công hàng xuất khẩu...11
Nghiệp vụ thanh toán...12
Khiếu nại và giải quyết khiếu nại...13
3.Nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thực hiện hợp đồng gia công quốc tế..14
Việc ký kết và công tác chuẩn bị...14
Chứng từ liên quan đến việc thực hiện...15
Khả năng của công ty về năng lực sản xuất, lao động...17
Các quy định pháp lý...18
CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI...19
1.Những vấn đề chung về tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội...19
1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội...19
1.2Thực trạng hoạt động kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội...32
4.Thực trạng công tác thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội...36
Các hoạt động thực hiện hợp đồng gia công quốc tế...36
2.2Đối tượng khách hàng của công ty...47
5.Một số nhận đánh giá về hoạt động thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội...48
Những kết quả đạt được...48
Những hạn chế và nguyên nhân...49
CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỀ NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG GIA CÔNG HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI...50
1.Phương hướng phát triển hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu
Việt Nam nói chung và tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội nói riêng.. .50
1.1 Đặc điểm tình hình ngành may mặc trong nước và trên thế giới...50
1.2Mục tiêu ngành hàng may mặc...51
1.3Phương hướng kinh doanh của tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội ...52
6.Một số đề xuất đề nghị nhằm hoàn thiện hoạt động thực hiện hợp đồng gia công hàng may mặc xuất khẩu tại tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội ...53
Kế hoạch thực hiện...53
2.2 Giải pháp về giao nhận nguyên phụ liệu...53
2.3 Giải pháp về giao nhận sản phẩm...54
2.4 Tăng cường đầu tư con người và máy móc thiết bị...56
2.5Giải pháp về quản lý chất lượng, công tác bao bì đóng gói, quản lý tiên độ thực hiện...57
7.Một số đề nghị với cơ quan quản lý nhà nước...57
Cung cấp thông tin và dự báo kinh tế...57
Tăng cường đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu...58
Caỉ thiện hệ thống chính sách...58
Hỗ trợ về chính sách...58
KẾT LUẬN...59
Ý KIẾN, NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Ngày……tháng……năm 2008 Trưởng phòng hoặc phó phòng xuất nhập khẩu