6. Các nhận xét khác
4.2.4. Phân tích nợ quá hạ n
Trong bất kỳ hoạt động nào cũng vậy, rủi ro là điều không thể nào tránh khỏi. Do đó, sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro là vấn đề luôn được các nhà lãnh đạo đặt lên hàng đầu trong mọi chiến lược kinh doanh. Riêng đối với hoạt
động của tổ chức tín dụng thì rủi ro tín dụng là rủi ro thường xuyên phát sinh và
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của tổ chức tín dụng (TCTD).
Hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng trong nền kinh tế thị trường là một loại hình kinh doanh rất nhạy cảm, mọi biến động của nền kinh tế - xã hội
đều tác động nhanh chóng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng. Tại các TCTD của nước ta nói chung và tại chi nhánh QTD Trung ương An Giang Thành phố
Long Xuyên nói riêng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm hơn 80% so với tổng thu nhập của các TCTD. Do đó, đây là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu nhất của các TCTD và hoạt động kinh doanh này luôn chứa đựng những rủi ro tiềm
ẩn, cao nhất là rủi ro tín dụng và được thể hiện thông qua số nợ quá hạn tại TCTD đó. Và để thấy được tình hình nợ quá hạn của các TCTD như thế nào ta đi phân tích khái quát tình hình nợ quá hạn của chi nhánh QTD qua hình 4.8 sau:
45 55 131 0 20 40 60 80 100 120 140 Triệu đồng 2006 2007 2008 Hình 4.6: Tình hình Nợ quá hạn của chi nhánh QTD TW An Giang qua 3 năm (2006 – 2008) Cụ thể năm 2007 là 55 triệu đồng (gồm nhóm 5: 55 triệu đồng) tăng 10 triệu đồng ( hay tăng 22,22 %) so với năm 2006. Năm 2008 là 131 triệu đồng (gồm nhóm 2: 91 triệu dồng; nhóm 3: 38 triệu đồng; nhóm 5: 2 triệu đồng) tăng 76 triệu đồng (tương đương 138,18%). Nhìn chung tình hình nợ quá hạn của chi
nhánh QTD TW An Giang tăng đều qua 3 năm với tốc độ tăng trưởng không cao lắm và về số tuyệt đối thì chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng dư nợ. Điều này chứng tỏ trong hoạt động tín dụng của chi nhánh QTD TW An Giang vẫn còn gặp rủi ro nhưng rất thấp như ta thấy trên năm 2007 nợ quá hạn nhóm 5 là 55 triệu đến năm 2008, mặc dù nợ quá hạn có tăng so với 2007 nhưng nợ quá hạn thuộc nhóm 5 chỉ còn 2 triệu đồng điều này cho thấy công tác thu hồi nợ quá hạn đã được các cán bộ chú trọng hơn. Bởi vì nợ thuộc nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn mà
được thu hồi chỉ còn 2 triệu đồng. Tuy nhiên nợ quá hạn chỉ phát sinh ngoài hệ
thống của chi nhánh QTD TW An Giang. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá cả trên thị trường có nhiều biến động mạnh làm cho đời sống của người dân gặp khó khăn, một số hộ gia đình nông dân sản xuất lúa, hoa màu và cây ăn quả gặp thiên tai, dịch bệnh. Về các doanh nghiệp thì có doanh nghiệp vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình do vậy việc sử dụng vốn vay và vốn của doanh nghiệp không đạt hiệu quả, có doanh nghiệp cũng gặp khó khăn không ít từ các yếu tố đầu vào cũng như đầu ra cho sản phẩm hàng hóa của chính mình. Vì vậy nhu cầu vốn lưu động không xoay chuyển kịp thời và khách hàng không hoàn trả nợ vay đúng thời hạn cho chi nhánh QTD TW An Giang và phần không trảđúng hạn thì Chi nhánh sẽ chuyển sang phân loại nợ. Do đó vẫn còn tồn tại tình trạng nợ quá hạn là điều không tránh khỏi.
4.2.5. Đánh giá hiệu quả tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động trọng tâm của CN.QTDTW An Giang, hoạt động này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của Chi nhánh
a. Vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này cho biết khả năng huy động vốn của Chi nhánh để đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng, chỉ số này cao chứng tỏ Chi nhánh đã thu hút
được số vốn nhàn rỗi trong dân cư. Vòng quay vốn tín dụng cũng phản ánh tốc
độ luân chuyển vốn tín dụng hay mức thu hồi nợ của Chi nhánh. Vòng quay vốn cao thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt, vốn vay của khách hàng Chi nhánh đã quản lý vốn chặt chẽ, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay và sử dụng
Qua bảng 4.5 ta thấy ,vòng quay vốn tín dụng của CN.QTD Trung ương An Giang luôn thay đổi qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Năm 2006 là 2,23 vòng, năm 2007 là 2,98 vòng và đến năm 2008 là 1,78 vòng. Bảng 4.4: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CN.QTD TW AN GIANG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 125.068 191.432 190.126 Vốn huy động Triệu đồng 48.797 95.484 22.626
Doanh số cho vay Triệu đồng 249.771 404.961 293.186
Doanh số thu nợ Triệu đồng 230.845 342.613 287.871
Dư nợ Triệu đồng 115.867 178.215 183.530
Dư nợ bình quân Triệu đồng 103.188 115.070 161.562
Nợ quá hạn Triệu đồng 45 55 131
Vòng quay vốn tín dụng Vòng 2,23 2,98 1,78
Dư nợ/Vốn huy động Lần 2,74 1,87 8,11
Nợ quá hạn/Dư nợ % 0,04 0,03 0,07
Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay % 92,42 84,60 98,19
Dư nợ/Tổng nguồn vốn % 92,64 93,09 96,53
( Nguồn : Phòng kinh doanh của chi nhánh QTD TW An Giang )
Nhìn chung vòng quay luôn ở mức cao trong năm 2006, 2007. Điều này cho thấy đồng vốn của Chi nhánh quay với tốc độ nhanh, đảm bảo mức luân chuyển vốn trong Chi nhánh và nguồn vốn được thu hồi an toàn, thể hiện được hoạt động của Chi nhánh trong lĩnh vực tín dụng đạt hiệu quả cao. Vòng quay này cao chủ yếu là do Chi nhánh cho vay trong lĩnh vực ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên việc thu hồi nợ được nhanh. Nhưng qua năm 2008, chỉ tiêu này lại giảm xuống. Nguyên nhân là do khả năng huy động giảm và vốn điều chuyển tăng đột biến, cụ thể vốn huy động mới chỉ tham gia khoảng 11,90% so tổng nguồn vốn. Như vậy, chi nhánh QTD TW An Giang cần phải nâng cao hơn nữa vòng quay vốn này và để đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra thì Chi nhánh phải tích cực huy
thần trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng giúp cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh thu được nhiều lợi nhuận và an toàn tránh rủi ro trong kinh doanh tiền tệ đến mức thấp nhất.
b. Dư Nợ /Vốn huy động
Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư
nợ, nó phản ánh khả năng huy động vốn của Chi nhánh. Nếu chỉ số này lớn thì vốn huy động tham gia vào dư nợ ít và khả năng huy động vốn của Chi nhánh chưa tốt.
Qua chỉ số ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh QTD TW An Giang qua 3 năm chưa cao. Trong năm 2006, tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động là 2,74 lần, sau đó giảm xuống chỉ còn 1,87 lần vào năm 2007. Tuy nhiên vào năm 2008 thì tỷ lệ này tăng lên và là năm có tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động cao nhất trong các năm qua là 8,11 lần. Như vậy, nguồn vốn huy động của Chi nhánh không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng, Chi nhánh còn phải điều chuyển nguồn vốn từ Hội sở xuống các nguồn khác để đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho khách hàng. Do đó, Chi nhánh cần phải tăng cường nhiều biện pháp để huy
động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, phục vụ lại các nhu cầu vay vốn của khách hàng, vừa đảm bảo an toàn, vừa mang lại lợi nhuận hơn cho QTD chi nhánh.
c. Nợ quá hạn / Dư nợ
Chỉ tiêu này cho thấy khả năng thanh toán của khách hàng đối với Chi nhánh, nó còn phản ánh khả năng thu hồi vốn của khách hàng đối với các khoản vay. Chỉ số này còn đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, tỷ lệ này càng thấp thì hiệu quả tín dụng càng cao và ngược lại.
Tỷ lệ trong 3 năm qua lần lượt là 0,04%; 0,03 % và 0,07% . Nhìn chung,
đây là kết quả đáng mừng vì dư nợ các năm tăng trưởng nhưng Chi nhánh cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, đảm bảo khả
năng thu hồi nợ, kiềm chế nợ quá hạn dưới tỷ lệ quy định, chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng dư nợ. Chứng tỏ, Chi nhánh tuy mở rộng cấp tín dụng nhưng quản lý và kiểm soát được vốn đầu tư, nhằm đảm bảo vốn đầu tư có chất lượng và mang lại hiệu quả cho Chi nhánh và khách hàng.
Để đạt được kết quả trên, Chi nhánh phải trãi qua một quá trình phấn
đấu nhiều năm liên tục, cố gắng duy trì cải tiến và nâng cao chất lượng tín dụng. Kết quả sự phấn đấu mang lại Chi nhánh mức độ an toàn vốn, tín dụng lành mạnh, đáng tin cậy trong kinh doanh, củng cố tiềm lực để phát triển.
d. Doanh số thu nợ /Doanh số cho vay
Chỉ tiêu trên biểu hiện khả năng thu hồi nợ của Chi nhánh. Khi tỷ lệđạt cao thì khả năng thu hồi đạt kết quả tốt và rủi ro thấp.
Trong năm 2006 -2008 hệ số này tăng giảm không lớn. Năm 2006 92,42%; năm 2007 là 84,60% và 2008 là 98,19%. Như vậy trong các năm vừa qua công tác thu nợ của Chi nhánh rất tốt, nguyên nhân do khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, kinh doanh đạt hiệu quả. Đảm bảo tính luân chuyển vốn trong Chi nhánh hợp lý. Đây cũng là thành quả của quá trình giám sát, theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn của cán bộ tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh QTD TW An Giang.
e. Dư nợ /Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng của Chi nhánh. Nếu chỉ tiêu này cao, hoạt động của Chi nhánh ổn định và có hiệu quả. Ngược lại, sẽ gặp khó khăn nhất là khâu tìm kiếm khách hàng vay vốn bị cạnh tranh gay gắt.
Dư nợ / tổng nguồn vốn của Chi nhánh trong 3 năm lần lượt là: 92,64% ; 93,09% ; 96,53%.
Nhìn chung chỉ tiêu này có điều tăng qua 3 năm, điều này chứng tỏ
rằng nguồn vốn trong hoạt động ổn định và hiệu quả, tuy trong xu thế cạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm khách hàng nhưng nhờ sự nổ lực của cán bộ tín dụng và uy tín của CN. QTD Trung ương vẫn thu hút được nhiều khách hàng đến vay. Tuy nhiên, Chi nhánh cần phát huy và phấn đấu hơn nữa trong cuộc cạnh tranh tìm kiếm khách hàng.
4.3. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG AN GIANG QUA 3 CỦA CHI NHÁNH QUỸ TÍN DỤNG TRUNG ƯƠNG AN GIANG QUA 3 NĂM (2006 – 2008)
4.3.1. Phân tích thu nhập
đến lợi nhuận hay đến kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Vì thế phân tích thu nhập là một phần không thể thiếu mà còn rất quan trọng trong việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Việc phân tích thu nhập sẽ giúp chúng ta thấy được tình hình, cơ cấu thu nhập và đặc biệt là giúp chúng ta tìm hiểu, xác định được những nguyên nhân tác động đến thu nhập của các tổ chức tín dụng. Từ đó, chúng ta sẽ có những biện pháp để làm tăng thu nhập, góp phần nâng cao lợi nhuận cho các tổ chức tín dụng. Nhất là trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì tổ chức tín dụng nào có thu nhập từ hoạt động dịch vụ cao thì sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn so với các tổ chức tín dụng khác.
Cũng như những tổ chức tín dụng khác thì hoạt động của chi nhánh QTD TW An Giang trong những năm qua đã mở rộng về quy mô hoạt động và ngày càng phát triển. Không những thế mà công tác huy động vốn, sử dụng vốn cũng
được chú trọng không kém, nhiều hình thức, tiếp cận khách hàng được áp dụng, công tác đào tạo nhân viên được chú trọng,…đã tạo điều kiện để Chi nhánh hòa nhập vào xu thế phát triển chung và tăng cường khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho Chi nhánh, và do hiệu quả kinh doanh được nâng cao nên cũng góp phần làm cho nguồn thu nhập của chi nhánh QTD TW An Giang cũng được tăng lên qua 3 năm: 2006, 2007, 2008. Cụ thể, tình hình thu nhập của chi nhánh QTD TW An Giang được thể hiện qua bảng 4.6 và hình 4.9 bên dưới.
Bảng 4.5: TÌNH HÌNH THU NHẬP TẠI CHI NHÁNH QTD TW AN GIANG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền trTỷ ọng Số tiền trTọỷng Số tiền trTọỷng Số tiền % Số tiền % TN từ lãi 11.959 99,53 16.439 99,83 23.251 99,03 4.480 37,46 6.812 41,44
Thu lãi cho vay 11.876 98,83 16.333 99,19 23.159 98,64 4.457 37,04 6.826 41,79 Thu lãi tiền gửi 83 0,70 106 0,64 92 0,39 23 27,71 - 14 -13,21
TN ngoài lãi 57 0,47 28 0,17 227 0,97 - 29 -50,88 199 710,71
TỔNG TN 12.016 100 16.467 100 23.478 100 4.451 37,04 7.011 42,58
0 5000 10000 15000 20000 25000 Triệu đồng 2006 2007 2008
Thu nhập từ lãi Thu nhậpngoài lãi
Tổng thu nhập
Hình 4.7: Tình hình thu nhập của chi nhánh QTD TW An Giang qua 3 năm (2006 – 2008)
Qua bảng 4.6 ta thấy tổng thu nhập của chi nhánh QTD TW An Giang tăng liên tục qua những năm gần đây. Năm 2006 đạt 12.016 triệu đồng, sang năm 2007 là 16.467 triệu đồng tăng 4.451 triệu đồng (hay tăng 37,04%) so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng thu nhập là 23.478 triệu đồng tăng 7.011 triệu đồng (tương đương 42,58%) so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho thu nhập của chi nhánh QTD TW An Giang tăng lên đáng kể qua 3 năm qua là do có sựđóng góp phần lớn của thu nhập từ hoạt động tín dụng. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì trong hoạt động kinh doanh tiền tệ thì thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu nhập chủ yếu của chi nhánh QTD TW An Giang . Sở dĩ tổng thu nhập của Chi nhánh tăng tiên tục qua các năm là do thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại cho Chi nhánh qua các năm luôn tăng lên, đã làm cho thu nhập từ lãi của Chi nhánh cũng tăng theo và một phần là do Chi nhánh QTD Trung ương An Giang hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, hỗ trợ cộng đồng. Do vậy, hoạt động cho vay khách hàng ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của Chi nhánh. Trong 3 năm qua, tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Tuy nhiên bên cạnh thu từ lãi thì thu ngoài lãi cũng góp phần tăng thu nhập cho Chi nhánh. Cụ thể là:
Thu từ lãi: chiếm 99,53% trong tổng thu nhập năm 2006; 99,83% năm 2007 và chiếm 99,03% trong tổng thu nhập năm 2008. Trong đó có: thu từ lãi cho vay năm 2007 là 16.333 triệu đồng tăng 4.457 triệu đồng ( hay tăng 37,53%) và thu lãi tiền gửi tăng 27,71% so với năm 2006. Đến năm 2008, thu từ lãi cho vay là 23.159 triệu đồng tăng 6.826 triệu đồng (tương đương 41,79%) so với năm 2007 và thu từ lãi tiền gửi thì giảm 13,21%. Mặc dù lãi tiền gửi năm 2008 có
giảm so với năm 2007 nhưng không đáng kể vì tổng thu nhập từ lãi trong năm 2008 vẫn tăng so với năm 2007. Nguyên nhân là do:
− Thu từ lãi tiền cho vay tăng là do trong năm 2007 doanh số cho vay tăng khá cao so với năm 2006. Nguyên nhân tăng thì đã trình bày ở trên và trong thời gian này tình hình kinh tế của nước ta ít biến động, điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, do đó những khách hàng này của chi nhánh QTD TW An Giang có khả