4.2.1.1 Đối với khách hàng là cá nhân
GVHD: Võ Thị Lang 76 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm
– Giá cả hàng hóa không ổn định làm cho thu nhập của khách hàng cũng thay đổi ảnh hưởng tới công tác thu nợ của ngân hàng.
– Bị tai nạn lao động: trong quá trình làm việc có thể họ bị tai nạn làm giảm hoặc mất đi khả năng lao động, từ đó thu nhập cũng giảm hoặc không còn thu nhập để trả nợ.
– Sử dụng vốn sai mục đích: Rủi ro này xuất hiện một phần là do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng khi họ tự ý chuyển mục đích vay, cố ý sử dụng vốn vay sai mục đích không theo hợp đồng tín dụng đã ký hoặc do Ngân hàng không có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng để phát hiện kịp thời những trường hợp nhằm tránh thất thoát cho Ngân hàng.
– Do NHNO & PTNT huyện Càng Long có đối tượng cho vay nông nghiệp chiếm 80% doanh số cho vay nhưng trong thời gian gần đây dịch bệnh thường xuyên tấn công làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản, làm ảnh hưởng đến giá cả đầu ra và thu nhập của hộ nông dân từ đó ảnh hưởng đến doanh số thu nợ của Ngân hàng.
4.2.1.2 Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Các doanh nghiệp thường không trả được cho Ngân hàng cả gốc và lãi vay khi gặp phải các trường hợp sau:
– Cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp thiếu trình độ quản lý, trình độ chuyên môn dẫn đến tình trạng kinh doanh kém hiệu quả, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng.
– Sử dụng vốn sai mục đích.
– Kinh doanh thua lỗ dẫn đến mất khả năng về tài chính.
– Do địa bàn huyện Càng Long sản xuất nông nghiệp là chủ yếu nên cho vay xây dựng các nhà máy chế biến nông sản đang được khuyến khích nhưng do giá cả vật tư đầu vào thay đổi liên tục làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
4.2.2 Nguyên nhân khách quan
4.2.2.1 Điều kiện kinh tế trong nước
Hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động nhạy cảm với những biến động của nền kinh tế xã hội, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
– Những năm gần đây tình hình lạm phát biến động rất nhanh, giá cả hàng hóa thay đổi liên tục dễ dẫn đến rủi ro tín dụng bởi vì trong thời kì này người gửi tiề có tâm lý lo sợ đồng tiền của mình bị mất giá khi gửi trong ngân hàng. Trong khi đó ở thời kì này người vay tiền càng có lợi nên họ lại muốn gia tăng nhu cầu vay vốn và muốn kéo dài thời hạn vay. Điều này cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng cũng như các khoản cho vay của ngân hàng càng trở nên khó thu hồi. Nguy cơ này có thể làm hoạt động cho vay của ngân hàng bị phá sản.
– Trong năm 2008 tình hình lãi suất cơ bản biến động liên tục, từ 01/02/2008 đến 11/3/2008 có 3 gói lãi suất từ 8.25 đến 14% làm cho các ngân hàng thi nhau đua lãi suất, các ngân hàng cổ phần đứng trước khả năng mất khả năng thanh khoản, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp nhận vốn vay, từ 21/10/2008 đến cuối năm có 5 lần điều chỉnh lãi suất cơ bản từ 14 xuống còn 8.5%. Tình hình lãi suất thay đổi ảnh hưởng đến các ngân hàng nhỏ, gây ra rủi ro lãi suất rủi ro thanh khoản rồi từ đó dẫn đến rủi ro tín dụng.
4.2.2.2 Điều kiện kinh tế thế giới
Năm 2008 là năm đen tối của nền kinh tế toàn cầu. Ngay sau tết dương lịch, nhiều thị trường chứng khoán lớn trên thế giới lần lượt trượt dốc. Trong thời gian xảy ra cơn sốt giá dầu thô, ngoại trừ các nước được hưởng lợi nhiều từ xuất khẩu dầu mỏ, trong đa số trường hợp còn lại, giá nhiên liệu đã tăng cao vượt ngưỡng Chính phủ có thể bù lỗ cho người dân. Theo thống kê của FAO, giá lương thực toàn cầu bắt đầu leo thang từ năm 2006. Chỉ số giá nông sản thực phẩm toàn cầu năm 2007 tăng 24%, nhưng trong 3 tháng đầu năm 2008, mức tăng này là 53% so với cùng kỳ năm trước, và từ giữa năm 2007 đến tháng 4/2008, giá lúa mì đã tăng 100%. Khác với cơn sốt năng lượng, cơn sốt về lương thực đã hạ nhiệt nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, các sự kiện trên như
GVHD: Võ Thị Lang 78 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm
an ninh lương thực toàn cầu. Những biến động to lớn như thế cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam mà Ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm nên cũng bị ảnh hưởng không nhỏ, nhất là vấn đề về giá lương thực và xăng dầu thay đổi liên tục cũng làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
4.2.3 Nguyên nhân liên quan đến việc đảm bảo tín dụng4.2.3.1 Đối với thế chấp và cầm cố 4.2.3.1 Đối với thế chấp và cầm cố
Rủi ro tín dụng xảy ra liên quan đến vật dùng để thế chấp và cầm cố nợ vay khi gặp phải những trường hợp sau:
– Việc đánh giá không chính xác về tài sản thế chấp và cầm cố của người vay.
– Tài sản thế chấp cầm cố bị sự cố rủi ro như hỏa hoạn hoặc bị cấm lưu thông.
– Ngay từ khi có công văn 411 của Hội đồng quản trị về định giá tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất. Ngân hàng nông nghiệp càng Long mất khá nhiều khách hàng có dư nợ lớn do trả không vay lại được, đây cũng là nguyên nhân làm nợ xấu tăng.
– Các doanh nghiệp vay khi trả không đủ các yếu tố về tải sản đảm bảo. – Khi khách hàng thế chấp tài sản để vay vốn, Ngân hàng chỉ giữ lấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản,… về phía khách hàng vẫn được phép sử dụng tài sản đó. Do đó, một khi tài sản bị hư hỏng hoặc bị giảm giá trị do lạc hậu sẽ gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc phát mãi tài sản trong trường hợp khách hàng không còn khả năng thanh toán cho Ngân hàng.
4.2.4 Nguyên nhân từ phía Ngân hàng
– Do cán bộ tín dụng thiếu giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng, không thẩm định lại khi tái cấp vốn.
– Ngân hàng không thông báo, nhắc nhở khách hàng khi các món nợ đến hạn.
– Cán bộ tín dụng xác định thời hạn cho vay không phù hợp với chu kì sản xuất kinh doanh của khách hàng.
– Cán bộ tín dụng không tư vấn các thông tin về cho khách hàng về vấn đề gia hạn, lưu vụ.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO
TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT HUYỆN CÀNG
LONG
Trong hoạt động Ngân hàng, bên cạnh việc mở rộng tín dụng, vấn đề chất lượng tín dụng luôn được đặt lên hàng đầu, mất mát và rủi ro trong tín dụng Ngân hàng là điều rất khó tránh khỏi. Chính vì vậy, vấn đề phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng luôn luôn được quan tâm một cấp đúng mức. Mặc dù chất lượng tín dụng của Ngân hàng là khá tốt nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chê trong phân tích rủi ro tín dụng do nhiều nguyên nhân khác nhau, để việc đánh giá được tốt hơn tôi xin đưa ra một số giải pháp để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng
5.1. Cần phải hiểu rõ thông tin về khách hàng trước khi cho vay
Khi đánh giá khách hàng thì ngân hàng cần đánh giá những khía cạnh sau:
– Đối với khách hàng cá nhân cần phải đánh giá về năng lực pháp lý của khách hàng nhằm ràng buộc trách nhiệm của khách hàng trước pháp luật đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của Ngân hàng.
– Đối với khách hàng là doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế.
o Đánh giá khả năng điều hành sản xuất kinh doanh của người lãnh đạo doanh nghiệp. Bởi lẽ vị trí của người lãnh đạo, người điều hành trong doanh nghiệp một phần quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Có thể đánh giá trên một số khía cạnh như năng lực, trình độ chuyên môn, uy tín,… và khả năng hoạch định các chính sách trong kinh doanh của nhà lãnh đạo. Từ đó, Ngân hàng xác định được mức vốn đầu tư phù hợp cho doanh nghiệp.
o Đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp nhằm giúp cho Ngân hàng nắm được thực trạng trong sản xuất kinh doanh cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
GVHD: Võ Thị Lang 80 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm
trên thị trường, cũng như để khẳng định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
o Phân tích tính khả thi của phương án vay vốn.
Mặt khác còn tùy theo từng đối tượng và ngành nghề kinh doanh mà cần tìm hiểu những thông tin cho phù hợp.
– Đối với khách hàng sản xuất nông nghiệp: cần nắm rỏ những thông tin về ngành nghề sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động và các thông tin liên quan đến khoản vay từ đó có thể xác định được các thông tin cần thiết để hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.
– Đối với khách hàng vay tiêu dùng và các ngành nghề khác: cần nắm rỏ những thông tin về đối tượng vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay, đặc biệt là nguồn thu nhập để trả nợ cho Ngân hàng, hạn chế cho vay những khách hàng không có mục đích sử dụng vốn vay hợp lý.
Ngoài ra Ngân hàng cần phân tích thật kỹ lý do đề nghị vay vốn của khách hàng, để nắm bắt được mục đích sử dụng vốn có phù hợp với mục đích xin vay và có phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của doanh nghiệp hay không, từ đó giúp Ngân hàng đưa ra quyết định đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả.
5.2. Cần phải giám sát việc sử dụng nguồn vốn vay đúng mục đích của khách hàng
Kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng như thỏa thuận ban đầu không. Nếu không đúng có thể ngừng phát tiền vay hoặc thu hồi nợ ngay mà không cần phải chờ đến hạn.
Theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi của khách hàng để có thể nhắc nhở khách hàng trả đúng hạn, hoặc phát hiện những vấn đề khác như khách hàng không muốn trả nợ, hay có ý định bỏ trốn… Từ đó có hướng giải quyết kịp thời.
Theo dõi tình hình của tài sản bảo đảm như thế nào, có bị hao hụt giá trị không, có bị tranh chấp, bị sang nhượng không…
Tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và diễn biến thị trường, khả năng cạnh tranh của khách hàng, tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa…
Trước hết là phải thu thập thông tin: những tài liệu chứng minh quá trình sử dụng vốn của khách hàng từ phía người vay và từ những đối tác làm ăn của khách hàng và từ những khách hàng quen biết. Để làm được điều này, cán bộ tín dụng phải thiết lập những mối quan hệ tốt với khách hàng mà mình đang chịu trách nhiệm quản lý, phải có kỹ năng giao tiếp tốt và nghệ thuật lấy thông tin giỏi.
Sau mỗi lần kiểm tra, cán bộ tín dụng phải tiến hành phân tích và thiết lập báo cáo với trưởng phòng dịch vụ khách hàng và phòng quản lý tín dụng những nhận xét về tình hình, khả năng và mức độ rủi ro của từng hồ sơ vay. Đặc biệt là những món nợ lớn, những khoản vay bị quá hạn để các bên cùng phối hợp giải quyết.
Nếu trong quá trình kiểm tra, cán bộ tín dụng phát hiện những điều bất thường xảy ra như khách hàng không cung cấp báo cáo tài chính hay các tài liệu không đúng như trong hợp đồng đã cam kết; không trả vốn và lãi vay, hoặc trả không đúng như trong hợp đồng tín dụng; làm hư hỏng, thay đổi tài sản thế chấp; tình hình tài chính không ổn định… Khi đó cán bộ tín dụng có trách nhiệm lập tờ trình với Ban Giám Đốc, các Trưởng phòng phụ trách để xem xét và đề xuất biện pháp xử lý thích hợp như: ngừng giải ngân, thu hồi vốn vay, gia hạn nợ, yêu cầu khách hàng cam kết trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm hoặc biện pháp cuối cùng là khởi kiện nếu các biện pháp khác không có hiệu lực với khách hàng.
Hồ sơ vay phải đầy đủ giấy tờ cần thiết như giấy đề nghị vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh, bản sao chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bảo đảm… và phải đúng thủ tục trình ký, công chứng nhằm đảm bảo về mặt pháp lý yếu tố thực thi.
Xác định lãi suất vay, thời hạn trả nợ, gia hạn nợ sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng tận dụng nguồn vốn của đối tượng đi vay.
5.3. Cần phải xác định đúng giá trị thực của tài sản cầm cố thế chấp
Ngân hàng cần lựa chọn hình thức đảm bảo phù hợp với yêu cầu của một khoản vay đồng thời phải đánh giá chính xác giá trị vật làm đảm bảo tại thời điểm khách hàng vay vốn.
GVHD: Võ Thị Lang 82 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm
– Đối với đảm bảo bằng tài sản, Ngân hàng phải xác định chính xác được quyền sở hữu, quyền sử dụng, tính lưu thông và sự tồn tại thực tế của tài sản đó đối với người vay tiền. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý đến thời hạn sử dụng của tài sản đảm bảo phải lớn hơn thời hạn vay tiền.
– Đối với đảm bảo bằng bảo lãnh: Ngân hàng cần đánh giá chính xác năng lực pháp lý, năng lực tài chính, uy tín và trách nhiệm của người bảo lãnh.
5.4. Theo dõi những biến động bên ngoài có thể ảnh hưởng đến Ngânhàng hàng
Biện pháp này nhằm mục đích xây dựng chính sách cho vay hợp lý để đảm bảo an toàn cho hoạt động đầu tư của Ngân hàng, đặc biệt là tình hình tài chính tiền tệ trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp việc xây dựng chính sách tín dụng cho Ngân hàng. Nội dung nghiên cứu thể hiện ở các mặt như: Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, tình hình lạm phát, diễn biến của thị trường vốn, quan hệ cung cầu vốn trên thị trường,…
5.5. Tăng cường công tác mua bảo hiểm tiền gửi
Để đề phòng một số trường hợp dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng mà Ngân hàng không thể lường trước được như thiên tai, hỏa hoạn, hư hỏng công trình,… việc mua bảo hiểm tiền gửi sẽ giúp Ngân hàng hạn chế được tác hại của rủi ro, bởi lẽ toàn bộ những rủi ro này sẽ được chuyển cho cơ quan bảo hiểm, và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho Ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Vì vậy công tác mua bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để phòng chống rủi ro khi cho vay.
5.6. Thực hiện tốt việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
Biện pháp này nhằm để xử lý kịp thời những rủi ro tín dụng xảy ra, đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được diễn ra bình thường, liên tục. Việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng phải theo đúng tỷ lệ quy định của Ngân hàng Nhà nước và đưa vào chi phí, tuy nhiên cũng phải phù hợp với kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
5.7. Tăng cường công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ trong hoạt độngcủa Ngân hàng của Ngân hàng
Công tác kiểm soát nội bộ hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và xử lý