Tình hình tài sản của Ngân hàng

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG (Trang 40)

Cơ cấu tài sản phản ánh cơ cấu sử dụng vốn của Ngân hàng ở các khoản mục với mức độ sinh lời và độ rủi ro khác nhau. Mục tiêu trong quản trị tài sản

của Ngân hàng không gì khác hơn là tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro hợp lý.

Bảng 3: Tình hình tài sản của Ngân hàng qua 3 năm từ 2006 – 2008

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) tiềnSố Tỷ lệ(%) - Tiền mặt 1.356 1.543 1.745 187 13,79 202 13,09 - Cho vay khách hàng 237.881 222.714 227.669 -15.167 -6,38 4.955 2,22 + Cho vay ngắn hạn 166.105 149.356 158.523 -16.749 -10,08 9.167 6,14 + Cho vay trung hạn 71.776 73.358 69.146 1.582 2,2 -4.212 -5,74 - Cho vay vốn tài trợ 2.418 2.443 3.020 25 1,03 577 23,62 - TSCĐ & TS khác 1.460 4.734 12.235 3.274 224,25 7.501 158,45

Tổng cộng 243.115 231.434 244.669 -11.681 -4,80 13.235 5,72

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Càng Long)

243115 231434 244669 220000 225000 230000 235000 240000 245000 250000 2006 2007 2008 năm tr iệ u đồ ng Tổng tài sản

Hình 2: Tình hình tài sản của Ngân hàng

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy các khoản mục sinh lời chủ yếu của Ngân hàng là khoản cho vay khách hàng. Cũng như sự biến động của tổng tài sản thì khoản mục cho vay khách hàng cũng biến đổi không ổn định qua các năm. Mặc dù vậy nhưng cho vay khách hàng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản. Cụ thể năm 2006 cho vay khách hàng chiếm 97,85% trong tổng tài sản, đến năm 2007 cho vay khách hàng chiếm 96,23% và tỷ lệ này là 93,05% vào năm 2008, trong cho vay khách hàng thì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao

GVHD: Võ Thị Lang 42 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

có chu kỳ ngắn. Để đạt được thành tựu như thế cần phải có sự nổ lực rất lớn của cán bộ Ngân hàng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng qui mô và cũng không thể thiếu các chính sách khuyến khích của Ngân hàng. Tuy nhiên khoản mục cho vay khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng tài sản cũng cho thấy mức độ rủi ro tiềm ẩn rất lớn mà Ngân hàng phải gánh chịu đặc biệt là rủi ro tín dụng.

Một điểm đáng chú ý hơn nữa là khoản mục tài sản cố định và tài sản khác tăng với tốc độ rất nhanh qua 3 năm. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã mở rộng phòng giao dịnh, mua sắm thêm các trang thiết bị hoạt động.

3.2.5 Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Bảng 4: Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của Ngân hàng

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu 32.534 37.979 48.975 5.445 16,74 10.996 28,95 - Thu từ HĐKD 31.789 34.727 36.950 2.938 9,24 2.223 6,40 + Thu từ lãi 31.718 34.609 36.739 2.891 9,11 2.130 6,15 + Thu dịch vụ 71 118 211 47 66,2 93 78,81 - Thu khác 745 3.252 12.025 2.507 336,5 8.773 269,77 Chi phí 28.426 29.573 39.457 1.147 4,04 9.884 33,42 Chi từ HĐTD 18.426 18.797 25.768 371 2,01 6.971 37,09 Chi khác 10.000 10.776 13.689 776 7,76 2.913 27,03 Lợi nhuận 4.108 8.406 9.518 4.298 104,6 1.112 13,23

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Càng Long)

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 2006 2007 2008 năm tri ệu đồ ng Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

- Doanh thu: Tăng đều đặn qua các năm từ 2006 đến 2008, năm 2006 doanh thu là 32.534 triệu đồng đến 2007 là 37.979 triệu đồng tăng 16,74% so với năm 2006, năm 2008 doanh thu là 48.975 triệu đồng tăng 28,95% so với năm 2007 trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh thu của Ngân hàng, năm 2006 thu từ hoạt động tín dụng chiếm 97% trong tổng doanh thu, đến 2007 chiếm 91% và 2008 giảm còn 75% trong tổng doanh thu nguyên nhân là do Ngân hàng đã áp dụng tốt các biện pháp xử lý thu hồi gốc và lãi vay, nhưng tỷ lệ thu từ hoạt động tín dụng giảm dần qua các năm đặc biệt là năm 2008 chỉ chiếm 75% trong tổng doanh thu được minh họa dựa vào hình 4, nguyên nhân là do Ngân hàng đã tăng cường các khoản thu từ dịch vụ và thu khác, đây là phương pháp tốt giúp Ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động và phân tán rủi ro, nguyên nhân khác là do Ngân hàng không ngừng tìm kiếm mở rộng thị phần, chấn chỉnh thái độ phục vụ, đơn giản hồ sơ vay vốn… nên đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng, tạo được lòng tin cho người dân, đây là ưu điểm nên Ngân hàng cần phát huy hơn nữa.

97.49 91.13 75.02 0 50 100 150 2006 2007 2008 năm % % thu từ tíndụng Hình 4: Tỷ lệ thu từ tín dụng

- Chi phí: Cùng với sự gia tăng của doanh thu thì chi phí cũng tăng theo. Cụ thể năm 2006 chi phí của ngân hàng là 28.426 triệu đồng, đến năm 2008 là 29.573 triệu đồng tăng lên 4,04% so với năm 2006 và năm 2008 chi phí là 39.457 triệu đồng tăng lên 33,42% so với 2008. Nguyên nhân là do năm 2007 ngân hàng mở rộng thêm trang thiết bị hoạt động và đến 2008 do tình hình kinh tế biến động rất nhanh, lãi suất thay đổi liên tục do vậy chi phí sử dụng vốn tăng rất cao làm cho chi phí của ngân hàng tăng lên khá lớn.

GVHD: Võ Thị Lang 44 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

triệu đồng tương ứng tỷ lệ là 13,23% so với 2007 do biến động kinh tế toàn cầu và chi phí của ngân hàng tăng lên quá cao làm cho lợi nhuận chỉ tăng nhẹ. Do vậy Ngân hàng cần áp dụng các chủ trương chính sách của cấp trên để ổn định các khoản thu chi, tăng cường các khoản thu từ dịch vụ vì nó sẽ giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro.

3.2.6 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của NHNO& PTNT huyện Càng Long & PTNT huyện Càng Long

3.2.6.1 Thuận lợi

- Càng Long là một huyện thuần nông gần 80% dân số sống bằng nghề nông, tiềm năng đất đai, lao động, điều kiện để mở rộng ngành nghề sản xuất khá lớn đặc biệt chú trọng đầu tư theo kế hoạch chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng đa dạng hóa ngành nghề cây trồng, vật nuôi, sản xuất tổng hợp, hộ kinh tế trang trại và các chương trình nhằm đổi mới nông nghiệp nông thôn đang được tiếp tục triển khai là khả năng thu hút được vốn đầu tư của Ngân hàng.

- Nhà nước có nhiều chính sách phù hợp, hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là trong lĩnh vực Ngân hàng, tạo điều kiện cho Ngân hàng cơ sở mở rộng đầu tư, nâng cao chất lượng vốn tín dụng góp phần tác động đến việc tăng trưởng kinh tế của huyện.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn cũng được đầu tư phát triên đến tận ngoại ô của thị trấn như giao thông, điện nước, thủy lợi… tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại giữa khách hàng và Ngân hàng, thúc đẩy quá trình sản xuất phát triển, lưu thông hàng hóa và cuối cùng là hiệu quả đồng vốn được nâng lên nhất là vốn tín dụng.

- Trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước ngày càng cao, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng sâu rộng vào sản xuất sản phẩm sản xuất ra chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Đoàn thể cán bộ nhân viên đoàn kết trên dưới một lòng vì lợi ích chung của đơn vị cùng quyết tâm phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.

- Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể chính quyền địa phương trong công tác thu nợ.

- Ngân hàng đã áp dụng công nghệ thông tin vào công tác cho vay, đã áp dụng phần mềm riêng dành cho toàn hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp nhằm để kiểm tra công tác vay vốn của khách hàng.

- Trong công tác quản lý chỉ đạo điều hành, ban lãnh đạo Ngân hàng biết tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ tận tình của chính quyền các cấp, nắm bắt nhanh thông tin về thị trường nông thôn, kịp thời đề xuất các dự án đầu tư phù hợp với nguyện vọng của người dân từ đó khuyến khích cho cán bộ nông dân tích cực sản xuất và tạo uy tín đối với Ngân hàng trong quan hệ vay vốn và trả nợ vay.

3.2.6.2 Khó khăn

- Kinh tế huyện có điểm xuất phát thấp chủ yếu là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào diều kiện tự nhiên. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, sâu rầy, dịch bệnh phá hại mùa màng, năng suất chất lượng và hiệu quả cạnh tranh kém sẽ gặp khó khăn trong điều kiện cạnh tranh cùng sản phẩm với nhiều địa phương khác ảnh hưởng đến thu nhập của người dân, khả năng tích lũy để tái sản xuất còn rất hạn chế gây bất lợi cho hoạt động Ngân hàng trong công tác cho vay và thu nợ.

- Đối tượng cho vay chủ yếu là nông dân và mang tính chất thời vụ: đầu vụ hoặc cuối vụ thường diễn ra tình trạng ứ đọng khách hàng tạo ra một khối lượng công việc rất lớn gây áp lực cho cán bộ công nhân viên của đơn vị.

- Tổ chức thực hiện quy chế cho vay mới bắt đầu còn nhiều lúng túng trong việc hộ vay không trả lãi đúng thì nợ vay được chuyển sang nợ quá hạn.

- Cán bộ lãnh đạo, cán bộ nghiệp vụ của đơn vị còn tham gia nhiề khóa học gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều hành, kiểm tra bố trí bộ máy tổ chức.

- Việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chưa được cấp rộng rãi gây khó khăn trong việc vay vốn Ngân hàng để hoạt động vì không có tài sản thế chấp hợp pháp.

- Ngoài ra chưa có cơ chế thiết lập quỹ rủi ro, bảo hiểm cho hoạt động nông nghiệp ở nông thôn như bảo hiểm sản xuất, mùa màng, giá cả sản phẩm… nhằm tránh cho người dân bị triệt tiêu nguồn vốn đồng thời thanh toán

GVHD: Võ Thị Lang 46 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

3.2.6.3 Định hướng phát triển của Ngân hàng

Trên cơ sở phát huy những thành quả đạt được và chưa đạt được trong thời gian qua đồng thời căn cứ vào mục tiêu phương hướng của toàn hệ thống Ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam và bám sát chủ trương phương hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong những năm tiếp theo, NHNO & PTNT huyện Càng Long đã đề ra những phương hướng phát triển cụ thể như sau:

§ Về công tác huy động vốn:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác huy động vốn tại chỗ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế địa phương và đảm bảo khả năng thanh toán, đa dạng hoá các hình thức huy động để tạo nguồn vốn tại chỗ tăng cường công tác tuyên truyền, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, nâng cao chất lượng và công tác phục vụ khách hàng.

- Phải tập trung tư duy để giải quyết bài toán huy động vốn tại chỗ, ngoài việc chú ý nâng cao chất lượng phục vụ như: Khâu thanh toán, thái độ phục vụ, phát triển sản phẩm mới, tiếp thị, khuyến mãi….cần phải nghiên cứu tình hình thực tế tại địa phương để tìm kiếm những khách hàng tiềm năng nhằm mở rộng quy mô hoạt động của Ngân hàng.

- Phấn đấu cuối năm 2009 đạt chỉ tiêu huy động vốn tại chỗ đạt 136 tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2008.

§ Đối với công tác sử dụng vốn:

- Nghiên cứu mở rộng thị trường đầu tư vốn đối với địa bàn có tính cạnh tranh cao. Nắm bắt và phân tích các ngành sản xuất kinh doanh có thế mạnh, tính cạnh tranh cao để chọn lọc tiếp cận với khách hàng, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, uy tín trên thương trường để có chiến lược đầu tư hiệu quả.

- Đối với lĩnh vực đầu tư kinh tế hộ gia đình hạn chế cho vay những khách hàng nhỏ lẻ ở địa bàn khó quản lý, khó kiểm tra. Đối với việc đầu tư cho doanh nghiệp phải xem xét kỹ từng phương án sản xuất kinh doanh, chú ý đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể thực hiện tốt chủ trương cơ cấu lại khách hàng.

- Tập trung chỉ đạo sâu sát, tìm mọi biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ quá hạn, nợ có vấn đề, nợ ngoài bảng. Đối với lãnh đạo phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với đơn vị do mình quản lý.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ để có kế hoạch và biện pháp cụ thể để khắc phục những tồn tại cũ, kiến nghị với thanh tra, kiểm tra.

- Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin báo cáo, báo cáo phải trung thực, không thiên về thành tích.

- Đổi mới công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng, đổi mới cơ chế phân phối thu nhập nhằm khuyến khích người lao động tiếp tục phấn đấu tăng năng suất lao động nâng cao hiệu quả công việc.

- Thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất tin thần của cán bộ công nhân viên động viên biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân tích cực trong phong trào thi đua. Gắn công tác thi đua khen thưởng và căn cứ hiệu quả chất lượng công tác để phân phối lương kinh doanh cho từng cán bộ công nhân viên.

GVHD: Võ Thị Lang 48 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NHNO & PTNT HUYỆN CÀNG LONG

4.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ RỦI RO TÍN DỤNG

4.1.1 Tình hình cho vay và thu nợ của Ngân hàng trong thời gian qua4.1.1.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo thời gian 4.1.1.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo thời gian

· Doanh số cho vay theo thời gian Bảng 5: Doanh số cho vay theo thời gian

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Ngắn hạn 191.264 209.433 249.425 18.169 9,50 39.992 19,10 Trung hạn 55.256 55.088 47.703 -168 -0,30 -7.385 -13,41 Tổng cộng 246.520 264.521 297.128 18.001 7,30 32.607 12,33

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Càng Long)

0 100000 200000 300000 400000 2006 2007 2008 năm tri ệu đồ ng Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng

Hình 5: Doanh số cho vay theo thời gian

NHNO & PTNT huyện Càng Long hoạt động theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị trường, mở rộng địa bàn hoạt động tới nhiều đối tượng khách hàng nên có doanh số cho vay tăng dần qua 3 năm. Cụ thể là năm 2006 doanh số cho vay là 246.520 triệu đồng, đến năm 2007 là 264.521 triệu đồng tăng 7,3% so với 2006 và doanh số cho vay là 297.128 triệu đồng tăng thêm 12,33% so với 2007. Trong đó gồm:

ü Doanh số cho vay ngắn hạn: Luôn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 77,59% trong tổng doanh số cho vay, đến 2007 chiếm 79,17% và do nhu cầu phát triển thì năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng lên và chiếm 83,95% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do đa số khách hàng của ngân hàng là các hộ nông dân và các hộ sản xuất nhỏ nên có chu kì sản xuất kinh doanh ngắn, theo thời vụ cần các khoản tín dụng ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất và do thời gian gần đây tình hình kinh tế biến động khá nhanh, lãi suất thay đổi liên tục nên để hạn chế rủi ro các khoản tín dụng ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn.

ü Doanh số cho vay trung hạn: Chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay, năm 2006 là 55.256 triệu đồng, đến 2007 là 55.088 triệu đồng giảm 0,3%

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)