Tình hình cho vay và thu nợ của Ngân hàng trong thời gian qua

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG (Trang 48)

4.1.1.1 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo thời gian

· Doanh số cho vay theo thời gian Bảng 5: Doanh số cho vay theo thời gian

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Ngắn hạn 191.264 209.433 249.425 18.169 9,50 39.992 19,10 Trung hạn 55.256 55.088 47.703 -168 -0,30 -7.385 -13,41 Tổng cộng 246.520 264.521 297.128 18.001 7,30 32.607 12,33

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Càng Long)

0 100000 200000 300000 400000 2006 2007 2008 năm tri ệu đồ ng Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng

Hình 5: Doanh số cho vay theo thời gian

NHNO & PTNT huyện Càng Long hoạt động theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thị trường, mở rộng địa bàn hoạt động tới nhiều đối tượng khách hàng nên có doanh số cho vay tăng dần qua 3 năm. Cụ thể là năm 2006 doanh số cho vay là 246.520 triệu đồng, đến năm 2007 là 264.521 triệu đồng tăng 7,3% so với 2006 và doanh số cho vay là 297.128 triệu đồng tăng thêm 12,33% so với 2007. Trong đó gồm:

ü Doanh số cho vay ngắn hạn: Luôn luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 77,59% trong tổng doanh số cho vay, đến 2007 chiếm 79,17% và do nhu cầu phát triển thì năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng lên và chiếm 83,95% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do đa số khách hàng của ngân hàng là các hộ nông dân và các hộ sản xuất nhỏ nên có chu kì sản xuất kinh doanh ngắn, theo thời vụ cần các khoản tín dụng ngắn hạn để phục vụ cho sản xuất và do thời gian gần đây tình hình kinh tế biến động khá nhanh, lãi suất thay đổi liên tục nên để hạn chế rủi ro các khoản tín dụng ngắn hạn được sử dụng nhiều hơn.

ü Doanh số cho vay trung hạn: Chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay, năm 2006 là 55.256 triệu đồng, đến 2007 là 55.088 triệu đồng giảm 0,3% so với 2006, đến năm 2008 doanh số cho vay trung hạn là 47.703 triệu đồng tiếp tục giảm 13,41% so với 2007 do tình hình kinh tế có nhiều biến động, lãi suất thay đổi liên tục nên cả Ngân hàng và khách hàng đều lo sợ việc cho vay trong thời hạn dài, bị ảnh hưởng rất lớn khi lãi suất thay đổi. Mặt khác các khoản cho vay trung hạn đa số là cho vay đối với các doanh nghiệp kinh doanh các doanh nghiệp này vẫn hoạt động tương đối nhỏ nên cần nguồn vốn không lớn lắm.

Tóm lại doanh số cho vay của Ngân hàng tăng lên liên tục qua 3 năm đã thể hiện được bước đột phá quan trọng trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng tín dụng đem lại lợi nhuận ngày càng cao cho Ngân hàng, vị thế của Ngân hàng ngày càng vững mạnh tạo được lòng tin đối với khách hàng, thu hút ngày càng đông khách hàng đến giao dịch với Ngân hàng.

Do đặc điểm kinh tế của tỉnh Trà Vinh chủ yếu là kinh tế hộ, vòng quay vốn theo mùa vụ cho nên nhu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh phần lớn là vốn lưu động. Vì thế nhu cầu cho vay vốn tại NHNO & PTNT huyện Càng Long chủ yếu là nhu cầu vốn ngắn hạn chiếm đa số trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng.

Mặt khác để giảm bớt rủi ro về lãi suất khi cho vay trung và dài hạn và dễ dàng hơn trong việc quản lý vốn vay của khách hàng, Ngân hàng đã tập

GVHD: Võ Thị Lang 50 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

· Doanh số thu nợ theo thời gian: Bảng 6: Doanh số thu nợ theo thời gian

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Ngắn hạn 196.942 207.828 238.822 10.886 5,53 30.994 14,91 Trung hạn 47.017 55.527 50.895 8.510 18,10 -4.632 -8,34 Tổng cộng 243.959 263.355 289.717 19.396 7,95 26.362 10,01

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Càng Long)

0 100,000 200,000 300,000 400,000 2006 2007 2008 năm tr iệ u đồ ng Ngắn hạn Trung hạn Tổng cộng

Hình 6: Doanh số thu nợ theo thời gian

Đi đôi với công tác cho vay thì công tác thu nợ cũng là công tác hết sức khó khăn và vô cùng quan trọng. Doanh số thu nợ cũng thể hiện phần nào hiệu quả công tác tín dụng và hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng.

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được, công tác thu nợ trong thời gian qua đã đạt được sự quan tâm tích cực của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Ngân hàng. Ngân hàng đã có mối quan hệ tốt với chính quyền địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi nợ khi đến hạn, từ đó làm cho doanh số thu nợ tăng lên liên tục, năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên công tác thu hồi nợ còn phụ thuộc vào thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng với khách hàng về thời hạn trả nợ. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn thì kỳ hạn trả nợ thường là sau một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên có nhiều trường hợp do Ngân hàng đầu tư vốn có hiệu quả nên khách hàng làm ăn đạt lợi nhuận cao và hoàn trả vốn trước kỳ hạn cho Ngân hàng. Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ là 243.959 triệu đồng, đến 2007 là 263.355 triệu đồng tăng

7,95% so với 2006 và doanh số thu nợ là 289.717 triệu đồng tăng 10,01% so với 2007. Trong đó:

ü Doanh số thu nợ ngắn hạn: Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh số thu nợ. Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 80,73% trong tổng doanh số thu nợ, đến 2007 giảm còn 78,92% và đến năm 2008 tăng lên 82,43% trong tổng số thu nợ. Sự biến động không đều trong doanh số thu nợ ngắn hạn là do sự thay đổi trong doanh số thu nợ trung hạn và năm 2008 tình hình kinh tế biến động lớn và bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 bị giảm.

ü Doanh số thu nợ trung hạn: Do tình hình kinh tế biến động nên doanh số thu nợ trung hạn cũng biến động cùng chiều với doanh số thu nợ ngắn hạn và nó chiếm tỷ lệ cao hơn so với doanh số cho vay chứng tỏ cán bộ tín dụng đã hoạt động tích cực để hoàn thành công tác thu nợ. Từ số liệu trên cho thấy công tác thu nợ trung hạn đạt hiệu quả cao hơn, mặt khác do Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nên rủi ro cũng tập trung nhiều vào các khoản cho vay ngắn hạn.

Như vậy doanh số thu nợ hàng năm tăng lên liên tục cho thấy rằng người vay đã sử dụng vốn vay để đầu tư, sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả khả quan, có sự nỗ lực hết mình của đội ngũ cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ.

GVHD: Võ Thị Lang 52 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

· Dư nợ theo thời gian: Bảng 7: Dư nợ theo thời gian

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Ngắn hạn 159.120 159.840 162.361 720 0,45 2.521 1,58 Trung hạn 77.807 78.253 83.143 446 0,57 4.890 6,25 Tổng cộng 236.927 238.093 245.504 1.166 0,49 7.411 3,11

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Càng Long)

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2006 2007 2008 năm tri ệu đồ ng Ngắn hạn T rung hạn T ổng cộng

Hình 7: Dư nợ theo thời gian

Quy mô hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua tổng dư nợ hàng năm, nó là chỉ tiêu liên quan trực tiếp đến việc tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng. Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ cũng tăng dần qua 3 năm. Năm 2006 dư nợ của Ngân hàng là 236.927 triệu đồng, năm 2007 tăng 0,49% so với năm 2006 tức là 238.093 triệu đồng, năm 2008 dư nợ là 245.504 triệu đồng tăng 3,11% so với 2007, nguyên nhân là do tình hình kinh tế biến động khá lớn, Ngân hàng phải áp dụng nhiều giải pháp để thu hút khách hàng và khuyến khích khách hàng trả nợ. Càng Long là một huyện giàu tiềm năng đang có những bước tiến vượt bậc, nhu cầu vốn ngắn hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh là rất lớn.

Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng, đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, Ngân hàng đã tập trung phần lớn nguồn vốn vào cho vay ngắn hạn thể hiện ở chổ chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn

cũng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng và chiếm khoản 67% trong tổng dư nợ, còn lại là dư nợ trung hạn. Vì vậy Ngân hàng cần có nhiều giải pháp tốt hơn nữa để mở rộng qui mô hoạt động nâng cao các khoản dư nợ cho ngân hàng vì đây cũng là khoản sinh lời của ngân hàng.

4.1.1.2 Doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ theo ngành

· Doanh số cho vay theo ngành: Bảng 8: Doanh số cho vay theo ngành

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Trồng trọt 9.948 9.361 16.827 -587 -5,90 7.466 79,76 Chăn nuôi 127.764 128.936 134.306 1.172 0,92 5.370 4,16 Máy NN 33.020 24.087 19.790 -8.933 -27,05 -4.297 -17,84 TNDV 34.510 39.579 45.884 5.069 14,69 6.305 15,93 CNCB 14.815 22.084 30.804 7.269 49,07 8.720 39,49 Tiêu dùng 23.375 35.433 41.544 12.058 51,59 6.111 17,25 Khác 3.088 5.041 7.973 19.53 63,24 2.932 58,16 Tổng cộng 246.520 264.521 297.128 18.001 7,30 32.607 12,33

(Nguồn: Phòng tín dụng NHNO & PTNT Càng Long)

Cho vay của Ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao, nhận thấy được điều đó NHNO & PTNT huyện Càng Long đã không ngừng tìm ra những giải pháp để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Một trong những giải pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro đó là đa dạng hóa đầu tư mở rộng cho vay đa ngành, đa lĩnh vực.

ü Doanh số cho vay đối với ngành trồng trọt: Trồng trọt là một trong những thế mạnh của huyện Càng Long đặc biệt là các xã thuộc cánh B của huyện, nhờ vào nguồn vốn của Ngân hàng kết hợp với khoa học kỹ thuật được đưa vào sản xuất nên các mặt hàng trồng trọt của huyện ngày càng đa dạng về chủng loại và có chất lượng cao. Đạt được hiệu quả trên cũng không thể bỏ qua

GVHD: Võ Thị Lang 54 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

việc tưới tiêu nên bà con đã mạnh dạn thực hiện chủ trương cải tạo vườn tạp trong thời gian qua. Ngân hàng luôn là người bạn đồng hành sát cánh cùng bà con trong công cuộc cải tạo đó. Tuy nhiên nó chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong doanh số cho vay cụ thể là năm 2006 doanh số cho vay ngành trồng trọt chiếm 4,04% trong tổng doanh số cho vay, đến năm 2007 giảm xuống còn 3,54% và tăng lên 5,66% vào năm 2008.

ü Doanh số cho vay đối với ngành chăn nuôi: Chăn nuôi là ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay. Tuy là những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng do hơn 80% dân số của huyện sống bằng nghề nông nên họ đã tận dụng thời gian nhàn rỗi và những phụ phẩm trong sản xuất để chăn nuôi như: heo, bò, lợn,… và một số loại gia cầm như gà, vịt đàn, ngỗng,… Do đó nhu cầu vốn để chăn nuôi là rất cần thiết đối với bà con nông dân, và cũng đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương. Trong đó, năm 2006 doanh số cho vay ngành chăn nuôi là 127.764 triệu đồng chiếm 51,83% trong tổng doanh số cho vay, đến năm 2007 là 128.436 triệu đồng tăng lên 0,92% so với năm 2006 nhưng chỉ chiếm 48,74% trong tổng doanh số cho vay và năm 2008 ngành chăn nuôi có doanh số cho vay là 134.306 triệu đồng tăng 4,16% so với năm 2007 và chiếm 45,2% trong tổng doanh số cho vay, tỷ trọng ngành chăn nuôi giảm dần trong doanh số cho vay vì Ngân hàng mở rộng loại hình hoạt động để phân tán rủi ro cho Ngân hàng.

ü Doanh số cho vay mua máy nông nghiệp: Do huyện Càng Long là địa bàn có 80% dân số sống bằng nghề nông nghiệp nên việc mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất là điều cần thiết. Tuy nhiên doanh số cho vay mua máy nông nghiệp giảm dần qua 3 năm cho thấy hầu hết các hộ gia đình đã có máy phục vụ cho sản xuất.

ü Doanh số cho vay thương nghiệp dịch vu: Đây là ngành chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng doamh số cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay này được dự đoán sẽ tăng lên trong những năm sắp tới. Bởi đời sống người dân ngày càng được nâng cao kéo theo đó là những nhu cầu ngày càng nhiều và xa xỉ hơn. Có “cầu” thì tất nhiên sẽ có “cung”, nắm bắt được thị trường nên các loại hình thương nghiệp - dịch vụ cũng không ngừng hình thành và phát triển. Và Ngân hàng đã đầu tư, hỗ trợ không ít cho lĩnh vực này. Trong năm 2006

doanh số cho vay thương nghiệp dịch vụ chiếm 14% trong doanh số cho vay và đạt 34.510 triệu đồng, đến 2007 là 39.579 triệu đồng tăng 14,69% so với 2006 và chiếm 14,96% trong tổng doanh số cho vay, đến 2008 đạt 45.884 triệu đồng tăng 15,93% so với 2007 và chiếm 15,44% tổng doanh số cho vay.

ü Doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến: Là huyện sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh nên việc đầu tư mở rộng các nhà máy xay xát chế biến gạo là điều thiết yếu. Hiện trên địa bàn có hơn 20 nhà máy xay xát không những phục vụ trong huyện mà nó còn đáp ứng cho các huyện lân cận. Vì vậy việc đầu tư hoàn thiện dây chuyền xay xát, chế biến hiện đại cho các nhà máy là hết sức chính đáng. Bên cạnh sự hỗ trợ để hoàn thiện cơ sở vật chất thì các nhà máy cũng cần sự hỗ trợ vốn để giải quyết vấn đề đầu vào chủ yếu là thu mua lúa để chế biến bởi giá hiện nay thay đổi nhiều làm cho các cơ sở này có thể lâm vào tình trạng thiếu vốn lưu động phục vụ cho sản xuất. Do đó Ngân hàng đã đứng ra cho vay để họ có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh, đây cũng chính là một trong những vai trò của tín dụng ngân hàng “góp phần thúc đẩ sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển”. Chính vì thế mà doanh số cho vay ngành công nghiệp chế biến tăng liên tục qua 3 năm.

ü Doanh số cho vay tiêu dùng: Ngân hàng là một bộ phận giúp người dân đáp ứng nhu cầu của cuộc sống như xây cất, tu sửa nhà cửa, mua phương tiện sinh hoạt gia đình, đó là những nhu cầu cấp thiết hàng ngày, phần nào giải quyết những khó khăn trong đời sống bà con. Trong đó có cả chương trình cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức dựa vào quỹ lương nên khi khách hàng trả nợ tâm lý cũng nhẹ nhàng hơn. Do vậy mà doanh số cho vay tiêu dùng tăng dần qua các năm và chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tổng doanh số cho vay.

ü Cho vay các ngành khác: là các ngành nghề chưa kể ở trên và nó chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong doanh số cho vay nên có ảnh hưởng không lớn lắm, doanh số cho vay chịu ảnh hưởng nhiều là các ngành nghề đã kể ở trên.

GVHD: Võ Thị Lang 56 SVTH: Trương Thị Ngọc Diễm

· Doanh số thu nợ theo ngành: Bảng 9: Doanh số thu nợ theo ngành

ĐVT: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Trồng trọt 14.166 10.169 8.485 -3.997 -28,22 -1.684 -16,56 Chăn nuôi 130.705 132.668 141.806 1.963 1,50 9.138 6,89 Máy NN 23.203 28.586 30.519 5.383 23,20 1.933 6,76 TNDV 34.640 37.168 40.809 2.528 7,30 3.641 9,80 CNCB 14.834 23.140 30.731 8.306 55,99 7.591 32,80 Tiêu dùng 23.982 27.161 22.091 3.179 13,26 -5.070 -18,67 Khác 2.429 4.463 15.276 2.034 83,74 10.813 242,28 Tổng cộng 243.959 263.355 289.717 19.396 7,95 26.362 10,01

Một phần của tài liệu RỦI RO TÍN DỤNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾRỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CÀNG LONG (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)