Sự khác biệt của giá cả trong doanh nghiệp thương mại và trong doanh

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông trong thời gian tới pptx (Trang 41 - 44)

II. Lí luận chung về định giá bán sản phẩm

2. Sự khác biệt của giá cả trong doanh nghiệp thương mại và trong doanh

Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại

Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối

hàng hoá trên thị trường buôn bán của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các

quốc gia với nhau.Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại trong từng nước, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hoá từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới

nơi tiêu dùng. Doanh thu từ hạot động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản

phẩm, hàng hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản

chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ

hợp lệ)

Hoạt động thương mại có các đặc điểm chủ yếu sau

- Lưu chuyển hàng hoá trong kinh doanh thương mại bao gồm hại giai đoạn: Mua hàng hoá và bán hàng hoá không qua khâu chế biếnhay làm thay

đổi hình thái vật chất của hàng hoá.

- Đối tượng của kinh doanh thương mại là hàng hoá phân theo từng

ngành hàng

+ Hàng vật tư thiết bị.

+ Hàng công nghệ phẩm tiêu dùng.

+ Hàng lương thực, thực phẩm, chế biến.

- Quá trình lưu chuyển hàng hoá được thực hiện theo hai phương thức

bán buôn và bán lẻ, trong đó: Bán buôn là bán hàng hoá cho các đưn vị xuất

khẩu hay cho các tổ chức bán lẻ để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng hoá; bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng.

- Bán buôn hàng hoá và bán lẻ hàng hoá có thể thực hiện bằng nhiều

hình thức: Bán thẳng, bán qua kho bán trực tiếp và gửi bán qua đại lí, ký

gửi…

- Tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình tổ

chức bán buôn, tổ chức bán lẻ; chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp; hoặc

chuyên môi giới… ở các quy mô tổ chức : quầy, cửa hàng, công ty, tổng công

ty

Công tác định giá bán sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất có một số điểm khác biệt khác biệt so với công tác định giá bán sản phẩm ở doanh

nghiệp thương mại.

Doanh nghiệp thương mại thường hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực lưu

thông hàng hoá thì việc xác định giá hàng hoá (giá bán) thực chất là xây dựng

chiết khấu lưu thông (%). Chiết khấu lưu thông được qui định bằng tỉ lệ phần trăm so với giá bán buôn công nghiệp. Thực ra nó là phần cộng thêm vào nguyên giá mua vào, là nguồn thu nhập chủ yếu của các doanh nghiệp thương

mại.

Xét về bản chất kinh tế, chiết khấu lưu thông là giá dịch vụ trong lĩnh

vực lưu thông hàng hoá. Giá dịch vụ này phải đảm bảo phải đảm bảo bù đắp được những chi phhí có căn cứ thực hiện về mặt kinh tế mà các doanh nghiệp thương mại cần phải chi ra trong quá trình kinh doanh hàng hoá và đảm bảo

lợi nhuận cần thiết cho doanh nghiệp đó, nghĩa là chiết khấu lưu thông gồm

hai phần: phần chi phí lưu thông, phần lợi nhuận của doanh nghiệp thương

mại. Phần chiết khấu lưu thông có thể qui định cho hàng bán qua kho, cửa

hàng và hàng bán không qua kho.

Phương pháp tính chiết khấu lưu thông (giá dịch vụ thương mại):

F + F x h

CK =

D/S x 100%

Trong đó:

CK- mức chiết khấu, %.

h- Tỷ suất lợi nhuận được tính trên chi phí lưu thông.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG GIÁ VÀ CƠ CẤU ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY BÓNG ĐÈN PHÍCH NƯỚC RẠNG ĐÔNG

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện giá và phương pháp tính giá bán sản phẩm của công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông trong thời gian tới pptx (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)