Một số ý kiến cần quan tâm trong vấn đề thanh toán quốc tế.

Một phần của tài liệu 2. Tác động của đồng EURO tới hệ thống thanh toán quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam (Trang 45 - 47)

II. Xu hớng phát triển hệ thống thanh toán quốc tế và các giải pháp để hoàn thiện các phơng tiện thanh toán

3. Một số ý kiến cần quan tâm trong vấn đề thanh toán quốc tế.

3.1 Thành lập Ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu.

Nhiều nớc đã thành lập những Ngân hàng chuyên doanh phục vụ xuất nhập khẩu, thông qua đó áp dụng những biện pháp đặc biệt để hỗ trợ xuất khẩu, nhất là hỗ trợ những ngành xuất khẩu mũi nhọn.

Điểm vớng mắc nhất của Việt Nam hiện nay là thiếu chiến lợc xuất khẩu, không có định hớng xuất khẩu các mặt hàng chủ lực nên các giải pháp thanh toán chỉ mang tính tạm thời, phần lớn là thanh toán ngắn hạn, đáp ứng nhu cầu trớc mắt,phục vụ cho từng “phi vụ” mà thiếu hẳn các dự án đầu t dài hạn phát triển xuất khẩu, tín dụng và thanh toán dài hạn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng thanh toán và tín dụng. Mặc dù xuất khẩu phát triển ngay từ đầu những năm đổi mới 1986, đặc biệt là giai đoạn 1991-1995 xuất khẩu có bớc phát triển đáng kinh ngạc (kim nghạch xuất khẩu tăng 20- 30%/ năm) trong đó vai trò thanh toán qua Ngân hàng đóng góp rất đáng kể.

Tuy xuất khẩu thờng xuyên đợc khẳng định nh một chủ trơng lớn, một định hớng cơ bản trong phát triển kinh tế Việt Nam, song thực tế lại không phải nh vậy. Đầu t cho xuất khẩu không đáng kể so với đầu t cho các ngành sản xuất hàng thay thế nhập khẩu, thực chất là bảo hộ sản xuất trong nớc. Đờng lối khuyến khích xuất khẩu không trở thành hiện thực, không đợc cụ thể hoá một cách rõ ràng. Nhu cầu tín dụng, thanh toán thông qua Ngân hàng trung và dài hạn nhằm thúc đẩy xuất khẩu rất lớn nhng cha đợc đáp ứng một cách đầy đủ, công nghệ sản xuất hàng xuất khẩu tiếp tục lạc hậu. Điều đó đa đến một hệ thống thanh toán quốc tế nghèo nàn, kém linh hoạt và kém cả về mặt công nghệ thanh toán của Ngân hàng. Do đầu t xuất khẩu không bài bản (hạn chế đầu t gián tiếp) chủ yếu đầu t cho từng chuyến hàng xuất khẩu, trong khi thiếu hẳn những khoản đầu t trung và dài hạn vào công nghệ sản xuất khẩu và dịch vụ thanh toán còn r- ờm rà.

Các Ngân hàng muốn tham gia tín dụng xuất khẩu phải đợc phép của Ngân hàng Nhà nớc. Trong thực tế, đa phần tín dụng xuất khẩu thuộc về Ngân hàng ngoại thơng (VCB) – một Ngân hàng lớn, có uy tín và đội ngũ lành nghề. Sự cạnh tranh quá thấp đã không thúc đẩy đợc sự phát triển của Ngân hàng. Đồng thời, các u đãi về tín dụng thanh toán còn mang tính sự vụ, tình thế, không trở thành một hệ thống hoàn chỉnh và vững chắc nên ít có tác dụng thúc đẩy xuất khẩu. Ngoài ra còn một số yếu tố khác nh:

-Tín dụng thanh toán của Ngân hàng Việt Nam cho các doanh nghiệp trong khu chế xuất ( tiềm lực lớn về xuất khẩu) hầu nh bị bỏ trống cho nớc ngoài làm chủ.

-Tín dụng thanh toán cho các thành phần kinh tế t nhân kém, một phần do độc quyền ngoại thơng của Nhà nớc, phần khác là do thiếu cơ chế phát triển tín dụng cho các đối tợng này.

-Chính sách tín dụng thanh toán là sự u đãi cho xuất khẩu không hề có tác dụng khuyến khích đầu cơ, chấp nhận đọng vốn trong một thời gian để thu lợi lớn hơn và củng cố thị trờng xuất khẩu.

Tóm lại, về thực hiện tín dụng cho xuất khẩu nên xoá bỏ các quỹ có nhiệm vụ cấp tín dụngvà u đãi tín dụng cho xuất khẩu. Thành lập Ngân hàng thơng mại quốc doanh chuyên phục vụ xuất nhập khẩu. Đồng thời, cho phép các Ngân hàng thơng mại khác tham gia vào lĩnh vực này để tạo sự phát triển mạnh về công nghệ thanh toán thông qua Ngân hàng.

3.2 Thực hiện u đãi tín dụng thanh toán cho ngoại thơng

Nhằm thúc đẩy xuất khẩu, tuỳ theo mục tiêu khuyến khích xuất khẩu từng giai đoạn có thể áp dụng các biện pháp u đãi về tín dụng thanh toán một cách bài bản, nhất quán, có hệ thống, không u đãi chắp vá. Ưu tiên này nên đặt lên hàng đầu trong các nghiệp vụ ở ngân hàng. Đồng thời u đãi cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong khắc phục các rủi ro tín dụng thông qua việc xử lý nợ quá hạn: giãn nợ, hoãn nợ, không tính lãi trên vốn vay trong thời gian quá hạn, phối hợp giữa Ngân hàng và doanh nghiệp để giải quyết vấn đề này. Dĩ nhiên, Nhà nớc phải đóng vai trò quan trọng trong việc đứng ra giải quyết, bảo lãnh, hỗ trợ khắc phục hậu quả, kiểm tra, giám sát các rủi ro này.

Ưu đãi về lãi xuất, điều kiện bảo lãnh tạo điều kiện cho ngoại th… ơng phát triển, cũng đồng thời thúc đẩy xuất khẩu phát triển. Tuy vậy cần khuyến khích đúng mục tiêu, dễ quản lý, có thể thực hiện thông qua kênh thống nhất là Ngân hàng thơng mại chuyên doanh xuất nhập khẩu, cần có sự giám sát của nhà nớc để tránh các rủi ro xảy ra. Có những u đãi nhất định chon các doanh nghiệp có thành tích tốt về xuất khẩu trong việc mở tài khoản ngoại tệ tại các Ngân hàng trong và ngoài nớc cũng nh quyền vay vốn bằng ngoại tệ và u đãi trong trao đổi ngoại hối.

Một phần của tài liệu 2. Tác động của đồng EURO tới hệ thống thanh toán quốc tế trên thế giới và tại Việt Nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w