Các xí nghiệp bảo dưỡng máy bay, sân bay trên lãnh thổ Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không: Thực trạng và giải pháp (Trang 48)

Đó là các xí nghiệp bảo dưỡng A76 của Sân bay Nội Bài, các sân bay khác như Cát Bi, Vinh, Đà Nẵng,…

Quá trình mua bán của các đơn vị này khá giống nhau. Đây là các đơn vị trực tiếp hoạt động phục vụ, đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của khách hàng nên trực tiếp phát sinh nhu cầu về máy móc thiết bị. Nhiệm vụ của các đơn vị này đó là: đảm bảo số giờ bay, phục vụ tốt hành khách, đảm bảo chuyến bay được an toàn, hoàn thành tốt các yêu cầu kĩ thuật trước khi máy bay được đưa vào sử dụng,…

Các đơn vị này chia nhu cầu hàng hoá của mình thành hai nhóm chính: − Nhu cầu về sửa chữa, thay thế phụ tùng, bảo dưỡng, thay thế những máy móc, thiết bị không còn đạt tiêu chuẩn an toàn cho chuyến bay

Đối với hàng hoá thuộc nhóm nhu cầu này thì do cac bộ phận nghiệp vụ của hai trạm bảo dưỡng đảm nhận. Dựa vào đội ngũ kỹ thuật của mình, hai trạm bảo dưỡng sẽ tiến hành các hoạt động sửa chữa, thay thế các bộ phận của máy bay, bảo dưỡng định kỳ và kiểm tra các yêu cầu về kỹ thuật. Trong quá trình kiểm tra, những bộ phận không còn đạt tiêu chuẩn an toàn sẽ được thay thế bởi các phụ tùng đã được nhập về trong quá trình uỷ thác cho các công ty xuất nhập khẩu.

− Nhu cầu về các thiết bị phục vụ cho liên lạc: radio, đài phát sóng, bộ đàm,… và các nhu cầu về nhiên liệu, động cơ máy bay, và các loại hàng hoá thông thường khác.

Với hàng hoá thuộc nhóm nhu cầu này, các trạm sẽ chủ động liên hệ với các nhà cung ứng hoặc nhà nhập khẩu. Những trang thiết bị toàn bộ thường có giá trị lớn, do đó khi thực hiện quá trình này sẽ đem lại cho công ty được uỷ thác những khoản phí khác lớn.

Một phần của tài liệu Hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị hàng không tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không: Thực trạng và giải pháp (Trang 48)