Biện pháp về dịch vụ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 73 - 88)

Các dịch vụ hỗ trợ của Công ty hầu hết đều liên quan đến các nghiệp vụ XNK hàng hoá bao gồm: các dịch vụ bao gói sản phẩm; nghiệp vụ tín dụng, thanh toán; nghiệp vụ thuê phương tiện vận chuyển; nghiệp vụ bảo hiểm; thông tin liên lạc. Do nền kinh tế Việt Nam trình độ còn thấp nên các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động ngoại thương và các dịch vụ công còn kém gây ra những bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc XK hàng hoá sang thị trường quốc tế. Do đó, bên cạnh việc trông chờ các hỗ trợ từ phía Nhà nước doanh nghiệp cũng cần phải chủ động nâng cao nghiệp vụ để có thể đảm đương được các dịch vụ hỗ trợ cho XNK.

Công ty có thể xây dựng một quy chuẩn chung cho việc thực hiện các nghiệp vụ và dịch vụ liên quan để chỉ dẫn thông tin cho đối tác mặt khác cũng góp phần làm cho quá trình XNK hàng hoá diễn ra thông suốt. Thông tin minh bạch, đầy đủ, chính xác sẽ là một ưu thế cạnh tranh không nhỏ đối với doanh nghiệp trong giai đoạn Việt Nam ngày càng hội nhập sâu hơn với thị trường quốc tế.

3.4.Kiến nghị

3.4.1.Kiến nghị về phía Nhà nước

Nhà nước cần sớm hoàn thiện hệ thống thể chế, thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý Nhà nước, đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh giản các thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho các hộ, cơ sở ngành nghề ở nông thôn trong việc duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường năng lực tổ chức chỉ đạo phát triển ngành nghề nông thôn, phân rõ ranh giới quản lý Nhà nước về ngành nghề nông thôn giữa các Bộ, ngành. Có thể phân công như sau:

• Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối quản lý chỉ đạo phát triển ngành nghề, xây dựng dự án đầu tư thiết lập các trung tâm TCMN đại diện từng vùng để xin nguồn vốn viện trợ ODA, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc kế hoạch,bố trí, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho lao động ngành nghề nông thôn,… phối hợp với các bộ ngành liên quan tổ chức xuất bản các tạp chí về TCMN Việt Nam…

• Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam quản lý chỉ đạo về thị trường tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ các cơ sở ngành nghề về thông tin liên quan đến thị trường, phối hợp thực hiện công tác thị trường xúc tiến thương mại, triển lã, giới thiệu về hàng TCMN nói chung và sản phẩm gốm nói riêng.

• Bộ Văn hoá Thông tin chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các hình thức khen thưởng và công nhận các làng nghề, các nghệ nhân giỏi, thợ tay nghề cao..

• Hội đồng Trung ương liên minh các HTX Việt Nam là cơ quan chủ trì vận động, phát triển các hình thức hợp tác trong sản xuất như các hiệp hội, HTX, câu lạc bộ…

• Tổng Cục Hải quan có trách nhiệm thống kê XK tương đối chi tiết về các loại hàng hoá thuộc nhóm hàng TCMN; phối hợp với Bộ Thương mại để hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện quyết định của chính phủ trong việc khai hải quan khi XK hàng hoá.

3.4.2.Kiến nghị về phía làng nghề.

Để góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng gốm trên thị trường nước ngoài nói chung, các tổ hợp sản xuất ở các làng nghề ngoài việc nắm vững, khai thác có hiệu quả các chính sách của Nhà nước, phối hợp với các doanh nghiệp trực tiếp XK hàng hóa, cần quan tâm đến những vấn đề sau:

• Có ý thức đây là ngành sản xuất hàng hoá đem lại ngoại tệ cho đất nước do vậy cần liên tục rèn luyện, nâng cao tay nghề, có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong việc phát triển nghề truyền thống của cha ông; mở mang làng nghề mới trong cả nước; hướng dẫn truyền đạt nghề; giáo dục lòng yêu nghề cho thế hệ con cháu nhằm tạo ra những hàng hóa có chất lượng cao, đồng đều, hạ giá thành, rút ngắn thời gian sản xuất.

• Không ngừng thay đổi, cải tiến mẫu mã để đáp ứng thị hiếu luôn thay đổi trên thị trường.

• Chú ý đến các vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn lao động trong quá trình sản xuất tại các cơ sở.

KẾT LUẬN

TCMN được xếp là một trong 10 mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam trong thời gian qua. XK hàng TCMN không chỉ đem lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế mà còn góp phần giữ gìn, bảo tồn bán sắc văn hoá dân tộc, giới thiệu tinh hoa văn hoá Việt Nam với bạn bè quốc tế.

Ngày nay, hàng TCMN nói chung và mặt hàng gốm nói riêng của Việt Nam đang được ưa chuộng trên nhiều thị trường trên thế giới, đặc biệt là các thị trường lớn và nhiều tiềm năng như EU và Nhật Bản.

Công ty Cổ phần TCMN Việt Nam Artexport là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh XNK hàng TCMN lâu năm trên thị trường. Trong quá trình phát triển, Công ty đã gặp nhiều khó khăn như những biến động lớn về kinh tế, chính trị, sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường cạnh tranh… Nhưng với bề dày kinh nghiệm trên 40 năm, Công ty Artexport đã không ngừng vươn lên để xây dựng được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, Công ty cần phải mở rộng hơn nữa thị trường trọng điểm nhằm đạt hiệu quả cao trong kinh doanh XK mặt hàng TCMN nói chung và mặt hàng gốm nói riêng.

Căn cứ vào mục đích đã đề ra, chuyên đề tốt nghiệp đã thực hiện được những nội dung cơ bản sau đây:

1/ Khái quát về lịch sủ phát triển của Công ty và cơ cấu mặt hàng.

2/ Đánh giá các yếu tố liên quan đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm gốm của Công ty, những điểm mạnh, những tồn tại và nguyên nhân.

3/ Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng gốm sứ ở cả 2 cấp độ là Nhà nước và các làng nghề.

Tuy đã cố gắng tiếp cận những phương pháp mới, phân tích số liệu thống kê cũng như bám sát thực tiễn, trong quá trình thực hiện chuyên đề này tác giả còn có nhiều hạn chế và thiếu sót nên rất mong nhận đựoc sự góp ý của thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cám ơn GS.TS. Hoàng Đức Thân cùng các thầy cô giáo trong khoa Thương Mại cũng như các cán bộ kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK TCMN Việt Nam Artexport đã giúp tôi hoàn thành bản báo cáo này.

Phụ lục 1: LƯỢC TRÍCH QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020.

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Công văn số 2659/VPCP-NN ngày 28 tháng 5 năm 2004 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ: Giao Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt

và chỉ đạo thực hiện Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ các văn bản góp ý cho Dự án của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng và Giao thông Vận tải; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Tiêu dùng và Thực phẩm, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển Ngành Gốm sứ-Thuỷ tinh Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung sau:

1.Quan điểm, định hướng và mục tiêu chiến lược phát triển Ngành: 1.1. Quan điểm phát triển:

- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội; tập trung đầu tư để đưa sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ có khả năng xuất khẩu,Thuỷ tinh cao cấp trở thành những sản phẩm mũi nhọn của ngành.

- Trên cơ sở áp dụng khoa học công nghệ hiện đại làm nòng cốt, chú trọng đầu tư phát triển ngành theo chiều sâu. Đặc biệt đầu tư nghiên cứu sơ chế, tuyển chọn nguyên liệu để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiếp cận với công nghệ cao nhằm sản xuất các sản phẩm mới tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường.

- Khuyến khích một số doanh nghiệp lớn đầu tư mở rộng để nâng cao tiềm lực kinh tế, xây dựng thương hiệu mạnh làm nòng cốt thúc đẩy cả Ngành phát triển.

1.2. Định hướng phát triển các nhóm sản phẩm chủ yếu. 1.2.1. Nhóm sản phẩm chiếu sáng.

1.2.2. Nhóm sản phẩm thuỷ tinh.

1.2.3. Nhóm sản phẩm gốm sứ.

Vùng 1: Cần phát triển gốm sứ kỹ thuật. Vùng 2 và Vùng 5: Phát triển gốm sứ gia dụng cao

cấp, gốm sứ mỹ nghệ truyền thống, gốm sứ kỹ thuật. Vùng 3, Vùng 4 và Vùng 6: Phát triển gốm sứ mỹ nghệ.

Đưa nhóm sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ thành sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của Ngành. Để sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh mạnh trên thị trường đặc biệt là xuất

khẩu, cần đầu tư các cơ sở sản xuất lớn, có trang thiết bị tiên tiến. Đầu tư mở rộng những cơ sở sản xuất gốm sứ đã có để nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm; đa dạng hoá mặt hàng. Cụ thể là:

Gốm sứ gia dụng cao cấp và xuất khẩu: Khuyến khích Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương, Tiền Hải (Thái Bình), Công ty Sứ Minh Long I tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất.

Gốm sứ mỹ nghệ: Khuyến khích các địa phương đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống như: Bát Tràng (Hà Nội), Đông Triều (Quảng Ninh), Nam Sách (Hải Dương), Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long.

Gốm sứ kỹ thuật: Khuyến khích Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương, Công ty Sứ Hoàng Liên Sơn (Yên Bái), Công ty Sứ Quế Võ (Bắc Ninh), Công ty Sứ Minh Long II mở rộng đầu tư nhăm nâng cao năng lực đáp ưng nhu cầu của thị trường. Nghiên cứu đầu tư cho việc sản xuất các loại gốm cao cấp cho ngành công nghệ cao khác như: gốm oxyt Zircon (thay oxyt nhôm, gốm oxyt titan, gốm cacbuasilic, gốm cho động cơ đốt trong, động cơ nổ...).

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển các loại gốm sứ kỹ thuật mới phục vụ ngành công nghiệp Gốm sứ-Thuỷ tinh như: Sản xuất các loại vật liệu chịu lửa, tấm kê, bao nung...các sản phẩm bi, các lớp lót cao nhôm, các loại vật liệu này đang phải nhập khẩu với khối lượng lớn.

1.2.4. Nhóm nguyên vật liệu và thiết bị chuyên ngành:

Tổ chức đánh giá và xây dựng quy hoạch vùng nguyên liệu làm căn cứ xây dựng kế hoạch đầu tư khai thác nguyên liệu một cách có hiệu quả nhất.

Nghiên cứu một số dự án đầu tư mới sơ chế, tuyển chọn cát phục vụ sản xuất thuỷ tinh và xuất khẩu.

Tập trung vào đầu tư khai thác và chế biến các loại nguyên vật liệu đầu vào như: cao lanh, tràng thạch, thạch anh, cát trắng, đá vôi, dolomít và Frít...đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp sản xuất Gốm sứ-Thuỷ tinh hiện có và dự kiến hoạt động vào giai đoạn tới. Đặc biệt ưu tiên các Dự án đầu tư vào khai thác và chế biến một số nguyên vật liệu cao cấp, các loại men màu để sản xuất các sản phẩm Gốm sứ-Thuỷ tinh cao cấp, thay thế cho việc nhập khẩu nguyên vật liệu này.

- Về máy móc thiết bị chuyên ngành:

Hợp tác với các nhà khoa học, các Trường, Viện để nghiên cứu ứng dụng và mua công nghệ hiện đại của nước ngoài tiến tới làm chủ được công nghệ. Kết hợp mua công nghệ hiện đại với việc tổ chức hợp tác với ngành cơ khí trong nước để phát huy nội lực, từng bước tự sản xuất để thay thế nhập khẩu. Đầu tư sản xuất lò nung gốm và một số máy móc thiết bị chuyên ngành. Tập trung đầu tư vào việc chế tạo các loại thiết bị máy móc phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ để sản xuất gốm sứ gia dụng và gốm sứ mỹ nghệ như : các loại thiết bị tạo hình sản phẩm, lò con thoi, lò tuy nen cỡ nhỏ, thiết bị sấy, thiết bị nghiền, máy khử từ, lọc đất, luyện đất, tráng men, trang trí sản phẩm, sửa và hoàn thiện sản phẩm, các loại khuôn mẫu cho thuỷ tinh...nhằm thay đổi về chất, thay thế công nghệ và thiết bị sản xuất thủ công lạc hậu hiện nay sang cơ giới hoá và tự động hoá.

1.3. Các mục tiêu chiến lược:

- Duy trì tốc độ phát triển chung toàn Ngành từ 20-25% nhằm đáp ứng 90% nhu cầu tiêu dùng trong nước giai đoạn từ nay đến năm 2010. Cụ thể cho các nhóm sản phẩm là:

+ Nhóm sản phẩm chiếu sáng : Tăng trưởng bình q uân 20align-22%/năm. + Nhóm sản phẩm thuỷ tinh : Tăng trưởng bình quân 15-20%/năm. + Nhóm sản phẩm gốm sứ : Tăng trưởng bình quân 20-30%/năm.

+ Nhóm sản phẩm nguyên vật liệu, thiết bị : Tăng trưởng bình quân 18-20%/năm.

- Đảm bảo cung cấp từng phần và tiến tới đáp ứng các nhu cầu về một số loại nguyên vật liệu và thiết bị cho sản xuất.

- Đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt gốm sứ gia dụng cao cấp, gốm sứ mỹ nghệ và kỹ thuật. Giai đoạn 2010-2020: Đáp ứng cơ bản toàn bộ nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm gốm sứ gia dụng và mỹ nghệ, thuỷ tinh gia dụng, thuỷ tinh kỹ thuật thay thế nhập khẩu. Đối với gốm sứ kỹ thuật, đặc biệt là sứ điện, đảm bảo tự cung cấp trong nước đối với sứ điện có điện áp từ 220 kV trở xuống. Tiến hành sản xuất một số loại gốm sứ cao cấp cho các ngành công nghệ cao khác phục vụ cho ngành điện tử, tin học, cơ khí...

2. Quy hoạch phát triển các nhóm sản phẩm đối với toàn ngành giai đoạn 2001-2010: 2.1. Nhóm sản phẩm chiếu sáng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Nhóm sản phẩm thuỷ tinh.

2.3. Nhóm sản phẩm Gốm sứ.

- Sứ gia dụng cao cấp và sứ gia dụng phổ thông đầu tư mở rộng:

+ Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương nâng công suất lên 20 triệu sản phẩm/ năm. Và tiếp tục nâng lên 40 triệu sản phẩm/năm vào giai đoạn 2010.

+ Công ty Sứ Tiền Hải nâng công suất lên 8 triệu sản phẩm/năm và tiếp tục nâng lên 40 triệu sản phẩm/năm vào giai đoạn 2010.

+ Mở rộng nhà máy sứ cao cấp Yên Bái và các nơi khác, nâng công suất lên 520 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 160 tỷ đồng.

+ Các nơi khác nâng công suất lên 320 triệu sản phẩm/năm.

- Gốm sứ mỹ nghệ: Phát triển ở các làng nghề Bát Tràng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương... lên tới 700 đến 850 triệu sản phẩm/năm. Ngoài ra một số công ty ngoài quốc doanh đang đầu tư mới sản xuất sứ mỹ nghệ tại Việt Trì, Đông Triều, Bình Dương, Đồng Nai.

- Sứ điện: Đầu tư nâng cấp ở các cơ sở:

+ Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương: 1.000 tấn/năm. + Công ty Sứ Hoàng Liên Sơn: 4.000 tấn/năm. + Công ty Sứ Minh Long II: 1.500 tấn/năm.

+ Xí nghiệp Sứ thuỷ tinh cách điện Quế Võ: 600 tấn/năm.

+ Tỉnh Thừa Thiên Huế đầu tư mới 01 nhà máy sản xuất sứ cách điện, công suất 3 triệu sản phẩm/năm, vốn đầu tư 35 tỷ đồng.

- Sứ kỹ thuật: Tập trung đầu tư mở rộng vào các cơ sở hiện có như Công ty Cổ phần Sứ Hải Dương, Công ty Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, Công ty Sứ Minh Long II, Xí nghiệp Sứ thuỷ tinh cách điện Quế Võ, Nhà máy sản xuất bi nghiền, công suất 9.800 tấn/năm, với vốn đầu tư: 180 tỷ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 73 - 88)