Phương hướng kinh doanh của Công ty những năm tới

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 68 - 73)

3.1.3.1.Chiến lược mở rộng thị trường, mặt hàng và ngành nghề mới.

• Duy trì phát triển kinh doanh ngành hàng truyền thống là hàng TCMN, tìm kiếm mở rộng các ngành nghề khác.

• Hết sức quan tâm mở rộng kinh doanh các ngành hàng mới.

• Từng bước củng cố đầu tư một cách hợp lý nhằm đẩy mạnh qui mô và doanh số.

• Tiếp tục duy trì, phát triển ổn định thị trường trong và ngoài nước.

3.1.3.2.Chiến lược củng cố và phát triển khách hàng.

• Xây dựng kế hoạch tiếp thị, xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường bán hàng, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

• Xác định, phân loại khách hàng và bạn hàng để xây dựng chính sách thống nhất cho hoạt đông bán hàng, qui định chế độ ưu đãi về giá cả, dịch vụ

và thanh toán đối với các bạn hàng có uy tín và gắn bó với Công ty và những bạn hàng quan trọng.

• Giữ vững, củng cố và phát triển quan hệ với các đơn vị sản xuất hàng hoá phục vụ XK, có kế hoạch đầu tư sản xuất để chủ động nguồn hàng, tăng hiệu quả hoạt động..

• Mở rộng quan hệ với cac đối tác tại nhiều thị trường trong hoạt động kinh doanh XNK, lựa chọn đối tác tin cậy và có tiềm năng lớn để thiết lập mối quan hệ nhằm mở ra được những phương thức làm ăn mới, tiết kiệm được chi phí, đáp ứng nhu cầu về giá cả, chất lượng và thời gian.

3.1.3.3.Chiến lược Marketing.

• Xây dựng chiến lược Marketing hấp dẫn và hiệu quả với đầy đủ các yếu tố: “ Uy tín - Chất lượng – Giá cả - Khuyến mại”.

• Mục tiêu chính là thông qua những nỗ lực tiếp thị để thu hút thêm khách hàng mới, tăng cường công tác tiếp thị quảng bá tên tuổi mặt hàng của Công ty thông qua website và việc tham gia các hội chợ quốc tế… đặc biệt cần chú ý tới những khách hàng tiêu thụ lớn.

• Xác định những mặt hàng chủ lực, để ra cơ cấu đầu tư thích hợp, đa,r bảo lưu chuyển bình thường và có dự trữ tồn kho hợp lý.

• Đẩy mạnh các hình thức quảng cáo khuyến mại trên cơ sở hiệu quả.

3.1.3.4.Chiến lược phát triển nguồn nhân lực.

• Chỉnh lý bổ sung hoàn thiện chế độ tiên lương, thưởng để thực sự là đòn bầy kinh tế thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, thu hút được chất xám vê Công ty.

• Có kế hoạch đào tạo tuyển dụng nguồn nhân lực trẻ, năng động nhiệt tình có trình độ từng bước kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm của những

người đi trước, áp dụng chế độ thi tuyển thích hợp với từng khâu công việc trong Công ty.

• Có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với người lao động trên cơ sở chất lượng và hiệu quả công việc nhằm khuyến khích lao động có trình độ nghiệp vụ cao, có tinh thần trách nhiệm và kinh doanh giỏi.

3.1.3.5.Chiến lược vốn và tài chính.

• Huy động vốn từ các cổ đông và ngoài XH, tham gia vào thi trường chứng khoán khi điều kiện thuận lợi.

• Khai thác triệt để các nguồn vốn tín dụng, các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước cho phát triển sản xuất kinh doanh, khai thác tối đa đòn bẩy nợ trên cơ sở duy trì hệ số an toàn tài chính.

• Giữ vững mối quan hệ, đảm bảo uy tín với ngân hàng trong việc vay vốn và thanh toàn nợ.

• Phấn đấu đầu tư quay vòng vốn, giảm tối đa công nợ và bán trả chậm.

• Tính toán phân bố nguồn vốn một cách hợp lý (vốn sản xuất và vốn kinh doanh), tranh thủ tối đa các nguồn vốn ứng trước của các khách hàng.

3.2.Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport

3.2.1.Biện pháp về chất lượng sản phẩm.

Hầu hết những sản phẩm gốm sứ đều được làm bằng tay vì vậy nhìn chung các sản phẩm đều có đặc tính như sau:

• Những hoa văn, họa tiết trên sản phẩm chủ yếu được vẽ bằng tay nên các sản phẩm không thể giống nhau 100%.

• Màu men của sản phẩm được nhúng và bôi bằng tay do đó không thể đồng nhất.

• Sản phẩm sử dụng đất có độ kết dính cao đảm bảo rắn chắc.

• Sản phẩm được đốt nóng ở nhiệt độ trên 1100o C, do đó đảm bảo sự bền bỉ, cứng và chịu được nhiệt độ nóng trên 100o C.

• Độ dày của sản phẩm trung bình từ 3-9 mm.

• Do có sự chênh lệch về nhiệt độ nên kích thước và màu sắc của sản phẩm cho phép chênh lệch 10%.

Trong lĩnh vực sản xuất hàng TCMN, kinh tế hộ chiếm tỷ lệ quá lớn (97%), có vai trò quan trọng trong việc thu hút lao động, tạo việc làm… Tuy nhiên, phần lớn lao động được học nghề qua lối truyền nghề và kèm cặp trong sản xuất, rất ít được học qua các trường dạy nghề, kèm cặp chỉ dựa trên kinh nghiệm, hầu như thiếu vắng lực lượng cán bộ có kỹ thuật cao, có trình độ mỹ thuật, dẫn đến trình độ đào tạo thấp, không đủ lực lượng thợ giỏi có khả năng sáng tạo, thiết kế những mẫu mã đẹp. Khi cần thực hiện những đơn hàng lớn thì sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Mặt khác, yếu tố khí hậu, yếu tố văn hoá lịch sử cúng khiến cho chất lượng của sản phẩm khi XK sang các thị trường nước ngoài không được đảm bảo như yêu cầu.

Các thị trường tiêu thụ sản phẩm gốm đa số đều có yêu cầu rất cao về chất lượng cũng như sự đồng đều của sản phẩm, xuất phát từ những đặc điểm của gốm Việt Nam nói chung và sản phẩm gốm của Công ty nói riêng trước hết muốn nâng cao chất lượng sản phẩm XK cần phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về thị hiếu, nhu cầu của các thị trường mục tiêu, cụ thể là các bộ phận chuyên trách phụ trách vấn đề xúc tiến. Bộ phận chuyên trách này yêu cầu cần phải xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm cho từng thị trường như tiêu

chuẩn Châu Âu (EN), Nhật (JIS), Anh (BS), Đức (DIN)... Đơn cử như đối với thị trường Nhật Bản, Công ty cần tăng cường hơn nữa công tác thu thập và phổ biến thông tin về thị trường Nhật, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến phương thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lượng JIS. JIS (Japan Industrial Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lượng áp dụng cho hàng hóa công nghiệp. Hàng hóa đáp ứng được tiêu chuẩn JIS sẽ dễ tiêu thụ hơn trên thị trường Nhật bởi người tiêu dùng rất tin tưởng chất lượng của những sản phẩm được đóng dấu JIS.

Hiện tại, Việt Nam mới xây dựng hệ thống TCVN cho các sản phẩm gốm sứ vệ sinh do đây là các sản phẩm công nghiệp XK sản xuất trên quy mô lớn, sản xuất gốm mỹ nghệ của Việt Nam nói chung vẫn mang tính nhỏ lẻ nên vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung cho việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm này vì vậy Công ty một mặt cần tích cực chủ động hơn nữa trong công tác tiếp cận thị trường, mặt khác cũng cần áp dụng những tiêu chuẩn sản xuất, quản lý chất lượng phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp.

3.2.2.Biện pháp về giá cả

Do hàng TCMN nói chung và hàng gốm nói riêng của mỗi nước có những đặc tính khó so sánh, tuy nhiên do chi phí về nguyên vật liệu cao, trình độ quản lý còn thấp nên mặt hàng của Việt Nam thường có giá cả cao hơn các nước ASEAN khoảng 10% và cao hơn Trung Quốc khoảng 15%. Hiện nay, một số nguyên vật liệu, màu vẽ vẫn phải NK từ Trung Quốc, bên cạnh đó trình độ quản lý của doanh nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế nên chưa sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn đầu tư, chưa tối thiểu được các chi phí quản lý, cũng như chủ động về nguồn nguyên vật liệu nên chi phí sản xuất còn cao.

Như đã đề cập ở mục 2.2.3.3 về việc định giá sản phẩm, trên cơ sở đặc tính sản phẩm là hàng TCMN truyền thống nên Công ty cần phải có sự kết hợp giữa việc định giá theo chi phí và việc định giá theo giá trị cảm nhận được. Chiến lược giá không chỉ đơn thuần giúp doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí, duy trì sản xuất là còn là một chiến lược giúp nâng cao vị thể cạnh tranh của sản phẩm gốm trên thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng gốm của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w