Kiến nghị đối với Nhà nước về hoàn thiện chính sách tiền lương:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12) (Trang 71 - 75)

3.3.2.1. Hoàn thiện việc xây dvaựng chính sách về tiền lương và thu nhập đối với người lao động trong các Doanh nghiệp Nhà nước:

- Ban hành hệ thống các văn bản về tiền lương và thu nhập một cách đồng bộ, khắc phục tình trạng pháp lệnh, nghị định đã ban một thời gian dài song

thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể dẫn đến tính thực thi của chính sách không kịp thời.

- Xây dựng văn bản pháp quy phải thực hiện đầy đủ các bước khảo sát thông tin, nắm bắt nhu cầu, dự thảo chính sách, áp dụng thử và lấy ý kiến góp ý, kết quả thấy phù hợp mới ban hành và quy định thực hiện.

3.3.2.2. Hoàn thiện, nâng cao năng lực bộ máy tổ chức, cán bộ lao động - tiền lương:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy định rõ chức năng và nhiệm vụ của công tác quản lý tiền lương trong Doanh nghiệp.

- Cán bộ nhân viên làm công tác quản lý tiền lương phải có năng lực, đạo đức, trong sáng và có tinh thần trách nhiệm, có chuyên môn nghiệp vụ theo đúng yêu cầu của công việc.

- Có chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao và chế độ đãi ngộ hàng năm nhằm khuyến khích năng lực làm việc cao đối với cán bộ lao động tiền lương các cấp.

3.3.2.3. Tuyên truyền sâu rộng chính sách tiền lương đối với người lao động, nâng cao vai trò của tổ chức công:

- Hiện nay người lao động nhận thức về pháp luật trong đó những chính sách về tiền lương và thu nhập còn rất hạn chế. Người lao động cần phải hiểu rõ vai trò của họ cũng như chính sách đãi ngộ đối với họ như thế nào để khuyến khích động cơ làm việc cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của họ đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đát nước. Cần tuyên truyền sâu rộng hệ thống chính sách tiền lương cho người lao động, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao khả năng, khuyến khích động lực lao động.

- Cụ thể hoá bằng những văn bản trong đó quy định rõ mối quan hệ giữa giám đốc Doanh nghiệp và người lao động. Giám đốc Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không tuân thủ việc trả lương và thu nhập

cho người lao động theo quy định và ngược lại, người lao động thấy nghĩa vụ của mình trong quá trình lao động để hưởng mức lương và thu nhập tương xứng.

3.3.3.4. Xây dựng tiêu chế và quy chế kiểm tra giám sát tiền lương và thu nhập đối với các Doanh nghiệp:

- Hoàn thiện các quy định của Nhà nước về quản lý tiền lương và thu nhập. - Xoá bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, tránh chồng chéo trong việc kiểm tra, giám sát.

- Đảm bảo minh bạch, công bằng trong kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ tiền lương trên cơ sở đảm bảo đầu tư phát triếnản xuất.

- Xử lý nghiêm minh theo pháp luật và theo quy chế hiện hành với những Doanh nghiệp, cá nhân vi phạm chính sách, chế độ tiền lương hiện hành.

- Thông báo thường xuyên, công khai kết quả của việc kiểm tra hệ thống tiền lương và thu nhập của các Doanh nghiệp, nhằm giúp các Doanh nghiệp tránh được những vi phạm tương tự.

KẾT LUẬN

Vấn đề tiền lương, thu nhập cho người lao động luôn là những đề tài nóng bỏng cho các chủ đề nghiên cứu hiện nay với cả khu vực nhà nước cũng như các khu vực khác.

Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Chính sách này có liên quan chặt chẽ với toàn bộ quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế nói chung và của mỗi Doanh nghiệp nói riêng. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống những người làm công ăn lương mà còn ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ khác. Hoàn thiện quản lý tiền lương cho phù hợp với nhu cầu phát triển là hết sức quan trọng và cần thiết trong mỗi Doanh nghiệp.

Nhận thức được tầm quan trọng này, Công ty Cổ phần xây dựng số 12 ( VINACONEX 12 ) đã coi công tác quản lý tiền lương như một công cụ hữu hiệu nhất nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng lao động của cán bộ công nhân viên, để từ đó giúp Doanh nghiệp ngày càng phát triển, đồng thời thu nhập của người lao động cũng ngày càng tang lên.

Trong thời gian thực tập tai Công ty, em đã cố gắng vận dụng lý luận được học kết hợp với việc phân tích công tác lao động tiền lương ở Công ty để tìm ra các ưu điểm và hạn chế còn tồn tại và mạnh dạn đưa ra một số đề xuất để công tác quản lý tiền lương của Công ty được hoàn thiện hơn.

Với kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót và chưa hoàn chỉnh. Do vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của cô giáo hướng dẫn cùng toàn thể cán bộ phòng Tổ chức – Hành chính và cán bộ làm công tác tiền lương đề đề tài của em được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Giáo trình Kinh tế Nguồn Nhân Lực – PGS.TS Trần Xuân Cầu và PGS.TS Mai Quốc Chánh – NXB ĐH KTQD – 2008.

2. Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân – Giáo trình Quản trị Nhân lực – ThS Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân – NXB ĐH KTQD – 2007.

3. Quyết định số 208 QĐ/Cty 12-TCHC ngày 23/06/2008 của Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng số 12 về việc phê duyệt Quy chế phân phối tiền lương, thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

4.Quản lý nhân lực của Doanh nghiệp – PGS.TS Đỗ Văn Phúc – NXB Khoa học và Kỹ thuật – 2004.

5. http://nqcenter.wordpress.com/2007/12/06/kiem-soat-tien-luong/

6. Các văn bản pháp quy về Lao động tiền lương - Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội – 2000, 2001,2002.

7. Bộ luật Lao động Việt Nam ( đã sửa đổi năm 2002 ).

8. Tạp chí Lao động và Xã hội – Số 332 từ 1-15/4/2008 - Tiếp tục cải cách chính sách tiền lương đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế - ThS Đỗ Thị Tươi.

9. Tạp chí Lao động và Xã hội - Số 326 từ 1-15/1/2008 – Thương lượng và thoả thuận nguyên tắc hình thành chính sách tiền lương của Doanh nghiệp – Lê Xuân Thành.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12) (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w