Cá nhân người lao động là yếu tố có tác động rất lớn đến việc trả lương. Mức tiền lương phụ thuộc vào sự hoàn thành công việc của người lao động, trình độ, kinh nghiệm, thâm niên công tác, sự trung thành, tiềm năng…
- Sự hoàn thành công việc: Người lao động giỏi, có thành tích xuất sắc, năng suất cao thường được trả lương cao hơn.
- Thâm niên công tác: Người lao động có thâm niên lâu năm trong nghề thường được nhận mức lương cao hơn.
- Kinh nghiệm là một yếu tố ảnh hưởng đến mức tiền lương và cần được xem xét khi trả lương.
- Thành viên trung thành: là những người làm việc lâu năm hơn những người khác trong Doanh nghiệp, đặc biệt trong những giai đoạn khó khăn và thăng trầm của Doanh nghiệp, người lao động đó vẫn luôn đồng cam cộng khổ để vượt khó và giành được thắng lợi.
- Tiềm năng: Khi định mức tiền lương cần quan tâm đến tiềm năng của người lao động và nuôi dưỡng tiềm năng đó. Có thể có người lao động chưa có kinh nghiệm hoặc chưa có khả năng làm được những công việc khó ngay nhưng trong tương lai họ có tiềm năng thực hiện được.
Vậy tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền sản xuất hàng hoá.
- Tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá trị sản phẩm do lao động làm ra. tuỳ theo cơ chế quản lý mà tiền lương có thể được xác định là một bộ phận của chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành sản phẩm hay được xác định là một bộ phận của thu nhập - kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong Doanh nghiệp.
- Tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên và khuyến khích công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY