PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 40)

3.2.1 Phân tích tình hình hoạt động của ngân hàng

3.2.1.1 Phân tích tình hình huy động vốn a. Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng

Trong bất kỳ loại hình hoạt động kinh doanh nào không chỉ riêng ngành NH thì vốn tự có (vốn chủ sở hữu) luôn là nguồn vốn quan trọng, vì nó cho thấy được thực lực, quy mô của NH và nó là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo uy tín cho NH đối với khách hàng. Theo đà phát triển, vốn này sẽ được gia tăng về số lượng tuyệt đối, song nó vẫn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu nguồn vốn. Vốn tự có là điều kiện pháp lý cơ bản, đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng. Chính vì vậy quy mô vốn là yếu tố quyết định quy mô huy động vốn và quy mô tài sản có.

Vốn tự có càng lớn, sức chịu đựng của NH càng mạnh khi mà tình hình kinh tế và tình hình hoạt động của NH trải qua giai đoạn khó khăn. Vốn tự có càng lớn, khả năng tạo lợi nhuận càng lớn vì có thể đa dạng hóa các nghiệp vụ NH, có nhiều cơ hội làm ra tiền hơn. Tiềm lực về vốn tự có phản ánh sức mạnh tài chính của một ngân hàng và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng đó. Tiềm lực về vốn thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như: quy mô vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn.

Tuy nhiên, do BIDV - Cần Thơ là chi nhánh cấp 1 của NHĐT & PT Việt Nam nên chi nhánh không quản lý nguồn vốn tự có mà nguồn vốn hoạt động của chi nhánh chủ yếu từ vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội sở. Cách thức mà một ngân hàng có khả năng cơ cấu lại vốn, huy động vốn cũng là một khía cạnh phản ánh tiềm lực về vốn của một ngân hàng. Có thể nói vốn tự có của BIDV – Cần Thơ theo đúng nghĩa chỉ là lợi nhuận hàng năm từ hoạt động kinh doanh và các nguồn quỹ dự phòng của NH.

Để hiểu rõ hơn về nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng ta đi vào khái quát cơ cấu nguồn vốn của BIDV - Cần Thơ qua bảng số liệu sau:

Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN (2006 – 2008)

Đvt: Triệu đồng

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007

TT Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tốc độ phát triển (%) Số tiền Tốc độ phát triển (%) 1. Vốn huy động 415.738 44,37 505.869 60,37 425.172 44,92 90.131 21,68 (80.697) (15,95) 2. Vay của TCTD trong nước 3.370 0,36 3.970 0,47 3.800 0,40 600 17,80 (170) (4,28) 3. Vốn & các quỹ 11.697 1,25 20.530 2,45 15.245 1,61 8.833 75,52 (5.285) (25,74)

4. Vốn điều chuyển từ trung ương

491.388 52,44 292.978 34,96 492.708 52,05 (198.410) (40,38) 199.730 68,17

5. Vốn khác 14.781 1,58 14.660 1,75 9.613 1,02 (121) (0,82) (5.047) (34,43)

Tổng vốn 936.974 100 838.007 100 946.538 100 (98.967) (10,56) 108.531 12,95

Ta thấy, trong 3 năm qua (2006 – 2008) nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn. Cụ thể năm 2006 là 415.738 triệu đồng (khoảng 44,37%) trong tổng nguồn vốn, đến năm 2007 là 505.869 triệu đồng (khoảng 60,37%) trong tổng nguồn vốn và năm 2008 là 425.172 triệu đồng (khoảng 44,92%) trong tổng nguồn vốn. Sở dĩ nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn là vì tất cả các ngân hàng thương mại không chỉ riêng BIDV - Cần Thơ đều có hình thức hoạt động kinh doanh chủ yếu là ”đi vay và cho vay”. Hơn nữa việc huy động vốn tiền gửi của khách hàng không những đem lại nguồn vốn cho NH với chi phí thấp để kinh doanh, mà còn giúp cho NH có thể nắm bắt được thông tin, tư liệu chính xác về tình hình tài chính của các tổ chức kinh tế và cá nhân có quan hệ tín dụng với NH, tạo điều kiện cho NH có căn cứ để quy định mức vốn để cho vay đối với những khách hàng đó. Vốn tiền mà NH huy động được trên các tài khoản tiền gửi của khách hàng còn là cơ sở cho các tổ chức thanh tra, kiểm toán thực hiện được nhiệm vụ nhánh chóng, chính xác phát hiện kịp thời tham ô, trốn thuế, lừa đảo của những doanh nghiệp làm ăn không chính đáng, ngăn chặn những vụ tiêu cực, xử lý kịp thời những kẻ vi phạm pháp luật. Do đó vốn huy động là nguồn vốn quan trọng và nó mở đường tạo ra mặt bằng vững chắc trong việc kinh doanh tiền tệ cho ngân hàng, giúp ngân hàng thu được lợi nhuận. Từ đó ngân hàng luôn quan tâm đến việc gia tăng nguồn vốn này.

Bên cạnh đó do BIDV – Cần Thơ là NH chi nhánh nên luôn nhận được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt hoạt động kinh doanh của NH cấp trên. Nếu tại chi nhánh huy động vốn không đủ để cho vay thì có thể đề xuất lên Hội sở chính xin cung cấp thêm nguồn vốn điều chuyển nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho khách hàng. Tuy nhiên do Hội sở tránh việc các chi nhánh con phụ thuộc quá nhiều vào mình nên đã áp dụng mức lãi suất cho vốn điều chuyển này cao hơn so với mức lãi suất mà chi nhánh có thể tự huy động được. Do đó NH càng hạn chế vốn điều chuyển từ Hội sở thì càng tốt, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho NH chi nhánh.

Do công tác huy động vốn tại BIDV – Cần Thơ chưa được đẩy mạnh, vẫn còn phụ thuộc nhiều vào Hội sở nên nguồn vốn điều chuyển từ Trung ương xuống cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn, cụ thể năm 2007 là 292.978 triệu đồng (khoảng 34,96%) trong tổng nguồn vốn, nguyên nhân tỷ trọng nguồn vốn điều chuyển nhỏ là do trong thời gian này NH đã huy động được nguồn vốn khá cao có thể đáp ứng gần như đủ nhu cầu vốn của một lượng lớn khách, tuy nhiên vẫn chưa đủ nên NH cần phải điều chuyển thêm vốn từ Hội sở. Nhưng đến năm 2008 là 492.708 triệu đồng (khoảng 52,05%) trong tổng nguồn vốn, nguyên nhân làm cho tỷ trọng nguồn vốn này tăng là do trong thời gian này vốn huy động của NH không đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn cho vay do đó NH cần phải điều chuyển thêm vốn từ Hội sở xuống.

Là một chi nhánh, sự hỗ trợ về vốn của Trung ương là không thể thiếu. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn cho ngân hàng nếu có thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách tăng cường hơn nữa khả năng huy động vốn của mình. Như vậy, sẽ tạo cho ngân hàng thế chủ động trong kinh doanh có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời và nhanh chóng vốn cho khách hàng nhất là khi có nhu cầu bổ sung thiếu hụt của các cá nhân, doanh nghiệp đang có khuynh hướng gia tăng. Đồng thời nâng cao nguồn vốn huy động thực sự là tiền đề cho sự gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.

Ngoài ra, việc gia tăng nguồn vốn của ngân hàng còn có sự tham gia của các khoản mục khác như: vay của TCTD trong nước, vốn & các quỹ và vốn khác. Do các khoản mục này cũng góp phần làm gia tăng tổng nguồn vốn nên ngân hàng cũng quan tâm đến việc tăng các khoản mục này, tuy nhiên ngân hàng cần phải tính toán để tỷ lệ của các khoản mục này hợp lý và tối thiểu hóa được chi phí đầu vào cho ngân hàng. Để thấy rõ tỷ trọng nguồn vốn của ngân hàng nhìn vào hình 3 sau:

0% 20% 40% 60% 80% 100% Vốn huy động Vốn & các quỹ Vốn khác 2008 2007 2006

Hình 2:Cơ cấu nguồn vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn (2006 – 2008)

Qua hình 3 ta thấy, BIDV – Cần Thơ sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở khá cao, mà chi phí phải trả cho nguồn vốn này cao hơn chi phí phải trả cho nguồn vốn huy động. Vì vậy NH cần phải mở rộng thêm mạng lưới dịch vụ và tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn để giảm thiểu chi phí đầu vào cho NH đồng thời nâng cao lợi nhuận và chất lượng hoạt động kinh doanh.

b. Phân tích tình hình huy động vốn ngân hàng giai đoạn (2006 – 2008)

Trong hoạt động kinh doanh của BIDV – Cần Thơ, ngoài nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở cấp, phần lớn nguồn vốn của NH là do tự huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Nhất là trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu về vốn của các cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao, ngày càng trở nên bức thiết thì việc NH phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng.

Vốn huy động Vay của TCTD trong nước Vốn và các quỹ Vốn điều chuyển từ trung Vốn khác

Bảng 3: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG GIAI ĐOẠN (2006 – 2008) Đvt: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. TG của TCTD 614 3.333 222 2.719 442,83 (3.111) (93,33) 2. TG của TCKT 174.482 218.368 215.663 43.886 25,15 (2.705) (1,24) - Không kỳ hạn 156.082 203.768 182.223 47.686 30,55 (21.545) (10,57) - Có kỳ hạn 18.400 14.600 33.440 (3800) (20,65) 18.840 129,04

3. Tiền gửi tiết kiệm 203.523 245.015 202.651 41.492 20,39 (42.364) (17,29)

- Không kỳ hạn 1.193 4.525 7.143 3.332 279,30 2.618 57,86 - Có kỳ hạn 202.330 240.490 195.508 38.160 18,86 (44.982) (18,70)

4. Phát hành GTCG 37.119 39.153 6.636 2.034 5,48 (32.517) (83,05)

Tổng vốn huy động 415.738 505.869 425.172 90.131 21,68 (80.697) (15,95)

(Nguồn: phòng kế hoạch – nguồn vốn của BIDV Cần Thơ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 50000 100000 150000 200000 250000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Năm 1. TG của TCTD 2. TG của TCKT 3. Tiền gửi tiết kiệm 4. Phát hành GTCG

Hình 3: Tình hình huy động vốn của BIDV Cần Thơ giai đoạn (2006 – 2008)

Nhìn chung, ngân hàng huy động vốn không ổn định qua 3 năm, 2006, 2007,2008. Cụ thể năm 2007 nguồn vốn huy động của ngân hàng là 505.869 triệu

đồng tăng 90.131 triệu đồng (khoảng 21,68%) so với năm 2006 là 415.738 triệu đồng. Nguyên nhân nguồn vốn huy động của ngân hàng năm 2007 tăng so với năm 2006 là do trong năm 2007 NH đã áp dụng nhiều biện pháp tích cực như chương trình tiết kiệm dự thưởng, an sinh xã hội... nhằm khai thác nguồn vốn nhàn rỗi từ mọi thành phần dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội. Nhiều sản phẩm huy động vốn có gốc và lãi linh hoạt, hấp dẫn, kết hợp được nhiều tiện ích gia tăng như sản phẩm tiết kiệm lãi suất bậc thang, tiết kiệm dự thưởng và tiết kiệm bảo an đã được triển khai rộng khắp trên hệ thống, đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn phong phú, đa dạng, đồng thời còn do uy tín của BIDV – Cần Thơ có lịch sử tồn tại lâu đời, nguồn vốn tự có đảm bảo trả được nợ cho khách hàng, điều này giúp họ yên tâm gửi tiền vào và đây là nguyên nhân làm cho tiền gửi tiết kiệm tăng.

Bên cạnh đó tiền gửi của TCKT và tiền gửi của TCTD khác cũng tăng, nguyên nhân là do ngân hàng mở rộng mạng lưới thanh toán, chuyển tiền qua mạng vi tính, chuyển tiền điện tử đáp ứng nhanh, kịp thời cho việc chi trả tiền hàng, thuận tiện cho việc thanh toán không dùng tiền mặt, thu hút được nhiều doanh nghiệp mở tài khoản thanh toán nên số tiền gửi này tăng đáng kể.

Tuy nhiên, đến năm 2008 nguồn vốn huy động của ngân hàng là 425.172 triệu đồng giảm 80.697 triệu đồng (khoảng 15,95%) so với năm 2007. Nguyên nhân là do nền kinh tế xã hội ở nước ta trong thời gian này biến động mạnh và không ổn định, tỷ lệ lạm phát cao nên đã làm cho tâm lý người dân muốn giữ tiền mà không muốn gửi tiền vào ngân hàng. Đồng thời, do giá vàng trên thị trường năm 2008 có xu hướng tăng lên đáng kể, nên một số người dân đã không đầu tư vào giấy tờ có giá nữa và cũng hạn chế gửi tiền tiết kiệm, họ chuyển sang đầu tư vàng vì đầu tư vào khoản mục này sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn. Mặt khác là do sự cạnh tranh gay gắt của các NH trên cùng địa bàn có lãi suất huy động khá cao nên một số khách hàng đã gửi tiền vào các NH này nhưng chỉ với một lượng ít, do đó điều này cũng không ảnh hưởng nhiều đến NH.

Để biết được tình hình huy động vốn tại BIDV - Cần Thơ ta cần xem xét một số chỉ tiêu sau:

Bảng 4 :CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Vốn huy động (VHĐ) Triệu đồng 415.738 505.869 425.172 TG không kỳ hạn (TGKKH) Triệu đồng 157.275 208.293 189.366 TG có kỳ hạn (TGCKH) Triệu đồng 220.730 255.090 228.948

TGKKH/VHĐ % 37,83 41,18 44,54

TGCKH/VHĐ % 53,09 50,43 53,85

(Nguồn: Phòng kế hoạch – nguồn vốn của BIDV – Cần Thơ)

v Tiền gửi không kỳ hạn trên vốn huy động

Các tổ chức kinh tế, cá nhân mở tài khoản tiền gửi thanh toán đều nhằm mục đích giúp cho việc kinh doanh được nhanh chóng trong việc mua bán và thanh toán tiền hàng mà ít tốn kém chi phí. Nói chung nguồn vốn này không mang tính ổn định đối với ngân hàng vì các tổ chức kinh tế có thể rút ra bất cứ lúc nào khi cần thiết. Vì vậy ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ nhất định nào đó để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ, tỷ lệ tiền gửi này trên vốn huy động qua các năm ở BIDV - Cần Thơ như sau: 37,83% năm 2006 tăng lên 41,18% năm 2007 và đến năm 2008 là 44,54%. Tỷ lệ này liên tục tăng qua 3 năm, nguyên nhân là do mạng lưới hoạt động của NH ngày càng được mở rộng, việc thanh toán tiền hàng hóa cho khách hàng được nhanh chóng, thuận tiện nên đã thu hút được nhiều khách hàng đến NH mở tài khoản. Điều này có thể nói vị thế của BIDV – Cần Thơ ngày càng lớn mạnh, tạo được niềm tin đối với khách hàng, đồng thời khoản tiền gửi này ngày càng tăng cho thấy nguồn vốn huy động của NH ngày càng lớn mạnh, hoạt động kinh doanh của NH ngày càng có hiệu quả cao.

v Tiền gửi có kỳ hạn trên vốn huy động

Tiền gửi có kỳ hạn là nguồn vốn mang tính ổn định. NH có thể sử dụng loại tiền này một cách chủ động làm nguồn vốn kinh doanh. Vì vậy, để khuyến khích khách hàng gửi tiền, NH đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Thông thường có các loại kỳ hạn: 3 tháng, 6 tháng, 9

tháng... với mỗi kỳ hạn NH áp dụng một mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn trên vốn huy động trong 3 năm của BIDV – Cần Thơ như sau: 53,09% năm 2006 giảm xuống 50,43% năm 2007, nhưng đến năm 2008 lại tăng lên 53,85%.

Nhìn chung, các hình thức huy động của BIDV – Cần Thơ chưa đồng bộ, chưa khai thác hết nguồn vốn nhàn rỗi thông qua các hình thức huy động của mình. Đa phần dân cư thích gửi tiết kiệm có thời hạn, còn các tổ chức kinh tế lại thích gửi tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán). Thật vậy, đối với những đơn vị sản xuất là khách hàng truyền thống của chi nhánh, họ ít muốn đem gửi tiền có kỳ hạn vì loại tiền gửi này rất khó rút ra khi cần sử dụng, gây khó khăn cho quá trình thanh toán. Ngược lại, đối với dân cư thì lại thích loại tiền gửi có kỳ hạn vì lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn tiền gửi không kỳ hạn, hơn nữa họ không có nhu cầu sử dụng tiền cấp thiết như các đơn vị sản xuất kinh doanh. Với hai nhóm đối tượng khách hàng có sở thích khác nhau như trên đã tạo nên một sự hài hòa trong việc phân phối nguồn vốn của NH.

3.2.1.2 Phân tích nghiệp vụ cho vay

Huy động vốn được rồi, NH phải làm thế nào để hiệu quả hóa nguồn vốn này. Hầu như tất cả khoản mục nguồn vốn của NH đều là vốn vay, nghĩa là NH phải trả chi phí cho các khoản mục này với lãi suất đã thỏa thuận. Do đó để khỏi bị thiệt hại,

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 40)