PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 26)

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp tại ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Cần Thơ bao gồm: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để phân tích. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp tỷ trọng: xác định phần trăm của từng yếu tố chiếm được trong

tổng thể các yếu tố đang xem xét, phân tích. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ =

Dư nợ x 100 % Nợ xấu Hệ số thanh khoản =

Tài sản thanh khoản – Vay ngắn hạn Vốn tiền gửi

%Y = Y0

rY

X 100

Phương pháp so sánh: xem xét tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu.

+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

rY = Y1 - Y0

Ghi chú:

Y0 : Chỉ tiêu năm trước

Y1 : Chỉ tiêu năm sau

rY : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu

Phương pháp so sánh tuyệt đối là phương pháp sử dụng số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.

+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

Ghi chú:

Y0 : Chỉ tiêu năm trước

%Y : Tốc độ tăng trưởng

rY : Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu

Đây là phương pháp dùng để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nghiên cứu, so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân phát sinh và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN THƠ CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (BIDV - Cần Thơ) được thành lập vào năm 1997 theo quyết định số 32/CP của Chính phủ với tên gọi ban đầu là NH kiến thiết Hậu Giang. Trong thời kỳ hoạt động chủ yếu của NH là cấp phát vốn cho đầu tư xây dựng cơ bản được bố trí theo kế hoạch của nhà nước. Nhiệm vụ này được thể hiện thông qua sự kết hợp giữa các nguồn:

• Vốn ngân sách cấp phát trực tiếp cho các công trình xây dựng cơ bản mang ý nghĩa chiến lược. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Vốn đầu tư của các đơn vị kinh tế và các nguồn vốn tín dụng cho các công trình thuộc lĩnh vực sản xuất kinh doanh được thực hiện thông qua quỹ đầu tư Nhà nước.

• Ngày 26/04/1981, Chính phủ ra quyết định 259/CP thành lập NH đầu tư và xây dựng Hậu Giang trên cơ sở chi nhánh kiến thiết và quỹ tín dụng NHNN tỉnh Hậu Giang hợp lại.

• Ngày 14/11/1990, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định 401/HĐBT NH đầu tư và xây dựng Hậu Giang từ hoạt động theo cơ chế bao cấp sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

• Đầu năm 1992, NHĐT & PT Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là do sự kiện tách tỉnh Hậu Giang ra làm 2 tỉnh là Cần Thơ và Sóc Trăng.

• Từ ngày 01/01/1995, sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu đãi theo quyết định 293/QĐ – NH9 của thống đốc NHNN Việt Nam. Trong thời kỳ này, nhiệm vụ của NHĐT & PT Việt Nam chi nhánh Cần Thơ là tạo được nhiều vốn

và sử dụng vốn có hiệu quả tối ưu gắng chiến lược huy động và sử dụng một chiến lược tổng thể, nhằm đa dạng hóa và hữu hiệu hóa hoạt động NH mà chủ yếu vẫn là phục vụ cho đầu tư phát triển các dự án theo mục tiêu kinh tế đề ra.

3.1.2 Các hoạt động chính của ngân hàng 3.1.2.1 Huy động vốn 3.1.2.1 Huy động vốn

- Khai thác và huy động vốn của các TCKT, cá nhân trong và ngoài nước. - Huy động vốn thông qua việc bán trái phiếu, kỳ phiếu theo quy định của Tổng Giám Đốc.

- Tiếp nhận nhiệm vụ tài trở, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư trong các chương trình phát triển nhà ở, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng tại TP Cần Thơ và các khu vực lân cận.

3.1.2.2 Các hoạt động tín dụng chính

- Thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ không phân biệt thành phần kinh tế trên tất cả các lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ, tiêu dùng, xây dựng, xuất nhập khẩu... Đặc biệt chú trọng cho vay xây dựng nhà ở, mua nhà và xây dựng cơ sở hạ tầng.

- Cho vay xây dựng và phát triển nhà ở cho các đối tượng thuộc diện chính sách theo quy định của Tổng Giám Đốc.

- Thực hiện việc cho vay theo chỉ định của nhà nước và theo sự ủy thác của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thực hiện chiết khấu các loại chứng từ có giá, các nghiệp vụ bảo lãnh dự thầu...

3.1.2.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

- Thanh toán xuất nhập hàng hóa và dịch vụ chuyển tiền, thanh toán quốc tế, chuyển tiền qua mạng SWIFT.

- Chuyển tiền nhanh bằng hình thức chuyển tiền điện tử.

- Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả tiền hối, chuyển tiền nhanh qua WESTERN UNION.

3.1.3 Cơ cấu tổ chức và điều hành

Sơ đồ 1: CƠ CẤU TỔ CHỨC BIDV – CẦN THƠ

Khối quản lý nội bộ Ban Giám đốc PGD Ninh Kiều PGD Thốt Nốt PGD khu CN Trà Nóc Khối tác nghiệp Phòng quản lý rủi ro Khối quan hệ khách hàng Phòng quan hệ khách hàng Phòng tài chính kế toán Phòng tổ chức nhân sự Phòng kế hoạch tổng hợp (bao gồm bộ phận điện toán) Phòng Quản trị tín dụng Phòng Quản lý dịch vụ kho qũy Phòng DVKH doanh nghiệp (bao gồm TTQT) Phòng DVKH cá nhân Khối quản lý rủi ro

Qua sơ đồ trên ta thấy Ban Giám Đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp các bộ phận như các phòng giao dịch, khối dịch vụ, khối hỗ trợ kinh doanh, khối quản lý nội bộ.

3.1.3.1 Ban Giám Đốc a. Giám Đốc

- Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của đơn vị.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi từ các phòng ban.

- Có quyền quyết định chính thức một khoản vay.

- Có quyền quyết định tổ chức bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, hay nâng lương cán bộ công nhân viên trong đơn vị, ngoại trừ kế toán trưởng và kiểm toán trưởng.

b. Phó Giám Đốc

Có trách nhiệm hỗ trợ cùng Giám Đốc trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động chung của chi nhánh, các nghiệp vụ cụ thể trong việc tổ chức tài chính thẩm định vốn.

3.1.3.2 Nhiệm vụ của các phòng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ä Phòng quan hệ khách hàng:

- Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị những sản phẩm dịch vụ và hạch toán kế toán những nhiệm vụ có liên quan.

- Đề xuất, tham mưu với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dịch.

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng theo phạm vi được phân công theo đúng pháp luật và các quy trình tín dụng của Ngân hành Nhà nước và của Ngành.

- Là đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng quy trình tín dụng phù hợp với điều kiện của chi nhánh.

- Tư vấn cho khách hàng sử dụng các sản phẩm tín dụng, dịch vụ. Giải đáp các thắc mắc của khách hàng.

Ä Phòng quản lý rủi ro:

A. Công tác quản lý tín dụng:

+ Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

+ Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rỉu ro tìm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh, duy trì và áp dụng hệ thống đánh giá, xếp hạng tín dung vào việc quản lý danh mục.

Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu giới hạn tính dụng cho từng ngành, từng nhóm và từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV và tình hình thực tế tài chính. Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tính dụng của các phòng liên quan đề xuất xử lý nếu có vi phạm

Thu thập, quản lý thông tin và tín dụng, thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất lượng tín dụng của chi nhánh, lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.

Thực hiện việc xử lý nợ xấu. B. Công tác quản lý rủi ro tính:

1. Tham mưu đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro tín dụng. 2. Trình lãnh đạo các tín dụng/bảo lãnh cho khách hàng.

3. Phối hợp, hỗ trợ phòng quan hệ khách hàng để phát triển, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

4. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mỗi khoản tín dụng được cấp tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro của BIDV và chi nhánh.

C. Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp:

1. Phổ biến các văn bản quy định, quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp của BIDV và đề xuất, hướng dẫn các chương trình, biện pháp triển khai để phòng ngừa giảm thiểu rủi ro tác nghiệp trong các khâu nghiệp vụ của chi nhánh.

2. Hướng dẫn, hỗ trợ các phòng nghiệp vụ trong chi nhánh tự kiểm tra và phối hợp thực hiện việc đánh giá rà soát, phát hiện rủi ro tác nghiệp ở các phòng, các sản phẩm hiện có hoặc sắp có.

3. Áp dụng hệ thống quản lý, đo lường rủi ro để đo lường và đánh giá các rủi ro tác nghiệp xãy ra tại chi nhánh và đè xuất giải pháp xử lý các sự cố rủi ro phát hiện được.

4. Xây dựng, quản lý dữ liệu thông tin về rủi ro tác nghiệp chi nhánh. D. Công tác chống rửa tiền

E. Công tác quản lý chất lượng ISO F. Công tác kiểm tra nội bộ

1. Tham mưu giúp việc cho giám đốc chi nhánh.

2. Đầu mối phối hợp với đoàn kiểm tra của BIDV và các cơ quan có thẩm quyền để tổ chức các cuộc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tại chi nhánh theo quy định.

Ä Phòng quản trị tín dụng

1. Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay và bảo lãnh đối với khách hàng theo quy trình của BIDV và của chi nhánh.

2. Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng quan hệ khách hàng theo đúng quy định của BIDV, gửi kết quả cho phòng quản trị rủi ro để thực hiện rà soát trình cấp có thẩm quyền quyết định.

3. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng.

4. Đầu mối lưu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ, quản lý thông tin lập các loại báo cáo, thống kê về quản lý tín dụng theo quy định.

5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quản trị tín dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu giám đốc chi nhánh. Ä Phòng dịch vụ khách hàng

1. Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng.

2. Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của nhà nước và của BIDV, phát hiện, báo cáo xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiện đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

3. Chịu trách nhiệm:

+ Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch. + Thực hiện đúng quy định, quy trình nghiệp vụ, thẩm quyền và các quy định về bảo mật trong mọi hoạt động giao dịch với khách hàng.

+ Thực hiện đầy đủ các biện pháp kiểm soát nội bộ trước khi hoàn tất một giao dịch với khác hàng.

4. Đề xuất với giám đốc chi nhánh về chính sách phát triển, cải tiến sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, quy trình giao dịch, phương thức phục vụ khách hàng.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của giám đốc chi nhánh. Ä Phòng/tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ

1. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ.

2. Đề xuất tham mưu giám đốc chi nhánh về các biện pháp điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ, phát triển các dịch vụ về khi quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh BIDV và của khác hàng.

3. Tham gia ý kiến xây dựng chế độ, quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, thuận tiện.

Ä Phòng kế hoạch tổng hợp

A. Công tác kế hoạch tổng hợp:

1. Thu thập tổng hợp, phân tích đánh giá các thông tin về tình hình kinh tế, chính trị xã hội của địa phương, đối tác, đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng đến hoạt động của chi nhánh.

2. Thu thập, tổng hợp tình hình lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch của chi nhánh qua từng thời kỳ.

3. Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh. 4. Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh.

5. Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. B. Công tác nguồn vốn:

1. Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các biện pháp giảm chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận. Đề xuất các biện pháp, giải pháp và lãi suất, về huy động vốn và điều hành vốn phù hợp với chính sách chung của BIDV và tình hình thực tiễn tại chi nhánh.

2. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng có liên quan.

3. Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng. Hỗ trợ các bộ phận kinh doanh khác để bán sản phẩm, cung cấp các thông tin về thị trường, giá vốn để các phòng liên quan xử lý trong hoạt động kinh doanh.

4. Thu thập và báo cáo với BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro thị trường, các sự cố rủi ro thị trường ở chi nhánh và đề xuất phương án xử lý.

5. Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán trạng thái ngoại hối của chi nhánh. Chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng các quy định về công tác nguồn vốn tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 26)