Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (BẢN NHÁP) (Trang 63)

Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển vốn của Ngân hàng trong một kỳ nhất định ( kỳ được xác đinh ở đây là 1 năm ). Trong một kỳ, số vòng quay càng nhiều càng tốt và sẽ đem lại lợi nhuận càng cao cho Ngân hàng.

Bảng 15: TÍNH VÒNG QUAY VỐN TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN

HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Doanh số thu nợ ngắn hạn (triệu đồng) 317.064 409.427 520.636

2. Dư nợ ngắn hạn đầu kỳ (triệu đồng) 73.384 98.024 139.009

3. Dư nợ ngắn hạn cuối kỳ (triệu đồng 98.024 139.009 182.606

4. Dư nợ ngắn hạn bình quân (triệu đồng) = 2 ) 3 ( ) 2 (  85.704 118.517 160.808 Vòng quay vốn tín dụng (vòng) = ) 4 ( ) 1 ( 3,70 3,45 3,24

Nhìn chung, ta thấy vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn của MSB Cần Thơ qua các năm là khá cao, mặc dù qua các năm có giảm nhưng số vòng quay lớn hơn 3 vòng/năm. Cụ thể: năm 2006 vòng quay vốn tín dụng là 3,70 vòng, sang năm 2007 số vòng quay đã giảm 0,25 vòng so với năm 2006, năm 2008 vòng quay vốn tín dụng tiếp

tục giảm 0,21 vòng so với năm 2007. Nguyên nhân là do dư nợ ngắn hạn bình quân

đều tăng qua các năm, mặc dù doanh số thu nợ hằng năm cũng tăng nhưng mức tăng

không đủ để cho vòng quay vốn tín dụng của năm 2007 và 2008 cao hơn năm 2006.

Với kết quả trên, cho thấy đồng vốn của Ngân hàng được thu hồi và luân chuyển tốt qua các năm, có được kết quả này một phần do bản chất của khoản tín dụng là ngắn hạn nên giúp vòng quay đồng vốn được nhanh hơn và hạn chế được rủi ro.

Qua việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của MSB Cần Thơ ta thấy tình hình tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng đạt kết quả khá tốt, chính điều này đã khẳng định hơn nữa hướng đi đúng đắn của Ngân hàng trong việc lựa chọn hướng đầu tư ngắn hạn trong 3 năm qua.

CHƯƠNG V

NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH

CẦN THƠ

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1 Thuận lợi

- Cần Thơ là vùng kinh tế trọng điểm của Đồng Bằng Sông Cửu Long với tình

hình chính trị ổn định. Hiện nay đang có rất nhiều những dự án kinh tế trọng điểm

như: dự án cầu Cần Thơ sắp hoàn thành, dự khu đô thị Nam sông Cần Thơ… Đặc biệt

là dự án sân bay Trà Nóc đã hoàn thành và đi vào hoạt động. Bên cạnh đó là sự phát triển của hệ thống Bưu chính Viễn thông, Hàng không và Bảo hiểm vì đó là các cổ

đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.

- MSB Cần Thơ với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn, nhiệt tình, năng động và làm việc có hiệu quả thuận lợi cho việc tạo lập và giữ vững uy tín của Ngân hàng, đồng thời thu hút ngày càng nhiều khách hàng.

- MSB Cần Thơ được thành lập vào ngày 15/11/1993, với hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng đã tạo lập được uy tín của mình và khách hàng của MSB Cần Thơ đa phần là những khách hàng truyền thống, có uy tín, có năng lực tài chính, kinh doanh có hiệu quả và luôn gắn bó với Ngân hàng.

5.1.2 Khó khăn

- Trong những năm qua, nền kinh tế trong nước biến động phức tạp, khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong nước và do tỷ lệ lạm phát cao, tình hình dịch bệnh lan rộng nên gây khó khăn cho công tác cho vay cũng như thu nợ của Ngân hàng.

- Do sự ra đời của nhiều Ngân hàng, các công ty Bảo hiểm, tiết kiệm Bưu điện, đặc biệt là sự ra đời của các Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn TP. Cần Thơ nên tạo áp lực cạnh tranh ngày càng lớn.

- Chịu sự chi phối của Ngân hàng Nhà nước thông qua việc ban hành các điều luật mới, đòi hỏi Ngân hàng phải thường xuyên cập nhật và thi hành

- Công tác Marketing của Ngân hàng còn hạn chế nên việc quảng bá thương hiệu cũng như việc giới thiệu sản phẩm mới của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

5.2 BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN

HẠN TẠI NGÂN HÀNG.

5.2.1 Đối với công tác huy động vốn

- Củng cố và nâng cao hơn nữa uy tín của Ngân hàng nhằm tạo lập niềm tin nơi khách hàng.

- Ngân hàng cần đẩy mạnh hơn nữa công tác Marketing nhằm quảng bá thương hiệu đồng thời cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết của Ngân hàng đến khách hàng.

- Đa dạng hơn nữa các hình thức huy động vốn với nhiều chương trình khuyến mãi, dự thưởng và kèm theo đó là phải có mức lãi suất huy động linh hoạt hợp lý.

- Tăng cường công tác phát hành các loại thẻ thanh toán nhằm huy động được tối đa nguồn vốn trong dân cư cũng như của các tổ chức kinh tế.

- Phát triển thêm mạng lưới giao dịch nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất và tiện lợi cho khách hàng qua việc mở thêm phòng giao dịch trên địa bàn thành phố như: khu đô thị mới Nam sông Cần Thơ.

5.2.2 Đối với công tác cho vay

- Tiếp tục giữ vững mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài với những khách hàng truyền thống và có uy tín đối với Ngân hàng.

- Mở rộng hơn nữa phạm vi cho vay ra nhiều đối tượng và nhiều hình thức cho vay nhưng đồng thời phải đảm bảo hạn chế rủi ro để tăng lợi nhuận.

- Nâng cao chất lượng phục vụ, cải tiến quy trình nghiệp vụ,…Nâng cao trình độ và phẩm chất của cán bộ tín dụng.

- Điều chỉnh lãi suất cho vay hợp lý sao cho vừa đảm bảo được doanh số cho vay tăng lên và có lợi nhuận.

5.2.3 Đối với công tác thẩm định kiểm tra và hạn chế rủi ro tín dụng

Trong thời gian qua, Ngân hàng đã thực hiện tốt công tác thẩm định các khoản cho vay; theo dõi tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng; có những biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích; đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Tất cả những điều đó đã được chứng minh qua việc Ngân hàng không còn nợ xấu ở năm 2008. Chính vì thế, Ngân hàng cần giữ vững kết quả đó cho những năm tiếp theo.

CHƯƠNG VI

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng qua 3 năm đạt kết quả tốt. Cụ thể:

- Tình hình huy động vốn của MSB Cần Thơ luôn tăng qua 3 năm. Bên cạnh đó, nguồn vốn được điều chuyển từ hội sở về chi nhánh cũng tăng qua các năm. Điều này cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng, Ngân hàng còn phải sử dụng nhiều đến nguồn vốn điều chuyển.

- Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn huy động thì doanh số cho vay cũng tăng

qua các năm. Điều này cho thấy Ngân hàng đảm bảo được đầu ra cho những khỏa vốn

huy động được của mình và hạn chế được tình trạng ứ đọng vốn và cũng đã đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu về vốn cho các khách hàng của mình trên địa bàn TP. Cần Thơ; giúp các doanh nghiệp ổn định kinh tế, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, hướng đến hỗ trợ phát triển các ngành nghề phù hợp với từng thời kỳ kinh tế trên địa bàn thành phố.

- Mặc dù kinh tế khó khăn nhưng công tác thu nợ cũng được đảm bảo tăng qua

các năm và đến năm 2008, Ngân hàng đã không còn nợ xấu. Chính điều này đã cho

thấy hiệu quả của việc lựa chọn đối tượng cho vay của Ngân hàng, trong thời gian qua ngân hàng chỉ tập trung cho vay những khách hàng truyền thống và có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và phù hợp với tình hình kinh tế lúc đó đồng thời hạn chế cho vay tiêu dung, hạn chế cho vay để đầu tư vào những lĩnh vực phi sản xuất. Đồng thời là sự cố gắng rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên và đặc biệt là cán bộ tín dụng trong công tác giám sát, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển vững chắc của Ngân hàng trong thời gian tới.

Từ những kết quả đạt được đã góp phần vào việc tăng lợi nhuận của Ngân hàng qua các năm. Thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng mặc dù nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn và Ngân hàng đang phải đối mặt với những thử thách do áp lực cạnh tranh ngành Ngân hàng hiện nay. Chính vì vậy, cần có sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ, nhân viên Ngân hàng. Đặc biệt là sự quản lý, chỉ đạo, điều

hành từ Ban Giám đốc nhằm giữ vững uy tín, nâng cao vị thế cạnh tranh của mình trên thương trường, góp phần vào sự lớn mạnh của cả hệ thống.

6.2 KIẾN NGHỊ

ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC

Chính phủ cần phải đánh giá kịp thời những diễn biến của nền kinh tế cũng như là tác động của kinh tế thế giới đến Việt Nam để có những chỉ đạo kịp thời nhằm bình ổn và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Ngân hàng trung ương cần phát huy hơn nữa vai trò điều hành chính sách tiền tệ của mình nhằm thúc đẩy thị trường tiền tệ ổn định và phát triển. Đồng thời Ngân hàng trung ương cần có những chính sách hỗ trợ các Ngân hàng sau lạm phát.

ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

Ngân hàng cần tăng cường công tác huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua các hình thức tiền gửi tiết kiệm và các hình thức huy động vốn khác nhằm đảm bảo nhu cầu vốn của khách hàng, đồng thời hạn chế việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển.

Chi nhánh cần đề nghị hội sở bố trí nhiều máy rút tiền tự động nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán cũng như nhu cầu sử dụng dịch vụ của Ngân hàng. Đồng thời phát hành thẻ để huy động được tối đa nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư.

Hiện nay, kinh tế trong nước đã phần nào được ổn định, tỷ lệ lạm phát đã giảm. Vì thế Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác cho vay trung và dài hạn và các hình thức cho vay tiêu dùng nhằm đa dạng các sản phẩm, dịch vụ, tăng doanh thu và lợi nhuận cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (BẢN NHÁP) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)