ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NĂM 2009

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (BẢN NHÁP) (Trang 39 - 44)

3.4.1 Mục tiêu

Trong năm 2009, Ngân hàng MSB Cần Thơ dự kiến sẽ áp dụng nhiều biện pháp kinh doanh nhằm đạt được các chỉ tiêu sau:

- Số dư nguồn vốn huy động đến 31/12/2009 là 250 tỷ đồng, tăng 30,2% so với năm 2008, tăng tỷ lệ tiền gửi trong thanh toán, tăng tỷ lệ tiền gửi tiết kiệm trong dài hạn để phục vụ cho hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, trong năm 2009 Ngân hàng sẽ tăng cường cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân nhằm khai thác hết những tiềm năng của nền kinh tế.

- Phấn đấu không còn nợ xấu.

- Thu nợ gốc và lãi phải đạt trên 96%.

- Tập trung cho vay các dự án của các tập đoàn là các cổ đông của Maritime Bank.

3.4.2 Biện pháp tổ chức thực hiện

- Tăng cường công tác quảng cáo cung như tiếp thị các sản phẩm nhằm thu hút

tiền gửi tiết kiệm trong dân cư bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động vốn dưới hình thức tiết kiệm có dự thưởng hoặc có nhiều chính sách ưu đãi cho các khách hàng gửi tiền với số lượng lớn, thời hạn dài như được hưởng lãi suất cao, hưởng hoa

hồng,…

- Tổ chức phân công, giao chỉ tiêu cho các cán bộ tín dụng trong công tác huy động vốn, thu nợ, cho vay, tăng trưởng dư nợ phải gắn liền với chất lượng tín dụng,

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ tín dụng, về nâng cao chất lượng thẩm định cho vay, đồng thời triển khai phổ biến văn bản nghiệp vụ thường xuyên.

CHƯƠNG IV

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ

4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN

HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ QUA 3 NĂM

2006 – 2008

4.1.1 Phân tích tình hình nguồn vốn của Ngân hàng

Đối với một doanh nghiệp, khi bước vào kinh doanh thì nguồn vốn là yếu tố được quan tâm hàng đầu, nó quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như các phương án kinh doanh của doanh nghiệp có được thực thi hay không. Đối với ngành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Cần Thơ nói riêng, việc tạo lập nguồn vốn là vấn đề rất quan trọng, nó là yếu tố

cần thiết cho việc mở rộng quy mô hoạt động cũng như là đảm bảo được các nhu cầu

về vốn của khách hàng. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải có biện pháp để đảm bảo

được nguồn vốn luôn ổn định để đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng cũng như cho

việc mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời phải quản lý vốn có hiệu quả. Nhằm đảm bảo được nhu cầu về vốn, trong những năm gần đây, bằng những giải pháp thiết thực thì nguồn vốn của Ngân hàng TPCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ đã có những thay đổi khả quan. Cơ cấu nguồn vốn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008. ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Vốn huy động 102.597 170.812 192.034 68.215 66,49 21.222 12,42 Vốn điều chuyển 85.351 109.480 140.178 24.129 28,27 30.698 28,04 Tổng nguồn vốn 187.948 280.292 332.212 92.344 49,13 51.920 18,52

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – chi nhánh Cần Thơ)

Triệu đồng 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 2006 2007 2008 Năm S ti n Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn

HÌNH 2: BIỂU ĐỒ NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM

Nhìn chung từ bảng số liệu ta thấy: Tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các năm, về số tuyệt đối và tương đối cụ thể như sau: tổng nguồn vốn năm 2006 là 187.948 triệu đồng. Năm 2007 tổng nguồn vốn tăng 92.344 triệu đồng tức tăng 49,13% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì tổng nguồn vốn vẫn tăng so với năm 2007, nhưng chỉ tăng 51.920 triệu đồng và tăng 18,52%. Trong đó, vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn điều chuyển cả về số tuyệt đối và số tương đối trong tổng nguồn vốn qua các năm. Cụ thể như sau:

- Năm 2006, vốn huy động là 102.597 triệu đồng, chiếm 54,59% trong tổng nguồn vốn. Trong khi đó, vốn điều chuyển là 85.352 triệu đồng chiếm 45,41% trong tổng nguồn vốn.

- Năm 2007, vốn huy động đạt được là 170.812 triệu đồng, chiếm 60,94% trong tổng nguồn vốn và ta thấy vốn huy động năm 2007 tăng so với năm 2006 là 68.215 triệu đồng hay tăng 66,49%. Trong khi đó, vốn điều chuyển là 109.480 triệu đồng

chiếm 39,06% trong tổng nguồn vốn và vốn điều chuyển cũng tăng 28,27% hay tăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

24.129 triệu đồng so với năm 2006.

- Năm 2008, vốn huy động vẫn tăng lên so với năm 2007 đạt ở mức 192.034 triệu đồng, tăng 21.222 triệu đồng nhưng tăng với tốc độ thấp hơn năm 2007, chỉ tăng 12,42%. Mặc dù vốn điều chuyển trong năm 2008 vẫn chiếm tỷ trọng ít hơn vốn huy động trong tổng nguồn vốn nhưng vẫn ở mức 140.178 triệu đồng và tăng 28,04% hay tăng 30.698 triệu đồng so với năm 2007, ta thấy trong năm 2008 tốc độ tăng của vốn điều chuyển lớn hơn vốn huy động.

- Vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm nguyên nhân là do Ngân hàng

đã có nổ lực rất lớn trong việc tìm ra những giải pháp cho vấn đề vốn và đẩy mạnh công tác huy động vốn từ các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế thông qua việc Ngân hàng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và điều chỉnh lãi suất huy động hợp lý nhằm mục đích đảm bảo cho nguồn vốn tăng liên tục đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Bên cạnh việc tăng lên của vốn huy động thì chi phí cho công tác huy động vốn cũng tăng lên, vì thế Ngân hàng phải giảm thiểu chi phí này để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên trong năm 2008, mặc dù vốn huy động của Ngân hàng tăng lên nhưng ở mức tăng thấp hơn năm 2007 nguyên nhân là do đầu năm 2008 tỷ lạm phát nước ta ở mức cao dẫn tới việc Ngân hàng Trung ương dùng giải pháp thắt chặc tiền tệ nhằm mục đích hạn chế lạm phát trong nước và cân đối giữa tiền và hàng hóa trong nền kinh tế bằng việc tăng lãi suất cơ bản trong nghiệp vụ huy động vốn tại các Ngân hàng thương mại từ 8% đến 14%, đồng thời tăng dự trữ bắt buộc của các Ngân hàng làm cho các Ngân hàng phải chạy đua nhau trong việc tăng lãi suất huy động vốn tạo áp lực cạnh tranh giữa các Ngân hàng nên rất khó cho Ngân hàng trong việc huy động vốn cũng như rất khó cho việc đảm bảo tính thanh khoản. Chính vì thế mà việc nguồn vốn huy động của MSB Cần Thơ trong năm 2008 mặc dù tăng nhưng vẫn ở tốc độ thấp hơn năm 2007 cũng có thể được coi là tốt vì như thế sẽ hạn chế được phần nào về rủi ro thanh khoản cho Ngân hàng cũng như hạn chế việc phải chịu lỗ sau lạm phát.

Bên cạnh việc tăng lên của vốn huy động thì vốn điều chuyển cũng tăng qua các năm, điều này cho thấy việc huy động vốn của Ngân hàng mặc dù tăng nhưng vẫn

không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng nên cần phải sử dụng đến nguồn

vốn được điều chuyển từ Hội sở. Việc vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng lên qua

các năm sẽ làm cho hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng không cao vì chi phí từ nguồn vốn này cao hơn so với chi phí huy động được từ nguồn vốn tại chỗ. Chính vì thế, Ngân hàng cần phải hạn chế việc sử dụng vốn từ nguồn này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (BẢN NHÁP) (Trang 39 - 44)