Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều có ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, nguồn vốn huy động không đáp ứng được nhu cầu vay của khách hàng. Chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động của mình không hiệu quả.
Bảng 12: TÍNH TỶ LỆ DƯ NỢ NGẮN HẠN TRÊN TỔNG VỐN HUY ĐỘNG
CỦA NGÂN HÀNG MSB CẦN THƠ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Dư nợ ngắn hạn (triệu đồng) 98.024 139.009 182.606
Tổng vốn huy động (triệu đồng) 102.597 170.812 192.034
Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy
động (%) 95,54 81,38 95,09
Ta thấy trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong 3 năm qua đạt kết quả tốt được thể hiện ở: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động <1. Đồng thời ta thấy, song song với mức tăng của dư nợ ngắn hạn thì vốn huy động cũng tăng theo. Vì thế mà Ngân hàng có thể chủ động được nguồn vốn của mình. Năm 2006, bình quân 0,9554 đồng dư nợ ngắn hạn thì đã có 1 đồng vốn tham gia. Năm
2007, công tác huy động vốn khả quan hơn vì bình quân 0,8138 đồng dư nợ ngắn hạn
có tới 1 đồng vốn huy động tham gia. Đến năm 2008, tình hình huy động vốn tuy không khả quan như năm 2007 nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp, bình quân 0,9509 đồng dư nợ ngắn hạn thì có 1 đồng vốn huy động tham gia.