Thái độ của học sinh đối với việc tổ chức

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh (Trang 57 - 59)

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.3.7.2. Thái độ của học sinh đối với việc tổ chức

Học sinh là đối tượng chính của quá trình dạy học, việc tiếp thu kiến thức đến mức độ nào là phụ thuộc một phần lớn vào phương pháp giảng dạy của giáo viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy thái độ học tập của học sinh qua đánh giá của thầy cô được thể hiện ở bảng 2.24.

Bảng 2.24. Đánh giá của giáo viên về thái độ học tập của học sinh qua các giờ học STT Đánh giá thái độ học tập Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Xếp hạng 1 Đi học đầy đủ 3.80 0.407 1

2 Tập trung nghe giảng 3.53 0.571 2

3 Tham gia phát biểu xâydựng bài

3.27 0.639 3

Kết quả trên cho thấy: thái độ học tập của học sinh trong các giờ học khá nghiêm túc. Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của việc học thể hiện qua việc đi học đầy đủ.

Để tìm hiểu thêm về hứng thú học tập của học sinh qua các môn học và tìm hiểu nguyên nhân gây hứng thú, nhóm đã tiến hành khảo sát trên học sinh, kết quả thu được ở bảng 2.9 và bảng 2.25.

Kết quả bảng 2.9 cho thấy, học sinh thích môn toán nhất (27.9%) và kế đến là môn văn (16.2%). Tìm hiểu nguyên nhân gây nên hứng thú cho học sinh, kết quả thu được ở bảng 2.25.

Bảng 2.25: Tương quan môn học mà học sinh thích nhất và lí do tạo nên hứng thú với môn học

Lý do thích môn học (gộp) Môn học dễ

hiểu, thú vị Giáo viên dạy hay, hiểu tâm lý học sinh

Thực hành

thực tế nhiều Giáo viên vui vẻ, học sinh thoải mái Môn

học em

Số

lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

Toán 18 18.8 26 30.6 11 30.6 22 25.3

Văn 12 12.5 19 22.4 2 5.6 14 16.1

Anh

văn 16 16.7 5 5.9 8 22.2 15 17.2

Qua kết quả bảng 2.25, chúng tôi thấy rằng lí do gây nên hứng thú cho học sinh với môn học toán là do giáo viên dạy hay, hiểu tâm lý học sinh (30.6%) và được thực hành thực tế nhiều (30.6%). Bên cạnh đó, yếu tố giáo viên vui vẻ thân thiện, học sinh được tâm lý thoải mái trong giờ học khá cao (25.3%). Giáo viên đã có sự cố gắng trong việc vận dụng phương pháp mới vào thực tiễn và một yếu tố không kém phần quan trọng là việc tạo lập mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học sinh, đồng thời hiểu được tâm lý cũng như nhu cầu học tập của các em là yếu tố kích thích hứng thú học tập. Giáo viên phải làm sao cho những nhu cầu được gắn liền với một trong những mặt của hoạt động học tập. Khi đó những mặt này của việc học tập sẽ biến thành động cơ và bắt đầu thúc đẩy hoạt động học tập của học sinh. Nó sẽ tạo nên sức mạnh tinh thần thường xuyên thúc đẩy các em vượt qua mọi khó khăn để giành lấy tri thức.

Qua trao đổi với một số học sinh trong các tiết sinh hoạt, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh chỉ cảm thấy hứng thú với những môn học mà thầy cô có cách dạy thu hút và kích thích sự tò mò, còn những giáo viên có phương pháp dạy độc thoại thì hầu hết các em đều cảm thấy chán nản và mong cho nhanh hết giờ để được giải tỏa.

Ta nhận thấy được sự hiệu quả của các phương pháp mới, nó không gói gọn hay trói buộc học sinh trong nội dung của bài giảng của giáo viên nữa, mà học sinh có thể chủ động tìm kiếm thông tin cho chính mình, được trình bày ý kiến và quan điểm, được thảo luận và trao đổi kiến thức tìm được với thầy cô và bạn bè, qua đó sẽ phát huy tính sáng tạo của mình, tâm lý thoải mái không bị áp lực với thi cử hay lượng kiến thức ngồi nhét. Chính tâm lý thoải mái tham gia học tập sẽ làm cho học sinh năng động và sáng tạo tham gia vào tiết học, sẽ không còn cảm giác e ngại, lo sợ hay chán nản khi đến lớp nữa, thay vào đó là niềm say mê tìm tòi, phát hiện những kiến thức mới, khao khát được đến lớp để được chia sẻ và học tập lẫn nhau.

Kết luận: Nhìn chung, giáo viên và học sinh nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của phương pháp giảng dạy, cũng như sự cần thiết của việc áp dụng những phương pháp mới vào hoạt động dạy học hiện nay để góp phần phát huy tính tích cực sáng tạo của học sinh, khơi dậy niềm đam mê tìm tòi học tập và động cơ học tập khi đến lớp. Theo chúng tôi, phương pháp dạy học thực sự được giáo viên và học sinh trường quan tâm hàng đầu, phương pháp giảng dạy được nhận thức đúng đắn và cập nhật đưa vào giảng dạy những phương pháp mới là một sự tiến bộ đáng trân trọng của ngành giáo dục.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w