Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh (Trang 28)

8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

1.3.3.2. Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ

Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển các năng lực trí tuệ. Do cơ thể các em đã được hoàn thiện. Đặc biệt là hệ thần kinh phát triển mạnh tạo điều kiện cho sự phát triển các năng lực trí tuệ. Ở học sinh trung học phổ thông tính chủ định được phát triển mạnh ở tất cả các quá trình nhận thức.

Cảm giác và tri giác ở các em đã đạt tới mức độ trưởng thành. Các chỉ số của khả năng cảm giác và tri giác ở các em phát triển rõ rệt: ngưỡng tuyệt đối của cảm giác, ngưỡng sai biệt phát triển cao. Điều này đã làm cho năng lực cảm thụ âm nhạc và hội họa của các em được nâng cao.

Khả năng tri giác không gian và thời gian tốt hơn, các em ít mắc những sai lầm trong việc tri giác không gian và thời gian hơn các em học sinh trung học cơ sở. Tri giác có chủ định, quan sát có tính mục đích cao, có hệ thống và mang tính toàn diện hơn. Quá trình quan sát không tách rời khỏi tư duy và ngôn ngữ. Khả năng quan sát một phẩm chất cá nhân cũng bắt đầu phát triển ở các em. Tuy nhiên, sự quan sát của các em thường phân tán, chưa tập trung cao vào một nhiệm vụ nhất định. Trong khi quan sát đối tượng vẫn còn mang tính đại khái, phiến diện trong việc đưa ra kết luận vội vàng, không có cơ sở thực tế.

Trí nhớ của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển rõ rệt. Trí nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Ghi nhớ có ý nghĩa tăng lên một cách rõ rệt và ngày càng chiếm ưu thế. Tính có chọn lọc của ghi nhớ khá rõ ràng. Các em đã biết sắp xếp lại tài liệu học tập theo một trật tự mới, có biện pháp ghi nhớ một cách khoa học. Có nghĩa là khi học bài, các em đã biết rút ra những ý chính, đánh dấu lại những đoạn quan trọng, những ý trọng tâm, lập dàn ý tóm tắt, lập bảng đối chiếu, so sánh.

Càng ở lớp trên, học sinh càng sử dụng các phương pháp ghi nhớ, kể cả thuật nhớ càng nhiều. Các em cũng hiểu được rất rõ trường hợp nào phải học thuộc trong từng câu, từng chữ

(những định nghĩa, những quy luật), trường hợp nào cần diễn đạt bằng ngôn từ của mình và cái gì chỉ cần hiểu, không cần ghi nhớ. Nhưng ở một số em còn ghi nhớ đại khái chung chung, cũng có khi các em có thái độ coi thường việc ghi nhớ máy móc và đánh giá thấp việc ôn lại bài.

Chú ý của học sinh trung học phổ thông cũng phát triển. Tính chất phân hóa của hứng thú quy định tính lựa chọn của chú ý và làm tăng cường vai trò của chú ý sau chủ định ở các em. Sự phân phối chú ý của các em ngày càng phát triển từ lớp 10 đến lớp 12. Chú ý có chủ định chiếm ưu thế rõ rệt, các em có khả năng tập trung chú ý cao độ trong một thời gian dài ở điều kiện hoạt động căng thẳng. Tính lựa chọn của chú ý và sự ổn định của chú ý cũng phát triển cao hơn rõ rệt, các em chỉ chú ý tới những vấn đề trọng tâm cơ bản. Chẳng hạn: các em vẫn có thể tập trung chú ý vào cả những tài liệu mà các em không hứng thú vì các em hiểu được ý nghĩa quan trọng của những tài liệu đó. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý cũng được phát triển và hoàn thiện rõ rệt (các em có kỹ năng vừa nghe giảng, vừa ghi chép bài, vừa theo dõi câu trả lời của bạn...). Thường học sinh lớn chỉ có sự chú ý không chủ định khi giáo viên đề cập tới ý nghĩa thực tiễn và sự ứng dụng tri thức của một bộ môn nào đó vào cuộc sống.

Hoạt động tư duy của học sinh trung học phổ thông phát triển mạnh. Do sự hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của não bộ, do sự phát triển của các quá trình nhận thức nói chung, do ảnh hưởng của hoạt động học tập mà tư duy của học sinh trung học phổ thông có thay đổi về chất. Các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập, sáng tạo hơn. So với thiếu niên, tư duy của học sinh trung học phổ thông có tính chặt chẽ, nhất quán, có căn cứ hơn, thể hiện ở chỗ các em biết phân biệt chính xác các luận đề và chứng minh, phân biệt cái xác thực và cái đáng nghi ngờ hay cái có thể có. Các em phán đoán có suy nghĩ và thái độ phê phán khi phán đoán. Biết tách cái bản chất trong các sự vật, hiểu được nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng gắn các chủ đề riêng lẻ với các vấn đề lớn thuộc thế giới quan. Năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa phát triển cao giúp cho các em có thể lĩnh hội mọi khái niệm phức tạp và trừu tượng. Nếu đa số học sinh lớp 6, lớp 7 thích thú môn học vì tính hấp dẫn của các môn học, thì học sinh lớp 10, lớp 11 lại thích môn học vì nó đòi hỏi các em phải suy nghĩ độc lập. Các em thích khái quát, thích tìm hiểu những qui luật và nguyên tắc chung của các hiện tượng hàng ngày, của những tri thức phải tiếp thu… Năng lực tư duy phát triển đã góp phần nảy sinh hiện tượng tâm lý mới là tính hoài nghi khoa học. Trước một vấn đề các em thường đặt những câu hỏi nghi vấn hay dùng lối phản đề để nhận thức chân lý một cách sâu sắc hơn. Thanh niên cũng thích những vấn đề có tính chất triết lý. Vì thế, các em rất thích nghe và ghi chép những câu triết lý. Tính phê phán của tư

duy cũng phát triển mạnh.

Nhìn chung, tư duy của học sinh trung học phổ thông phát triển mạnh, hoạt động trí tuệ linh hoạt và nhạy bén hơn. Các em có khả năng phán đoán và giải quyết vấn đề một cách rất nhanh. Tuy nhiên, ở một số học sinh vẫn còn nhược điểm là chưa phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính.

Ở các lớp cuối cấp trung học phổ thông, do yêu cầu của nội dung chương trình, do tính chất của hoạt động học tập, học sinh cần phải nắm vững được các kĩ năng tư duy độc lập, nắm được các phương pháp và kĩ thuật hoạt động trí tuệ độc lập. Các em phải biết tự học, những đòi hỏi đó đã thúc đẩy sự phát triển tư duy ở các em. Tuy nhiên, số học sinh phổ thông trung học của ta hiện nay đạt tới mức tư duy đặc trưng cho lứa tuổi như trên còn chưa nhiều. Thiếu sót cơ bản hiện nay trong hoạt động tư duy của nhiều em là thiếu tính độc lập. Các em chưa chú ý phát huy hết khả năng độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính hoặc thiên về tái hiện tư tưởng, cách luận chứng của người khác.

Tóm lại: Hoạt động nhận thức của tuổi học sinh trung học phổ thông đã phát triển ở mức độ cao, các em có khả năng nhận thức vấn đề một cách đúng đắn và sâu sắc hơn. Ở một số em khả năng nhận thức đạt tới đỉnh cao, hoạt động nhận thức của các em sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong quá trình học tập và rèn luyện của cá nhân.

Chương 2

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2.1. Sơ lược về trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh

2.1.1. Tổng quan về trường

Trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh được thành lập từ năm 1991 đặt tại phường 1 Thị xã Trà Vinh, là nơi khu dân cư đông đúc và có đông đồng bào dân tộc Khmer, có hệ thống đường bộ giao thông tiện lợi cho việc đi lại của người dân ở các địa phương, là địa bàn có nhiều đơn vị hành chánh của tỉnh tiện lợi cho các mối quan hệ công tác của trường.

Những năm học đầu do trường chưa có phòng học phải gửi học sinh học tại các trường trong Thị xã như trường THCS Lý Tự Trọng và trường THPT Thị xã Trà Vinh. Được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ GD-ĐT, UBND Tỉnh Trà Vinh, Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Trà Vinh đầu tư xây dựng cơ sở

vật chất kiên cố, đến nay trường đã có 14 phòng học, 32 phòng ở cho học sinh nội trú, 01 nhà ăn tập thể, 01 nhà thể thao đa chức năng, 03 phòng thực hành thí nghiệm và khu hiệu bộ với 11 phòng làm việc.

2.1.2 Về nhân sự

Hiện nay trường có 60 cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong đó: - Ban Giám Hiệu : 03 người (Đại học)

- Giáo viên : 39 người (Đại học 38 + THSP 02).

- Cán bộ, nhân viên : 18 người (Đại học 02 + Cao đẳng 02 + THCN 05) còn lại tốt nghiệp cấp II trở lên.

2.1.3. Khái quát tình hình giáo dục của trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh trong những năm qua

Trong những năm qua nhà trường luôn đáp ứng được yêu cầu giáo dục theo chỉ đạo của Bộ GD - ĐT và Sở Giáo dục- Đào tạo tỉnh Trà Vinh.

Từ khi thành lập trường đến nay, sau hơn 20 năm miệt mài nuôi dạy với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh đã đạt được những thành tích sau:

2.1.3.1. Được Bộ Giáo dục - Đào tạo khen

01 cờ khen là đơn vị Tiên tiến xuất sắc về Nuôi–dạy 10 năm (1991- 2000).

01 cờ khen là đơn vị xếp thứ 5/42 tỉnh thành về hội thi Văn hoá – Thể thao các trường PTDTNT toàn quốc năm 1998.

01 bằng khen Nuôi dạy 5 năm (1991-1995)

2.1.3.2. Được Tổng cục Thể dục thể thao tặng cờ khen xếp giải nhì khu vực Tây Nam bộ 1995.

2.1.3.3. Khen thưởng của Tỉnh và địa phương

Từ năm 2000 – 2009 : 9 năm liền đạt danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc” được UBND tỉnh tặng bằng khen.

Nhiều bằng khen và giấy khen của các ban ngành Tỉnh.

2.1.3.4. Về giáo dục – Đào tạo

Trường luôn là lá cờ đầu trong phong trào dạy tốt, học tốt. Hằng năm tỷ lệ học sinh thi tốt nghiệp đạt từ 96% trờ lên, xếp thứ nhì sau trường Trung học chuyên Trà Vinh.

2.1.3.5. Về Văn hóa - Thể dục – Thể thao

Năm 2010 tại Hội thi Văn hoá - Thể thao các trường phổ thông dân tộc nội trú toàn quốc lần thứ VI – 2010 tổ chức tại Quảng Ngãi, nhà trường đã đạt 1 huy chương Bạc, 5 huy chương Đồng. Là 1 trong 10 đơn vị được trao giải Khá của Hội thi.

2.1.3.6. Về thành tích cá nhân: Tính đến năm học 2006 -2009:

Trường có 02 đ/c được Bộ GD-ĐT khen tặng Huy chương vì sự nghiệp GD và 07 đ/c được cấp Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp GD”.

05 đ/c được Ban Dân tộc Trung Ương tặng huy chương “Vì sự nghiệp Phát triển Dân tộc” 01 đ/c được Trung Ương đoàn tặng huy chương “Vì thế hệ trẻ”

01 đ/c được Công đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen. 02 đ/c được nhận Huy hiệu “30 năm và 40 năm tuổi Đảng”.

Nhiều Cán bộ, Giáo viên đạt danh hiệu Giáo viên giỏi, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở.

2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của trường 2.1.4.1. Thuận lợi

Được sự quan tâm hỗ trợ của Bộ GD-ĐT, UBND Tỉnh Trà Vinh, Sở Giáo dục-Đào tạo Trà Vinh.

Được sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của Ban Dân tộc tỉnh Trà Vinh và Hội phụ huynh học sinh nhà trường.

Đội ngũ cán bộ công nhân viên vững chuyên môn, giàu trách nhiệm. Không chỉ hết lòng dạy dỗ các em trên lớp mà còn gắn bó với từng học sinh để nâng cao bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo cho học sinh yếu kém.

Đa số học sinh đều ngoan ngoãn, có tinh thần, ý thức học tập cao.

2.1.4.2. Khó khăn

Cơ sở vật chất (đặc biệt là khu nhà ăn và khu nội trú dành cho học sinh) còn thiếu thốn và hiện đang xuống cấp. Ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của học sinh.

2.1.5. Phương hướng phát triển của nhà trường trong tương lai

Hiện trường PTDTNT THPT Trà Vinh đang tiến hành xin giấy phép dời trường về một địa điểm mới và xây dựng trường trở thành một ngôi trường đạt chuẩn quốc gia.

2.2. Những vấn đề về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh

Chúng tôi đã khảo sát bằng phiếu hỏi 233 học sinh và phỏng vấn 24 học sinh đại diện cho các khối 10, 11, 12 đồng thời tiến hành khảo sát 30 giáo viên và phỏng vấn 6 giáo viên đại diện cho các tổ

chuyên môn của trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh cho đề tài “Tìm hiểu về động cơ học tập của

học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh”

Về giới tính: Trong 233 học sinh được khảo sát có 68 nam chiếm 29.2% và 165 nữ chiếm

70.8%.

Trong 30 giáo viên được khảo sát có 12 nam chiếm 40% và 18 nữ chiếm 60%.

Về khối lớp:

2.2.1. Nhận thức của học sinh về mục đích học tập

Tìm hiểu nhận thức của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh về mục đích học tập, trên tổng số 233 đại diện học sinh các khối 10, 11, 12. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.1.

Kết quả cho thấy 3.2% học sinh cho rằng mục đích đến trường là để không thua kém anh chị em trong gia đình, 6.2% cho rằng đến trường để không thua kém bạn bè, 9.9% đến trường là để học chung với bạn, 17.3% làm vui lòng cha mẹ, 28.9% quan niệm đến trường để trao dồi kiến thức, rèn luyện kĩ năng và có tới 31.4% đồng ý rằng đến trường để có việc làm tốt sau này.

Bảng 2.1. Mục đích đến trường

STT Mục đích Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Trao dồi kiến thức, kĩ năng 187 28.9

2 Có việc làm tốt sau này 203 31.4

3 Học chung với bạn 64 9.9

4 Làm vui lòng cha mẹ 112 17.3

5 Không thua kém anh chị em trong gia đình 21 3.2 6 Không thua kém bạn bè 40 6.2 7 Ý kiến khác 20 3.1 Khối Tần số Tỷ lệ % 10 87 37.3 11 86 36.9 12 60 25.8 Tổng 233 100.0

Kết hợp với việc khảo sát về dự định của học sinh sau khi học hết chương trình phổ thông, tỉ lệ học sinh dự định thi vào Đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp rất cao (207 học sinh chiếm 88.8%), có 2.6% vào chùa và 0.9% đi học nghề.

Bảng 2.2. Dự định sau khi học xong chương trình THPT

STT Dự định Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Thi ĐH, CĐ, THCN 207 88.8 2 Đi học nghề 2 0.9 3 Phụ giúp gia đình 4 Lập gia đình 1 0.4 5 Vào chùa 6 2.6 6 Ý kiến khác 17 7.3

Điều này trùng khớp với ý kiến của học sinh khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu. Với câu hỏi “em có muốn học cao hơn nữa không?”, chúng tôi nhận được 22 ý kiến muốn học cao hơn nữa sau khi hoàn thành chương trình phổ thông (chủ yếu là học Đại học, Cao đẳng) và lý do các em đưa ra là mong có việc làm tốt sau này (13/22 ý kiến) và có 3 ý kiến cho rằng muốn học cao hơn để mở rộng kiến thức. Như vậy, đa phần học sinh đến trường vì muốn có tương lai tốt đẹp hơn, có nghề nghiệp ổn định, hoặc để trao dồi thêm kiến thức, có thể nói đây là động lực chính cho hoạt động học tập của các em.

Tìm hiểu về nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của việc học. 97.4% cho rằng việc học rất quan trọng và 2.6% xem việc học là chuyện bình thường.

Bảng 2.3. Nhận thức về tầm quan trọng của việc học

STT Tầm quan trọng của việc học Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Không quan trọng

2 Bình thường 6 2.6

3 Quan trọng 224 97.4

Kết quả khảo sát trên cho thấy phần lớn học sinh đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học. Ở lứa tuổi của các em, học tập vẫn đóng vai trò chủ đạo, nhà trường có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng, bởi vì nội dung học tập không chỉ nhằm trang bị tri thức và hoàn chỉnh tri thức, mà nó còn có tác dụng hình thành thế giới quan và nhân sinh quan cho các em.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về động cơ học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w