8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
2.3.2. Sở thích năng lực
2.3.2.1. Sở thích
Động cơ học tập là yếu tố có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động học tập của học sinh. Bên cạnh đó, sở thích của bản thân học sinh cũng là yếu tố quan trọng không kém.
Qua bảng khảo sát về việc đánh giá về mức độ yêu thích các môn học ở trường, chúng tôi có được kết quả như sau:
Bảng 2.9. Đánh giá của học sinh về môn học yêu thích nhất
STT Môn học Số lượng Tỉ lệ (%) 1 Toán 62 27.9 2 Văn 36 16.2 3 Anh văn 30 13.5 4 Lý 7 3.2 5 Hóa 19 8.6 6 Sinh 18 8.1 7 Sử 10 4.5 8 Địa 8 3.6 9 GDCD 2 0.9 10 Ngữ văn Khmer 13 5.9 11 Thể dục 10 4.5 12 GDQP 1 0.5 13 Tin học 6 2.7
Dựa vào kết quả khảo sát, chúng tôi thấy môn toán có tỉ lệ học sinh yêu thích cao nhất, có 62 học sinh trong tổng số 233 em chiếm 27.9%. Môn Văn có 36 em chiếm 16.2% và môn Anh văn có 30 em chiếm 13.5% trong tổng số 233 học sinh .
Như vậy, hầu như các em đều yêu thích tất cả các môn được giảng dạy trong trường. Vì vậy, các em đã có hứng thú trong việc học của mình. Đây là một thuận lợi lớn trong công tác giảng dạy và định hướng cho học sinh của nhà trường.
Để tìm hiểu sâu hơn sở thích về các môn học, chúng tôi có tìm hiểu về lý do mà các em yêu thích các môn học đó.
STT Nguyên nhân Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Môn học dễ hiểu, thú vị 99 26.1
2 Giáo viên dạy hay, hiểu tâm lý học sinh 88 23.2
3 Được thực hành thực tế nhiều 36 9.5
4 Giáo viên vui vẻ, thân thiện, học sinh được tự do, thoải mái trong giờ học
89 23.4
5 Ý kiến khác 68 17.9
Ba lý do được học sinh chọn nhiều nhất: - Môn học đó dễ hiểu, thú vị (26.1%);
- Giáo viên vui vẻ thân thiện, học sinh tự do, thoải mái khi học (23.4%). - Giáo viên dạy hay, hiểu tâm lý học sinh (23.2%)
Như vậy, các em đánh giá cao sự nhiệt tình giảng dạy của giáo viên và các em cũng tin vào năng lực của mình.
Kết luận: Qua phân tích chúng tôi thấy rằng với những môn học mà các em đặc biệt yêu thích thì xuất phát phần lớn ở sự nhiệt tình giảng dạy và tấm lòng yêu mến học trò của thầy cô. Đây là một động lực lớn cho cả thầy cô và học sinh, giúp cho quá trình dạy và học đạt kết quả tốt hơn. Điều đó cho thấy phương pháp giảng dạy của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức cũng như thái độ học tập của học sinh.
2.3.2.2. Năng lực
Hoạt động học ở giai đoạn này đòi hỏi sự cố gắng, tích cực, chủ động, sáng tạo và đặc biệt phát huy hết năng lực sẵn có của người học.
Muốn cho quá trình học tập đạt kết quả cao thì người học phải nhận thức được việc học và nỗ lực bản thân. Bên cạnh việc nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc học thì năng lực bản thân cũng góp phần không nhỏ vào kết quả học tập.
Qua quá trình khảo sát chúng tôi thu được kết quả học tập của học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh như sau:
Bảng 2.11. Kết quả học tập của học sinh
STT Kết quả học tập Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Dưới 5.0 9 3.9
3 Từ 6.5 – 7.9 116 50.2
4 Trên 8.0 11 4.8
Bảng 2.12. Tương quan giữa kết quả học tập và khối lớp
lớp
lớp 10 lớp 11 lớp 12 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Kết quả học tập kì vừa rồi dưới 5.0 3 3.5% 3 3.5% 3 5.0% 5.0-6.4 23 26.7% 48 56.5% 24 40.0% 6.5-7.9 53 61.6% 31 36.5% 32 53.3% 8.0 trở lên 7 8.1% 3 3.5% 1 1.7% Tổng 86 100.0% 85 100.0% 60 100.0%
Về kết quả thu được cho thấy, kết quả học tập của các em đạt được trong học kì qua chưa thực sự cao: mặc dù có 55% em đạt học lực khá, giỏi nhưng tỷ lệ học sinh đạt học lực trung bình và yếu khá cao 45% trong tổng số 233 em học sinh được khảo sát. Trong 3 khối lớp thì khối lớp 10 có kết quả tốt hơn cả (53 học sinh đạt loại khá, từ 6.5 – 7.9 chiếm 61.6%). Điều này có thể cho thấy các em mới bước vào môi trường cấp 3, nơi mơ ước của nhiều bạn học sinh nên các em có tâm lý thỏa mãn. Vì thế mà các em ham học hơn, mơ mộng về tương lai cũng phong phú hơn, mạnh mẽ hơn. Hơn nữa, phần lớn ở cấp hai các em đều là những học sinh khá giỏi. Do vậy, mà các em đặt mục tiêu cho bản thân mình cao hơn các anh chị lớp trên.
Tuy nhiên, có tới 193 học sinh chiếm 83.2% cho rằng mình chưa hài lòng với kết quả học tập trên, trong đó khối lớp 10 cũng có tỉ lệ chưa hài lòng cao nhất
Bảng 2.13. Mức độ hài lòng của học sinh về kết quả học tập
STT Mức độ hài lòng Số lượng Tỉ lệ %
1 Chưa hài lòng 193 83.2
2 Bình thường 31 13.4
3 Hài lòng 8 3.4
Như vậy, các em tin vào khả năng của mình, và đòi hỏi ở bản thân rất cao. Điều đó cho thấy các em nhận thức rất tốt về việc học của mình.
2.3.3. Hứng thú - nhu cầu bản thân
Trong các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập, chúng ta không thể không nhắc đến hứng thú và nhu cầu của bản thân. Yếu tố này đã thể hiện rất rõ khi khảo sát trên 233 học sinh trường PTDTNT THPT tỉnh Trà Vinh.
năng. Các em có nhu cầu đến trường và học vì nhu cầu của chính mình, để tích lũy kiến thức ở trường lớp. Có 203 học sinh (31.4%) đã trả lời là học để hướng tới tương lai sau này có một công việc tốt khi ra trường. Bên cạnh đó, qua bảng tổng kết phỏng vấn sâu, trong tổng số 24 học sinh được phỏng vấn thì có 12 học sinh trả lời rằng các em đi học là do sở thích và 7 học sinh đi học vừa vì sở thích lẫn vì gia đình muốn như vậy.
Khi có nhu cầu học tập cho bản thân thì các em có sự chủ động trong việc học như chăm chỉ lên lớp để nghe giảng, chuẩn bị bài cũ và mới từ ở nhà. Ngoài ra, các em còn tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức sâu rộng hơn.
Bảng 2.14. Tương quan giữa mục đích đến trường và hoạt động của học sinh trong giờ học
Hoạt động của học sinh trong giờ học Chỉ nghe giảng và ghi chép Tham gia phát biểu xây dựng bài Làm việc riêng Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Mục đích đến trường
Trau dồi kiến
thức, kỹ năng 34 66.7 148 87.1 2 50.0 Có việc làm
tốt sau này
(gộp) học chung với bạn 13 25.5 50 29.4 1 25.0 Làm vui lòng cha mẹ 24 47.1 84 49.4 1 25.0 Không thua kém anh chị em trong nhà 4 7.8 16 9.4 Không thua kém bạn bè 8 15.7 30 17.6 Ý kiến khác 3 5.9 17 10.0 Tổng 51 249.0 170 293.5 4 150.0
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng: học sinh đến trường với mục đích trau dồi kiến thức, kĩ năng thì số học sinh vừa nghe giảng vừa ghi chép (66.7%) và số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài (87.1%) chiếm tỉ lệ khá cao. Trong khi đó, các em đi học để không thua kém bạn bè thì số học sinh vừa nghe giảng vừa ghi chép (15.7%) và số học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài (17.6%) lại chiếm tỉ lệ thấp. Sự khác biệt này nói lên rằng nhu cầu của bản thân có ảnh hưởng quan trọng tới động cơ học tập, tính chủ động của học sinh trong việc tiếp thu kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Chính điều này đã giúp các em không những nhận được tri thức cần thiết mà còn có một ý thức tốt trong học tập. Việc chú ý nghe giảng, tham gia phát biểu xây dựng bài sẽ làm cho không khí lớp học sôi động và thú vị.
Hơn nữa, hứng thú và nhu cầu của bản thân còn giúp các em vạch ra được một phương pháp học hiệu quả. Đó là việc tự học và tìm hiểu, nghiên cứu thêm kiến thức cho bài học của mình. Em T. S. D (học sinh lớp 12B) cho biết: “Ngoài thời gian lên lớp, em tự học là chính. Em cũng làm thêm
những bài tập ở các sách nâng cao nữa”. Do vậy, việc các em vừa củng cố kiến thức trên lớp, đồng
thời đào sâu vào những vấn đề mình quan tâm hoặc chưa nắm rõ sẽ làm cho việc học tập của các em tốt hơn.
Bên cạnh đó, kết quả khảo sát ở bảng 2.2. cho thấy con đường định hướng tương lai của các em phần lớn là muốn học tiếp lên cao hơn sau khi tốt nghiệp THPT. Có 207 học sinh (88.8%) muốn thi lên ĐH, CĐ, THCN. Như vậy, nhu cầu học tập của các em rất lớn và đây cũng chính là động lực để các em học lên những chương trình cao hơn.
Kết luận: Nhìn chung, tầm quan trọng của hứng thú, nhu cầu bản thân có ảnh hưởng rất lớn đến động cơ học tập. Điều này trở thành động lực để học sinh cố gắng học tập nhằm chiếm lĩnh được
tri thức cho bản thân. Đồng thời, hình thành trong ý thức học tập của các em một sự chủ động và luôn cố gắng hoàn thiện mình.
2.3.4. Đặc điểm học sinh dân tộc nội trú
Bên cạnh những nét chung của trẻ trong giai đoạn THPT thì học sinh các trường DTNT có thêm những nét riêng.
2.3.4.1. Về mặt sinh lý
Học sinh ở các trường dân tộc nội trú thường là con em thuộc các dân tộc thiểu số ở các huyện vùng sâu, vùng xa, hoàn cảnh sống còn nhiều khó khăn. Đa phần các em thuộc gia đình làm nông, kinh tế ở mức trung bình.. Vì vậy sự phát triển về mặt cơ thường chậm hơn so với giai đoạn phát triển của mình. Tuy nhiên, từ nhỏ các em thường đã lao động phụ giúp cho gia đình nên các em thường có thể lực tốt.
2.3.4.2. Đặc điểm tâm lý
Từ nhỏ các em đã sống trong các làng, phun, sóc với cha mẹ và các thành viên trong khuôn khổ nhỏ hẹp. Vì vậy còn bỡ ngỡ, thiếu tự tin trong giao tiếp, hay ngại ngùng, e dè. Đặc điểm nổi bật là các em thường rất chân thật, yêu mến mọi người và có mong muốn quan tâm người khác và được người khác quan tâm.
Học sinh các trường DTNT thường thích các hoạt động văn nghệ như múa, hát... Các hoạt động ngoại khóa cũng thường thu hút sự tham gia của hầu hết các em.
Do học tập trong môi trường nội trú, với những nội quy rõ ràng và sự quản lý chặt chẽ từ nhà trường nên tạo cho các em ý thức tự giác và kỉ luật tương đối cao.
Thường các em trong các trường DTNT là sống xa nhà nên có tâm lý nhớ nhà, nhớ người thân trong gia đình.
Học sinh trường DTNT sống cùng với nhau trong kí túc xá cả một thời gian dài nên các em thường thân thiết, gắn bó với nhau. Các em ăn uống, sinh hoạt cùng nhau từ đó xây dựng nên ý thức tập thể cao. Vì bạn bè rất quan trọng nên các em luôn muốn tìm được chỗ đứng của mình trong tập thể, sợ bị bạn bè xa lánh, không hiểu mình.
Thầy cô cũng có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của các em vì trong môi trường nội trú, thầy cô như người cha, người mẹ thứ 2 của học sinh. Vì vậy nếu thầy cô quan tâm và dành tình cảm nhiều cho học sinh sẽ giúp các em yên tâm và vui thú với việc học hơn. Và thường ở các trường nội trú, thầy cô và học sinh thường có quan hệ gần gũi, yêu thương nhau.
Ở trong môi trường nội trú, các em học sinh nam và nữ sống gần nhau nên dễ nảy sinh chuyện tình cảm với khá nhiều rắc rối. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc học của các em, vì vậy nhà trường và thầy cô cần định hướng cho các em có tình cảm đúng đắn, trong sáng và thực hiện tốt công tác quản lý học sinh.
2.3.5. Gia đình
Gia đình luôn là một yếu tố có ảnh hưởng rất quan trọng, gia đình luôn là một nguồn động viên cổ vũ rất lớn cho các em học sinh về mặt tinh thần cũng như vật chất. Nếu gia đình luôn động viên, cổ vũ cho các em học sinh một cách tích cực, đúng đắn thì các em học sinh sẽ có động lực để phấn đấu học tập và vươn lên trong học tập. Nhưng nếu gia đình không quan tâm đến con em mình hay cổ vũ tiêu cực thì các em học sinh sẽ chán nản dẫn đến học hành chểnh mảng, sa sút và bỏ học.
Bảng 2.15. Sự ủng hộ của gia đình đối với việc học của học sinh
STT Sự ủng hộ của gia đình Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Không ủng hộ 1 0.4
2 Ủng hộ 223 95.7
3 Em không biết 9 3.9
Bảng thống kê trên cho biết gia đình có ủng hộ việc các em học sinh đi học hay không và nó cho thấy các em học sinh trong mẫu nghiên cứu hầu hết đều nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình. Có 223 lượt chọn các em nhận được sự ủng hộ từ gia đình, có tỷ lệ 95.7%. Có 9 lượt chọn các em không biết có nhận được sự quan tâm từ gia đình hay không, có tỷ lệ 3.9%. Chỉ có duy nhất 1 lượt chọn là không nhận được sự ủng hộ của gia đình, có tỷ lệ 0.4%.
Bảng 2.16. Mức độ quan tâm của gia đình đối với việc học tập và cuộc sống của học sinh ở trường
STT Sự quan tâm của gia đình Số lượng Tỉ lệ %
1 Không bao giờ 1 0.4
2 Thỉnh thoảng 49 21.0
3 Thường xuyên 183 78.5
Qua bảng thống kê cho thấy mức độ quan tâm của gia đình các em học sinh là không giống nhau. Có 183 lượt chọn các em thường xuyên nhận được sự quan tâm của gia đình, có tỷ lệ 78.5%. Có 49 lượt chọn là các em chỉ thỉnh thoảng nhận được sự quan tâm từ phía gia đình, có tỷ lệ 21%. Chỉ có 1 lượt chọn là em không bao giờ nhận được sự quan tâm từ phía gia đình, có tỷ lệ 0,4%. Điều này cho thấy công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường cần phải thắt chặt hơn nữa. Mặt khác, do đặc thù
là trường nội trú nên công tác liên lạc với gia đình học sinh phải thường xuyên hơn để gia đình biết tình hình học tập và cuộc sống của con em mình và quan tâm đến con em mình nhiều hơn.
Bảng 2.17. Các yếu tố ảnh hưởng của gia đình đến kết quả học tập của học sinh
STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Truyền thống học tập từ gia đình 40 12.1
2 Áp lực của cha mẹ 59 17.8
3 Gia đình động viên học tập 130 39.3
4 Kinh tế gia đình khó khăn 77 23.3
5 Ý kiến khác 25 7.6
Bảng thống kê này cho thấy sự ảnh hưởng của gia đình các em học sinh đối với động cơ học tập của các em cũng không giống nhau và rất đa dạng. Có 130 lượt chọn sự ảnh hưởng tới động cơ học tập của mình là do gia đình động viên học tập, có tỷ lệ 39.3%. Tiếp đến là có 77 lượt chọn sự ảnh hưởng là do kinh tế gia đình khó khăn, tỷ lệ 23.3%. Tiếp theo, có 59 lượt chọn sự ảnh hưởng là do áp lực của cha mẹ, có tỷ lệ 17.8%. Có 40 lượt chọn sự ảnh hưởng là do truyền thống học tập từ gia đình, có tỷ lệ 12.1%. Cuối cùng, có 25 lượt chọn sự ảnh hưởng không phải là các yếu tố kể trên, có tỷ lệ