I. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHCTĐống Đa
1. Về phía nhà nớc
2.1. kiến nghị đối với NHCTViệt Nam
Để CNH-HĐH đất nớc thì phải tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp KTNQD và quốc doanh bình đẳng trên mọi lĩnh vực , nhất là trong lĩnh vực cho vay vốn của ngân hàng nhng phạm vi qui định của món vay của giám đốc NHCTcũng gây ra sự phân biệt đối xử đối với các thành phần kinh tế.
Đối với khách hàng là tổng công ty, đợc cho vay nhiều nhất là 30 tỉ đồng cho một dự án
Đối với khách hàng là thành viên của tổng công ty, đợc cho vay nhiều nhất là 20 tỉ đồng cho một dự án
Đối với khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đợc cho vay nhiều nhất là 5 tỉ đồng cho một dự án
Mức phán quyết này thể hiện một sự phân biệt đối xử rất rõ ràng giữa KTNQD và kinh tế quốc doanh. Với mức phán quyết là năm tỉ thì khách hàng ngoài quốc doanh có muốn vay nhiều cũng sẽ rất phiền hà, mất thời gian( vì phải xin ý kiến cấp trên). qui định này gần nh là một sự thu hẹp đối với cho vay KTNQD. Thiết nghĩ rằng chỉ tiêu này nên đợc điều chỉnh ở một mức độ nào đó để khuyến khích các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có cơ hội mở mang nguồn vốn để thực hiện đợc nhiều hơn các dự án trung và dài hạn.
2.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nớc Việt Nam.
Tăng cờng kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng nhà nớc đối với các NHTM
Hiện nay, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ theo xu h- ớng khu vực hóa và quốc tế hoá , cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật , hệ thống NHCT đang phát triển mạnh mẽ. Các hoạt động kinh doanh tiền tệ- tín dụng ngày càng phức tạp, đa dạng, tinh vi và thời gian giao dịch nghiệp vụ ngày càng rút ngẵn. Vì vậy, đôi khi chính ngân hàng không kiểm soát đợc hoạt động
của mình , mà rủi ro tín dụng thì luôn luôn tồn tại. Một rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng thờng mang tính chất dây chuyền và mức độ thiệt hại rất lớn nh vụ khủng hoảng tiền tệ ở Châu á từ tháng 7/1997 đến nay mới đợc vực dậy. Vậy cần thành lập một hệ thống giám sát từ xa các hoạt động của các NHTM nói chung và NHCT Đống Đa nói riêng để nắm bắt kịp thời tình trạng của mỗi ngân hàng. Bên cạnh các chỉ tiêu đã qui định cụ thể nh : không cho một khách hàng vay quá 15% vốn tự có và quĩ dự trữ của ngân hàng, d nợ của 10 khách hàng không vợt quá 30% tổng d nợ, tỉ lệ nợ quá hạn nhỏ hơn 5% tổng d nợ, thì còn phải xem xét hệ số bù đắp rủi ro,hệ số đảm bảo khả năng chi trả. Kết hợp với giám sát từ xa là thanh tra tại chỗ để xếp loại ngân hàng, công bố các chỉ tiêu tài chính. Đổi mới qui trình nghiệp vụ, công nghệ thanh tra ngân hàng là nâng cao nghiệp vụ của cán bộ thanh tra ngân hàng là mặt nhỏ của quá trình thanh tra.
Từ những phân tích trên cho thấy, muốn phòng ngừa rủi ro tín dụng , không những phải thực hiện tốt các biện pháp trên mà còn tổ chức các đợt thanh tra của ngân hàng nhà nớc với các NHTM . NHCT Đống Đa cũng vậy- thanh tra của ngân hàng nhà nớc phải tiến hành tính các hệ số rủi ro và hệ số khả năng thanh toán của ngân hàng một các thờng xuyên để biết đợc tình hình hoạt động và nợ quá hạn của NHCT Đống Đa, đây là mối quan hệ hai chiều, NHCT Đống Đa cũng phải không ngần ngại để thanh tra, kiểm tra để từ đó tìm ra chỗ yếu của mình cũng nh nguyên nhân của nợ quá hạn KTNQD tìm ra biện pháp khắc phục rủi ro tín dụng với KTNQD.
3.Tăng cờng và mở rộng hoạt động bảo hiểm tín dụng
Có thể tiếp cận bảo hiểm tín dụng theo ba nội dung: bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm cho tài sản làm đảm bảo nợ vay đã đợc các tổ chức bảo hiểm ở Việt Nam áp dụng. Còn bảo hiểm riêng cho đầu t vốn ở Việt Nam thì cha đợc thực thi. Nh vậy, cần xúc tiến thực thi bảo hiểm cho đầu t vốn để giúp cho NHCT Đống Đa nói riêng và các NHTM nói chung có “giá đỡ” cho việc đầu t vốn tín dụng, hơn nữa trong tình hình hiện nay cha có loại hình bảo hiểm này thì cần:
Một là , các tổ chức bảo hiểm có những qui định buộc các ngân hàng th- ơng mại tham gia bảo hiểm đối với các khoản tín dụng có rủi ro gia tăng hoặc các khoản vay lớn ở mức độ nhất định.
Hai là , có những qui định buộc các khách hàng của ngân hàng mua bảo hiểm tín dụng khi họ không có tài sản đảm bảo, có tài sản đảm bảo ở mức độ thấp hoặc mua bảo hiểm cho những tài sản đảm bảo dễ bị rủi ro nh là các phơng tiện chuyên chở .
Mặt khác , nên thành lập các tổ chức chuyên hoạt động về bảo đảm tín dụng. Theo kinh nghiệm của Thái Lan hay của Malaixia , Hàn Quốc… thì nên tổ chức mô hình này. Nh ở Malaixia, năm 1972 thành lập” Liên đoàn công cộng và đảm bảo tín dụng” hay ở Hàn Quốc, năm 1976 thành lập” Quĩ đảm bảo tín dụng “ là cơ quan luật pháp đặc biệt, mức phí phải đảm bảo trên dới 1% tổng mức rủi ro.
Tham gia bảo hiểm tín dụng là một biện pháp mang tính nguyên tắc cần phải có trong kinh doanh tín dụng. Nhng trong điều kiện hiện nay, hoạt động bảo hiểm tín dụng cha đợc hình thành nên không thể chuyển toàn bộ những rủi ro cho cơ quan bảo hiểm ; kể cả những trờng hợp phát sinh thêm chi phí. Để hạn chế rủi ro tín dụng , khi áp dụng giải pháp này trớc khi đầu t có thể kí hợp đồng với cơ quan kiểm toán độc lập… đòi hỏi này hiện nay hoàn toàn có thể thực hiện đợc ở nớc ta. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng lại cha áp dụng nhiều, cụ thể là hiện nay các tổ chức tín dụng có thể thành lập công ty kiểm toán độc lập hoạt động trong môi trờng đầu t của tổ chức tín dụng, phục vụ trực tiếp kinh doanh tín dụng. Khi có rủi ro tín dụng, công ty này có thể đủ sức gánh chịu một phần trách nhiệm của mình mà không gây ảnh hởng đến mặt bằng kinh doanh của tổ chức tín dụng. Vậy tăng cờng bảo hiểm tín dụng để hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay KTNQD là cần thiết.
Kết luận
Trong bối cảnh nền kinh tế đang từng bớc chuyển sang cơ chế thị trờngcó sự quản lí của nhà nớc, hoạt động tín dụng ngoài quốc doanh của NHCT Đống Đa nói riêng và của các NHCT nói chung đang còn nhiều vấn đề mới cần đợc nghiên cứu và triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu , áp dụng các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay thành phần KTNQD một vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm góp phần giảm bớt tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tạo điều kiện để NHCT Đống Đa tồn tại và phát triển trong môi trờng cạnh tranh của nền kinh tế thị trờng.
Trên cơ sở vận dụng các phơng pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu phạm vi nghiên cứu đề tài đã hoàn thành đợc các nhiệm vụ đề ra.
Nhất định với những điều kiện cần thiết và các giải pháp đồng bộ đã đa ra,cùng với sự nỗ lực cố gắng của toàn bộ cán bộ nhân viên, NHCT Đống Đa sẽ dần dần khắc phục đợc nợ quá hạn đối với thành phần KTNQD và vững bớc đi lên xứngđáng với vị trí của mình nh Đại hội Đảng đã xác định:”Ngân hàng là trung tâm tiền tệ- tín dụng thanh toán trong các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy sản xuất có hiệu quả, góp phần ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam”
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHCT Đống Đa, năm 1999- 2001.
2. Giáo trình “ Lí thuyết tài chính tiền tệ “, tập I của trờng ĐHKTQD. Xuất bản năm 1996.
3. Hỏi đáp về các qui định giao dịch bảo đảm và bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng. Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 2000.
4. Quyết định 04/NH-QĐ ngày 08/8/1991về việc cho vay vốn đối với các thành phần kinh tế của thống đốc Ngân hàng Nhà nớc.
5. Nghị định của Chính phủ số 178 /1999/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
6. NHCT, Edward W.Reed và Edward K.Grill, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993.
7. Nguyễn Hữu Thân, Phơng pháp bảo hiểm và phòng ngừa rủi ro,nhà xuất bản Thông tin , năm 1991.
Bảng các chữ viết tắt
KTNQD Kinh tế ngoài quốc doanh
NHCT Ngân hàng Công thơng
NHTM Ngân hàng thơng mại