7. Kết cấu của luận văn
2.3.4. Tổ chức các phong trào, hoạt động phù hợp gắn với từng đối tượng thanh niên
để thanh niên hoà mình vào cuộc sốnớiinh hoạt đời thường, chứng kiến, thấu hiểu những mất mát, khó khăn, thiếu thốn, vất vả của những đối tượng cần được sự hỗ trợ về nhiều mặt từ những tấm lòng, những tình cảm và trách nhiệm của cá nhân và xã hội. Bằng nhận thức, tình cảm, lương tâm của mỗi con người mà từ đó hình thành nên những giá trị đạo đức trong họ. Đó là một trong nhiều cách thức để việc giáo dục đạo đức cho thanh niên đạt hiệu quả cao.
2.3.4. Tổ chức các phong trào, hoạt động phù hợp gắn với từng đối tượng thanh niên thanh niên
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công tác đoàn, phong trào thanh thiếu niên Thanh Hoá đã có sự đổi mới về nội dung, phương thức đáp ứng ngày càng tốt hơn công tác tập hợp thanh niên, huy động thanh niên vào quá trình phát triển quê hương, đất nước. Bên cạnh việc đòi hỏi nâng cao tính giáo dục, tính định hướng của các phương tiện thông tin báo chí, truyền hình, các sản phẩm văn hoá, nghệ thuật thì việc định hướng, tổ chức các hoạt động thoả mãn nhu cầu văn hoá, vui chơi giải trí cho thanh niên, tạo điều kiện cho thanh niên tham gia sáng tạo là điều rất cần thiết. Trong những năm gần đây Đài phát thanh và truyền hình Thanh Hoá đã xây dựng rất nhiều chương trình mang tính giáo dục cao như: tổ chức các cuộc thi Tuổi trẻ tài năng, Người đẹp xứ Thanh, Âm vang xứ Thanh,...với những nội dung mang tính giáo dục đạo đức, truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử của dân tộc và của địa phương. Các cuộc thi này đã được rất nhiều bạn trẻ tham gia và nhiệt tình hưởng ứng, mang lại những giá trị nhân văn, nhân bản sâu sắc và tích cực. Báo Thanh Hoá dành nhiều bài viết về các gương điển hình, tiên tiến trong lao động, học tập, nghiên cứu và ứng dụng khoa học. Các buổi tập hợp thanh niên với những gương mặt xuất sắc để biểu dương, khen ngợi, khích lệ, động viên tinh thần cũng như cổ vũ họ tiếp tục phát huy và đạt thành tích cao hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực. Đây là những
hoạt động mang ý nghĩa to lớn góp phần giáo dục và tự giáo dục hình thành nhân cách và những phẩm chất đạo đức cho thanh niên.
Việc tổ chức tốt các phong trào, hoạt động sẽ tạo cơ hội cống hiến và trưởng thành thuận lợi cho tất cả mọi đoàn viên thanh niên. Những phong trào lớn như tuổi trẻ giữ nước và thanh niên lập nghiệp được phát động khắp nơi và gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Nổi lên là phong trào thanh niên tình nguyện đã khơi đúng mạch nguồn nhiệt huyết, thắp sáng các hoài bão và ước mơ của thanh niên. Nhân rộng và phát huy phong trào này là biện pháp tốt nhất để lôi cuốn thanh niên vào đời sống văn hoá lành mạnh. Đó cũng là liều thuốc kháng sinh giúp cho thanh niên có sức đề kháng tốt tránh xa các tệ nạn xã hội và tạo được khoảng cách an toàn với các âm mưu lôi kéo, kích động lừa gạt của kẻ thù.
Tập hợp đoàn kết thanh niên là hạt nhân để thanh niên gửi gắm niềm tin, là môi trường tốt để thanh niên cống hiến và trưởng thành, đem sức lực tuổi thanh xuân của mình đóng góp vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Phát hiện, bồi dưỡng tôn vinh, tuyên truyền, giới thiệu và nhân rộng các điển hình tiên tiến, xuất sắc trên các lĩnh vực của đời sống xã hội là một loại hình hoạt động có hiệu quả.
Đa dạng hoá các hình thức tập hợp thanh niên. Giáo dục thanh niên nói chung và giáo dục đạo đức cho thanh niên nói riêng sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi nó được tiến hành trong một tổ chức. Do vậy, ngoài tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên, Hội Học sinh, sinh viên... cần có những hình thức khác sinh động hơn, phù hợp hơn như Câu lạc bộ Thanh niên, Nhà Văn hoá thanh niên... Sự phát triển sâu rộng các hình thức tổ chức tập hợp thanh niên, một mặt biểu hiện trình độ văn hoá chính trị cao, mặt khác sẽ tạo điều kiện để thanh niên tiếp thu sự giáo dục này.
Để tổ chức tốt các phong trào và hoạt động nhằm giáo dục đạo đức cho thanh niên và mang hiệu quả cao thì việc tổ chức các hình thức hoạt động này phải hợp lý cả về thời gian, không gian, tránh tổ chức quá nhiều hình thức, nhiều hoạt động ảnh hưởng đến thời gian lao động và học tập của thanh niên. Việc tổ
chức các hoạt động này còn phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của thanh niên, không nên quá nặng nề, khô cứng nhưng cũng không nên quá hời hợt thiếu sâu sắc.. Sự đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, sâu sắc về ý nghĩa của các phong trào, hoạt động được tổ chức phải được coi là mục tiêu hàng đầu. Có như vậy chúng ta với đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của thanh niên và đạt được mục đích giáo dục đạo đức cho thanh niên qua các hoạt động xã hội đó.
Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay cần đánh giá một cách đúng đắn, khách quan và khoa học về tình hình đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá đồng thời, quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với công tác giáo dục đạo đức cho thanh niên trong toàn xã hội. Xem giáo dục đạo đức là vấn đề luôn luôn cần thiết, đòi hỏi sự quan tâm của các cấp, các ngành, của mọi lực lượng giáo dục, mọi tổ chức giáo dục và của mỗi gia đình.
Kinh tế thị trường một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tinh thần, hình thành những phẩm chất đạo đức phù hợp với xã hội, mặt khác dưới tác động tiêu cực từ mặt trái của nó, kinh tế thị trường cũng cản trở sự hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức của con người. Do vậy, một mặt, phải xây dựng những nội dung giáo dục đạo đức phù hợp, thiết thực. Cần kết hợp hài hoà các giá trị đạo đức cả truyền thống và hiện đại. Có những hình thức và biện pháp phù hợp để tác động và giáo dục thanh niên. Mặt khác, phải khắc phục những mặt còn hạn chế trong đạo đức và giáo dục đạo đức, phát huy hơn nữa những thành tích đã đạt được trong giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá góp phần xây dựng con người mới, phát triển quê hương giàu mạnh.
Để thực hiện được những yêu cầu trên cần có những giải cụ thể như đã nêu và thực hiện các giải pháp đó một cách đồng bộ sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện hay góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội, ổn định xã hội, tạo ra một thế hệ thanh niên đủ năng lực và phẩm chất đạo đức phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH quê hương, đất nước.
KẾT LUẬN
Thanh niên là đối tượng thu hút sự quan tâm của toàn thể cộng đồng xã hội, bởi thế hệ trẻ hôm nay là tương lai của dân tộc. Chuyển đổi xã hội trong những năm qua đã và đang chi phối không nhỏ đến đến đạo đức của thế hệ thanh niên. Thế hệ trẻ ngày hôm nay đã nhanh chóng bắt nhịp với đời sống hiện đại, trưởng thành nhanh hơn, song cũng phải đương đầu với những vấn đề phức tạp
của cuộc sống. Để có được nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH đất nước, bên cạnh việc thường xuyên tạo mọi điều kiện, cơ hội tốt nhất để nâng cao trình độ khoa học - kỹ thuật nắm bắt công nghệ mới hiện đại, cần phải quan tâm đúng mức đến công tác giáo dục đào tạo trong đó có giáo dục đạo đức, tư tưởng, lối sống cho thanh niên. Đó là yêu cầu khách quan, cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Từ khi Đảng và Nhà nước ta chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, quá trình chuyển đổi kinh tế đó đã từng bước tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật cho việc phát huy tính tích cực, năng động của mọi tầng lớp nhân dân, trong đó có thanh niên. Bên cạnh mặt tích cực, nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ nhiều hạn chế, điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của thanh niên.
Thanh niên Thanh Hoá ngày nay được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất có nhiều nét đặc thù về điều kiện tự nhiên, giàu truyền thống lịch sử, văn hoá và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, nhưng cũng không ít khó khăn, thách thức.
Suốt chiều dài lịch sử, trong mọi thời kỳ cách mạng, thanh niên Thanh Hoá luôn luôn có vai trò quan trọng và có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước. Tuổi trẻ ở Thanh Hoá được tôi luyện trong thử thách của chiến tranh, trong lao động sản xuất, trong đấu tranh chống thiên tai...Theo đó, những phẩm chất đạo đức như: anh dũng, kiên cường, cần cù, sáng tạo, nhân ái, tình nghĩa... được hình thành và khẳng định với sắc thái riêng của vùng quê và con người Thanh Hoá.
Ngày nay, tuổi trẻ Thanh Hoá đã và đang tiếp tục cống hiến tài năng và sức lực của mình cho sự tồn tại và phát triển đất nước. Song, bên cạnh đó tuổi trẻ Thanh Hoá đang chịu ảnh hưởng từ mặt trái của nền kinh tế thị trường. Thực trạng đạo đức và giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho đối tượng này. Để nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho thanh niên ở Thanh Hoá cần thực hiện đồng bộ, hệ thống
và toàn diện các hệ giải pháp về kinh tế - xã hội, giáo dục đào tạo và văn hoá tinh thần nhằm tạo ra thế hệ thanh niên vừa "hồng" vừa "chuyên" đáp ứng yêu cầu mới của xã hội./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Tuyết Ba (2003), "Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay", Tạp chí triết học, (10).
2. Ban Văn hoá tư tưởng Trung ương (2002), Văn hoá với thanh niên,
Thanh niên với văn hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Doãn Thị Chín (2004), Vấn đề giáo dục đạo đức truyền thống cho
sinh viên Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
4. Nguyễn Trọng Chuẩn (2001), "Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức",
Tạp chí Triết học, (9).
5. Nguyễn Trọng Chuẩn - Nguyễn Văn Phúc (2003), "Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, (1).
6. Vũ Đảm (2003), "Từ tư tưởng Hồ Chí Minh xác định lý tưởng của thanh niên hiện nay", Tạp chí Thanh niên, (13).
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện hội nghị lần thứ IV Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thức VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện hội nghị lần thứ V Ban
chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thức IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Báo cáo hội nghị lần thứ X Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thức X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2001), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
14. Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh
Thanh Hoá lần thứ XVI, Nhà in Báo Thanh Hoá.
15. Phạm Ngọc Định (1999), "Giáo dục đạo đức rèn luyện nếp sống văn hoá cho sinh viên", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, (11).
16. Nguyễn Khoa Điềm (2002), "Công tác văn hoá cho thanh niên phải là mối quan tâm của toàn xã hội", Tạp chí Tư tưởng văn hoá (12).
17. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (1997), Văn kiện Đại hội
Đoàn toàn quốc lần thứ VII, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
18. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2002), Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VIII, Nxb
Thanh niên.
19. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (2002), Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hoá lần thứ X, Nxb Thanh Hoá.
20. Phạm Văn Đồng (1998), Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa dân tộc, trí
tuệ thời đại, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
21. Phạm Mạnh Hà (2002), "Những nguyên nhân chủ quan chủ yếu của tình trạng suy thoái đạo đức ở nước ta hiện nay", Tạp chí Triết học, (3).
22. Đỗ Lan Hiền (2002), "Vấn đề xây dựng đạo đức trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường", Tạp chí Triết học, (4).
23. Nguyễn Phương Hồng (1997), Thanh niên học sinh và sinh viên với
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
24. Trương Thị Hợp (2004), "Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên - nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách", Tạp chí Thanh niên, (8).
25. Đỗ Huy (2002), "Cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi đạo đức cá nhân", Tạp chí Triết học, (2).
26. Bùi Quang Huy (2004), "Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cho thanh niên", Tạp chí Thanh niên, (11).
27. La Quốc Kiệt (2003), Tu dưỡng đạo đức tư tưởng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Nguyễn Thế Kiệt (1996), "Công cuộc đổi mới và định hướng giá trị đạo đức cho sinh viên hiện nay", Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh, (6).
29. Vũ Khiêu (2003), "Sự suy thoái đạo đức và giải pháp của chúng ta", Tạp chí Tâm lý học, (9).
30. Thanh Lê (2004), Giáo dục lối sống nếp sống mới, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.
31. V.I. Lênin (1961), Toàn tập, Tập 31, Nxb Sự thật, Mátxcơva.
32. Nguyễn Ngọc Long (2001), "Kết hợp chặt chẽ giáo dục lý luận với xây dựng đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo quản lý", Tạp chí Lý
luận chính trị, (4).
33. Nguyễn Ngọc Long (2001), Giáo trình đạo đức học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34. Nguyễn Ngọc Long - Nguyễn Thế Kiệt (2004), Đạo đức học Mác
-Lênin, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
35. Bùi Sĩ Lợi (2002), Phát triển nguồn nhân lực của Thanh Hoá đến
năm 2010 theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
36. C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin (1982), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên.
37. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Hồ Chí Minh (1980), Bàn về thanh niên, Nxb Thanh niên. 40. Hồ Chí Minh (1980), Về giáo dục thanh niên, Nxb Sự thật.
41. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
43. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà